Lịch sử giao diện Android: Từ HTC Sense đến CyanogenOS, One UI,…
Hiện nay, Android là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất trên thế giới.
Với tính chất sử dụng mã nguồn mở, Android được các hãng sản xuất tùy biến rất nhiều về giao diện để tạo dấu ấn riêng. Dưới đây là lịch sử hình thành các loại giao diện Android được trang Pocket-lint tổng hợp.
Bước khởi đầu
Hãy quay trở lại năm 2008, thời điểm iOS đã ra mắt được một năm, T-Mobile G1 (hay HTC Dream) ra mắt với tư cách chiếc smartphone Android đầu tiên trên thế giới. Android khi đó còn rất thô sơ và cũng thiếu một vài tinh chỉnh giống như hệ điều hành RIM trên điện thoại BlackBerry Bold vẫn còn rất hùng mạnh lúc bấy giờ.
HTC được cho là có tầm ảnh hưởng lớn nhất với Android trong những ngày đầu. Sau mẫu G1, HTC ra mắt chiếc Hero vào năm 2009 với điểm nhấn quan trọng – HTC Sense. Giao diện dựa trên Android mới của HTC trở nên đặc trưng nhờ sử dụng nhiều các widget trên màn hình chính, nhiều trang chủ, kết hợp mạng xã hội và thời tiết.
Tuy nhiên, cùng với việc mang lại nhiều cải tiến cho người dùng, HTC Sense cũng được cho là nguyên nhân khiến điện thoại chạy chậm hơn. Vì vậy, đến năm 2011, HTC đã mở khóa bootloader để người dùng có thể tự mod ROM dễ dàng hơn.
Thời kỳ mod ROM
Như đã đề cập ở đầu bài viết, do đặc tính của Android là sử dụng mã nguồn mở, đông đảo người dùng và giới lập trình viên đã thỏa sức sáng tạo ra những bản ROM khác nhau dành cho Android. Trong đó, CyanogenMod là phiên bản được biết đến nhiều nhất, rất thích hợp cho người dùng muốn tăng hiệu suất thiết bị hoặc sử dụng các tính năng chưa được Google phát hành.
CyanogenOS – bản thương mại của CyanogenMod đã được cài đặt trên một số phiên bản của chiếc OnePlus One vào năm 2014 trước khi OnePlus ra mắt hệ điều hành Oxygen vào năm 2015. OPPO cũng từng cung cấp Cyanogen Mod như một giải pháp thay thế cho ColorOS trên OPPO N1.
Video đang HOT
ROM tùy chỉnh thường được xem là “vị cứu tinh” cho điện thoại đời cũ vì cộng đồng Android có thể thêm vào tính năng khi máy không còn được nhà sản xuất hỗ trợ về phần mềm. Dù đã biến mất vào năm 2016, nhiều bản mod của Cyanogen vẫn còn được sử dụng khá phổ biến trên thị trường.
TouchWiz ra đời cùng với Galaxy S thế hệ đầu tiên vào năm 2010. Sau đó, nó dần được cải tiến thành Experience UX và gần đây nhất là One UI.
Song song với sự phát triển của Android, Samsung đã tự mình phát triển các hệ điều hành có tên Bada và Tizen nhằm giảm sự lệ thuộc vào hệ điều hành của Google.
Không những vậy, công ty Hàn Quốc còn trình làng công cụ trợ lý ảo Bixby như một giải pháp thay thế Google Assistant và tiếp tục sửa đổi toàn bộ Android trên mỗi thiết bị mà họ phát hành – dấu hiệu cho thấy rất rõ việc Samsung muốn cung cấp trải nghiệm phần mềm thay vì chỉ là nhà sản xuất phần cứng.
Theo Pocket-lint, Samsung đang là hãng có giao diện Android phù hợp và đầy đủ tính năng nhất, trong khi các đối thủ Trung Quốc đôi lúc gặp phải nhiều vấn đề về UX (user experience – trải nghiệm người dùng).
Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2010, ngoài việc chạy trên điện thoại Xiaomi, ROM MIUI còn được tích hợp vào thiết bị của Samsung, Sony hay HTC.
Do mâu thuẫn giữa chính phủ Trung Quốc và Google hồi năm 2014, tất cả các dịch vụ Google đã bị cấm tại quốc gia đông dân nhất hành tinh khiến Xiaomi phải loại bỏ và thay thế bằng ứng dụng của chính họ đối với các sản phẩm dành cho thị trường nội địa.
Gần đây, Xiaomi gây bất ngờ với những chiếc smartphone chạy Android One (Android gốc) như Mi A2 hay Mi A2 Lite. Tuy nhiên, MIUI đã có hơn 300 triệu người dùng hoạt động theo thống kê vào năm 2017. Vì vậy, chắc chắn Xiaomi vẫn sẽ trung thành với giao diện mà họ đã phát triển trong gần 10 năm nay.
Huawei với Emotion UI
Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012, Emotion UI được Richard Yu – Giám đốc điều hành Huawei tuyên bố có “hàng trăm cải tiến” so với Android gốc, mang lại thứ “cảm xúc” mà phần mềm của Google không có và kiên quyết từ chối ý tưởng về những thiết bị cung cấp trải nghiệm Android nguyên bản.
Emotion UI sau này trở thành EMUI được sử dụng trên những thiết bị Huawei và Honor ngày nay. Cũng giống như Samsung, Huawei muốn làm chủ trải nghiệm phần mềm. Tuy gần đây đã dần áp dụng các tính năng gần gũi hơn với Android gốc, họ vẫn sẽ kiên trì gắn bó với EMUI.
OxygenOS – Android ít tùy biến được đánh giá cao
OxygenOS trên điện thoại OnePlus là một trong những giao diện phù hợp hơn với sự phát triển của Android. Trong nhiều trường hợp, điện thoại OnePlus có lợi thế là được cập nhật nhanh chóng và hỗ trợ bởi một cộng đồng rộng lớn.
Đồng thời, OnePlus cũng thường làm tốt công việc giữ cho điện thoại cài đặt OxygenOS chạy nhanh, giúp OxygenOS được đánh giá cao trong số những giao diện tùy biến dành cho Android.
Motorola Motoblur
Motoblur ra mắt trên Moto Dext/Cliq vào năm 2009 đã cố gắng kết hợp nhiều thứ giống như mạng xã hội lại với nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất về cuộc sống số cho người dùng. Không những vậy, Motorola còn muốn kết hợp dịch vụ Synergy của Palm và Universal Inbox của BlackBerry.
Thế nhưng, Motoblur không tồn tại được lâu khi Motorola chia tách các bộ phận trong công ty vào năm 2011. Sau đó, Motorola Mobility trở thành một phần của Google vào năm 2012 rồi chuyển sang thuộc Lenovo vào năm 2014.
Liệu tương lai sẽ thuộc về điện thoại thuần Android?
Giao diện tùy biến có những ưu và nhược điểm nhất định. Về mặt tích cực, nó tạo nên sự đa dạng cho thị trường và bản sắc riêng cho từng nhà sản xuất. Bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ trong trường hợp thay đổi thương hiệu.
Còn ở chiều hướng tiêu cực, giao diện tùy biến được “điểm mặt chỉ tên” như là nguyên nhân của độ trễ khi hoạt động, điện thoại bị cài nhiều phần mềm vô dụng không thể gỡ bỏ và người dùng phải chờ đợi rất lâu để nhận được bản Android mới nhất.
Kể từ năm ngoái, mọi chuyện đang có chiều hướng tốt hơn với sự xuất hiện của Android One – chương trình hợp tác giữa Google với các nhà sản xuất. Bây giờ, Android đã trở nên hiện đại hơn với nhiều tính năng hữu ích, các ứng dụng của Google cũng được tách ra và cập nhật thường xuyên bất kể phiên bản hệ điều hành lõi.
Điều này khiến chúng ta có cảm giác như giao diện tùy biến không thực sự bổ sung nhiều thứ ngoại trừ sự chậm trễ trong khâu cập nhật phần mềm. Kể từ khi trở lại dưới sự chèo lái của HMD Global, Nokia đã trung thành với Android One và cung cấp các bản cập nhật hệ điều hành nhanh hơn nhiều so với Samsung.
Nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu cho sự kết thúc của giao diện Android tùy biến? Có lẽ là không. Samsung và Huawei sử dụng giao diện riêng, và họ cũng đang là 2 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới.
Theo Thế Giới Di Động
Smartphone màn hình gập và Galaxy S10 cùng ra mắt
Samsung có thể sẽ ra mắt smartphone màn hình gập cùng siêu phẩm Galaxy S10 vào ngày 20/2 tới đây.
Samsung đăng video teaser trên Twitter với chú thích: "Tương lai của di động sẽ được mở ra vào ngày 20 tháng 2 năm 2019". Video không có thông tin gì về thiết bị mà chỉ có các dòng chữ "tương lai mở ra". Trước đó, đầu tháng này, công ty khoe smartphone màn hình gập trong đoạn video quảng bá để giúp người dùng phần nào hình dung về thiết bị.
Được biết, smartphone màn hình gập của Samsung hiện đang có mã Galaxy Fold, sở hữu màn hình có mật độ điểm ảnh đạt 420 ppi, độ phân giải đạt 840 x 1.960 khi gập lại và 1.536 x 2.152 khi mở rộng ra. Khi gập lại để sử dụng ở chế độ điện thoại, màn hình sẽ có kích thước 4,58 inch, tỷ lệ 21:9. Ở chế độ mở rộng, sử dụng như một chiếc máy tính bảng, kích thước màn hình sẽ đạt 7,3 inch, tỷ lệ 4,2:3.
Bên cạnh đó, hãng cũng trang bị cho máy giao diện One UI mới, thể hiện nội dung hay sử dụng nhất ở nửa dưới của màn hình, giúp các thao tác một tay trở nên tự nhiên và thuận tiện hơn.
Theo nghe nhìn vn
Samsung One UI có giao diện camera gần giống iPhone Sắp tới muốn quay video hay chụp ảnh trên giao diện mới lại mất thêm một bước nữa Nếu như đang sử dụng giao diện Samsung Experience hiện tại trên những chiếc máy Samsung, khi mở camera, bạn có thể chuyển rất nhanh giữa việc chụp ảnh hay quay video do chúng có 2 phím bấm riêng biệt. Giao diện mới (trái) giống...