Lịch sử đẫm nước mắt của bóng đá Việt Nam ở các kỳ SEA Games
Tính từ năm 2001, thời điểm bóng đá nam SEA Games bắt đầu giới hạn độ tuổi cầu thủ xuống còn U23, các lứa đội tuyển Việt Nam đã không ít lần áp sát chức vô địch. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta đều để vụt mất vinh quang một cách đáng tiếc.
Và sau đây, hãy cùng GOAL điểm qua hành trình của bóng đá nước nhà ở các kỳ Đại hội thể thao khu vực trong 20 năm qua.
SEA Games 21 – 2001 | Thời điểm chuyển giao thế hệ
Từ SEA Games 21, bóng đá nam chỉ được dành cho lứa cầu thủ trong độ tuổi U23. Lần đầu bước ra sân chơi châu lục với sự thiếu vắng của những tên tuổi thuộc thế hệ vàng, U23 Việt Nam đã thể hiện phong độ thi đấu vô cùng kém cỏi.
Với những gương mặt non trẻ trong đội hình như Tô Đức Cường hay Thạch Bảo Khanh, đội bóng áo đỏ sớm kết thúc kỳ đại hội với hai trận thua trước Indonesia và Malaysia, qua đó ra về ngay sau vòng bảng.
SEA Games 22 – 2003 | Những tiếng thở dài tiếc nuối ở Mỹ Đình
Năm 2003 là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một sự kiện thể thao lớn của khu vực. Và môn bóng đá nam cũng để lại những dư vị cảm xúc khó tả.
Sự thăng hoa đến từ đôi chân của “cậu bé vàng” Văn Quyến đã nhiều lần giúp U23 Việt Nam vượt khó, trước những thử thách đến từ Indonesia và Malaysia. Ở trận chung kết, Quyến lại ghi bàn, nhưng những nỗ lực của anh và đồng đội là không đủ để giúp Việt Nam có thể tạo ra cuộc lật đổ trước Thái Lan.
Thất bại 1-2 ở trận đấu cuối, đoàn quân của HLV Alfred Riedl đành ngậm ngùi nhận tấm HCB.
SEA Games 23 – 2005 | “Đại án Bacolod” khép lại kí ức buồn
Video đang HOT
U23 Việt Nam đến với Philippines để đòi lại những gì đã mất với người Thái. Khởi đầu suôn sẻ ở vòng bảng và cũng không quá khó khăn để đánh bại Malaysia ở bán kết để vào chơi trận tranh HCV với Thái Lan.
Thế nhưng, trước ngưỡng cửa thiên đường, đoàn quân của HLV Riedl lại thêm một lần ngậm đắng khi chịu thua tâm phục khẩu phục 0-3 trước đối thủ.
Trở về từ giải đấu, người hâm mộ tiếp tục bàng hoàng đón tin nhiều trụ cột đã thông đồng tổ chức bán độ trong trận gặp U23 Myanmar. Kết quả sau đó thì ai cũng đã rõ…
SEA Games 24 – 2007 | Lời chia tay trong cay đắng của HLV Riedl
Với lực lượng gồm các cầu thủ trẻ vừa mới thử lửa ở Asian Cup 2007 (lần đầu trong lịch sử vào đến tứ kết), những tưởng U23 Việt Nam sẽ chia tay “thầy Riedl” bằng một cái kết hoàn hảo.
Tuy nhiên, cuộc đời không như là mơ, U23 Việt Nam ngay trận bán kết đã bất ngờ thúc thủ trước U23 Myanmar, khiến chiến lược gia người Áo gãy ghế ngay sau trận đấu.
Như một kết quả tất yếu, không có HLV trưởng dẫn dắt, U23 Việt Nam như rắn mất đầu, thi đấu bạc nhược và để thua với tỷ số đậm 0-5 trước Singapore ở trận tranh HCĐ.
SEA Games 25 – 2009 | Giấc mơ dang dở trên đất Lào
Trong lịch sử tham dự SEA Games của các lứa ĐT bóng đá Việt Nam, đây là kì đại hội để lại nhiều tiếc nuối nhất cho người hâm mộ. Bởi U23 Việt Nam đã trải qua hành trình đầy thăng hoa xuyên suốt từ vòng bảng đến hết trận bán kết.
Thế nhưng đến trận chung kết gặp Malaysia, thầy trò HLV Henrique Calisto lại không thể chạm đến ngưỡng cửa thiên đường khi để thua đối thủ 0-1 bằng sai lầm hàng thủ ở các phút cuối.
Thất bại cay đắng khiến hàng triệu con tim người hâm mộ Việt Nam vỡ òa trong vô vọng…
SEA Games 26 – 2011 | Falko Goetz thất bại với triết lý bóng đá Đức
Sau Weigang, HLV Goetz được kì vọng sẽ đưa bóng đá Việt Nam trở lại với tinh thần của người Đức. Ở kì SEA Games được tổ chức tại Indonesia, U23 Việt Nam đã khởi đầu suôn sẻ ở vòng bảng, nhưng đến bán kết lại nhận thất bại toàn diện trước chủ nhà Indonesia.
Trận tranh HCĐ sau đó với Myanmar, đội cũng nhận thất bại tan nát 1-4, qua đó kết thúc giải đấu với thành quả là con số 0 tròn trĩnh. Như một hệ lụy tất yếu, VFF sau đó đã lập tức quyết định sa thải HLV Falko Goetz chỉ sau 6 tháng hợp đồng.
SEA Games 27 – 2013 | Thành tích đáng quên ở Myanmar
Bóng đá Việt Nam ở giai đoạn 2012-13 lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện, cả về định hướng phát triển lẫn thành tích thi đấu quốc tế. Để tạo ra luồng sinh khí mới, lãnh đạo nền bóng đá quyết định đưa HLV nội Hoàng Văn Phúc lên nắm quyền.
Tuy nhiên cơn khủng hoảng vẫn không có dấu hiệu chấm dứt. Tại SEA Games 27, U23 Việt Nam chỉ giành được hai chiến thắng trước Lào và Brunei, còn lại là hai thất bại trước Singapore và Malaysia, qua đó sớm chia tay giải đấu sau vòng bảng.
SEA Games 28 – 2015 | Bức tranh nhiều cảm xúc đến từ Miura
Kì SEA Games 28 ập đến khi bóng đá nước nhà đang có dấu hiệu phục hưng, dưới bàn tay của chiến lược gia Nhật Bản, Toshiya Miura. Sau khi thi đấu thăng hoa ở vòng bảng, U23 Việt Nam bất ngờ để sảy chân trước U23 Myanmar ở trận bán kết, trong 90 phút mà hàng công đã bỏ lỡ vô số cơ hội ghi bàn đáng tiếc.
Lỡ hẹn với cơ hội đoạt HCV thêm lần một lần nữa, thầy trò Miura đành tự an ủi mình bằng chiến thắng chiếc HCĐ sau chiến thắng “hủy diệt” 5-0 trước U23 Indonesia ở trận tranh hạng Ba.
SEA Games 29 – 2017 | Cái kết buồn cho “lứa U19 thần thánh”
SEA Games 29 trên đất Malaysia là cơ hội cuối để lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… thỏa giấc mộng “hái vàng” Đại hội thể thao khu vực cho bóng đá nước nhà. Nhận được nhiều kì vọng là vậy, song đoàn quân của HLV Nguyễn Hữu Thắng đã không thể vượt lên chính mình khi lần lượt nhận kết quả hòa và thua ở hai trận cuối vòng bảng (trước Indonesia và Thái Lan), qua đó sớm chia tay giải đấu trong nỗi thất vọng tột cùng.
Thất bại này cũng là dấu mốc quan trọng, mở ra một chu kì thành công hiện tại, dưới bàn tay màu nhiệm của HLV Park Hang-seo.
Theo PV (Goal/VN)
ĐT Việt Nam 4 năm bất bại sân nhà, UAE run sợ vì chiến tích "khủng"
Lép vế UAE về thành tích đối đầu, ĐT Việt Nam vẫn tự tin đánh bại đối thủ nhờ chuỗi thành tích cực kì ấn tượng trên sân nhà.
Sau những màn trình diễn ấn tượng ở vòng loại thứ 2 World Cup khu vực châu Á, ĐT Việt Nam sẽ đối diện với thử thách thực sự mang tên UAE. Dù chỉ xếp thứ 3 bảng G, đại diện đến từ Tây Á vẫn được xem là ứng viên nặng ký nhất cho tấm vé vào vòng loại cuối cùng. Trong quá khứ, Việt Nam cũng hoàn toàn lép vế đối thủ này khi chỉ thắng 1/4 cuộc chạm trán.
4 năm qua, ĐT Việt Nam chưa từng nếm mùi thất bại trên sân nhà
Tuy nhiên, thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn tự tin vào khả năng gây sốc khi được thi đấu trên "chảo lửa" Mỹ Đình. Bên cạnh đó, nhà vô địch AFF Cup 2018 còn sở hữu thành tích sân nhà "khủng" mà ngay cả các đội bóng lớn cũng phải thèm muốn.
Đã 4 năm trôi qua, kể từ trận thua 0-3 trước Thái Lan thuộc khuôn khổ vòng loại World Cup 2018 vào ngày 13/10/2015, ĐT Việt Nam chưa biết mùi thất bại trên sân nhà. Chuỗi thành tích đó bao gồm 15 trận, thắng 10, hòa 5, trải dài qua 3 triều đại HLV trưởng: Nguyễn Hữu Thắng (7 trận), Mai Đức Chung (1 trận, tạm quyền) và Park Hang Seo (7 trận).
Đáng nói hơn, 11/15 trận được diễn ra trên SVĐ Mỹ Đình (2 trận trên sân Thống Nhất, 2 trận trên sân Hàng Đẫy).
"Nạn nhân" của Việt Nam đều thuộc dạng sừng sỏ như Malaysia, Indonesia, Triều Tiên, Philippines hay Jordan, Syria - hai đại diện đến từ Tây Á.
Tất nhiên không phải trận đấu nào cũng là kỷ niệm đẹp với ĐT Việt Nam. Ngày 7/12/2017, đoàn quân do HLV Nguyễn Hữu Thắng dẫn dắt bị Indonesia cầm hòa 2-2 và dừng bước đầy cay đắng tại bán kết AFF Cup (thua 1-2 ở lượt đi trên sân đối thủ).
Chắc chắn UAE chưa quên trận cầu trên sân Mỹ Đình ở lượt trận mở màn vòng bảng Asian Cup 2007. Hai bàn thắng của Quang Thanh và Công Vinh không chỉ giúp Việt Nam giành chiến thắng 2-0 chung cuộc, mà còn khơi màn cho giải đấu thành công rực rỡ với thầy trò HLV Alfred Riedl (vượt qua vòng bảng và chỉ dừng bước tại tứ kết trước nhà vô địch Iraq).
Theo Đỗ Anh (Khám Phá)
U22 Việt Nam "săn vàng" SEA Games 30: Nỗi sợ tổn thất lực lượng Đặt mục tiêu giành HCV tại kỳ SEA Games lần này, nhưng thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn phải nhớ phía trước của họ là giải đấu U23 châu Á 2020 và vòng loại World Cup 2022. Bất kỳ một chấn thương nào mà các cầu thủ gặp phải ở giải "ao làng" cũng sẽ là tổn thất không hề nhỏ cho...