Lịch sử cuộc chạy đua Nga – Mỹ tại Bắc Cực
Khi căng thẳng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ leo thang ở Bắc Cực sau Thế chiến II, Liên Xô từng xây dựng một sân bay nổi ngoài khơi Alaska để đề phòng kịch bản chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra.
Các nhà thám hiểm Xô viết đầu tiên đến xây dựng Trạm Bắc cực 2 (Ảnh: TASS).
Ngày 2/4/1950, hơn 70 năm trước, ở ngoài khơi phía bắc eo biển Bering (gần bờ biển Mỹ), trạm Bắc Cực-2 (SP-2) đã bắt đầu hoạt động, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Cực Bắc. Trong một thời gian dài, không ai hay biết gì về cuộc thám hiểm khoa học này trong lịch sử nghiên cứu về Bắc Cực và Nam Cực của Liên Xô mà chỉ có một vài mẩu thông tin bị rò rỉ trên báo chí.
Mãi tới thời kỳ hậu Xô Viết, thông tin về SP-2 mới được công chúng biết đến một cách công khai. Đáng chú ý là ngay cả hiện nay, trên Wikipedia, trạm cực Bắc này chỉ được nói đến qua một đoạn thông tin ngắn cùng với danh sách các thành viên của đoàn thám hiểm mà không hề đề cập đến các chuyên gia khác đã ghé thăm SP-2.
Tháng 8/1945, Mỹ thả hai quả bom hạt nhân xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản. Vụ tấn công không chỉ nhằm vào Nhật Bản, mà còn được xem là sự răn đe Liên Xô bằng một loại vũ khí siêu hủy diệt mới. Do đó, ngay khi Thế chiến II kết thúc, Liên Xô buộc phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa – tổ chức nhóm các lực lượng vũ trang tại các vùng tiếp cận gần nhất với biên giới Mỹ để chống lại sự xâm lược có thể. Chukotka là một khu vực như thế, nằm trên đất Liên Xô, chỉ cách Mỹ 86 km.
Máy bay LI-2 của Liên Xô tại Bắc Cực (Ảnh: TASS).
Chính tại Chukotka, vào ngày 14/9/1945, trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng Dân ủy Liên Xô, Stalin đã ra lệnh phải tạo ra một “nắm đấm quân sự” mạnh mẽ. Ngay lúc đó, Liên Xô đã bí mật xây dựng gần Alaska một số sân bay quân sự làm bàn đạp cho các loại máy bay vận tải và máy bay ném bom chiến lược hạng nặng mới Tu-4. Một số sân bay được xây dựng ở Chukotka, vậy còn những sân bay khác nằm ở đâu?
Kinh nghiệm của các nhà thám hiểm vùng cực trong cuộc thám hiểm đầu tiên của Liên Xô “Bắc Cực-1″ năm 1937, cũng như những bài học rút ra từ vụ cứu hộ tàu Treliuskin bị băng phá hủy năm 1934, đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quân sự. Khi đó, các máy bay đến để sơ tán người đã hạ cánh ngay trên băng. Và những tảng băng dày có chiều rộng nhiều km hoàn toàn phù hợp với điều kiện cho máy bay lên xuống.
Cần phải nói rõ là băng ở Bắc Băng Dương thường có độ dày khoảng 3-4 m. Đôi khi, có chỗ băng dày tới 5-7 m. Tuy nhiên, các nhà thám hiểm vùng cực có kinh nghiệm cho biết, tuy rất hiếm nhưng vẫn có những hòn đảo băng dài rộng hàng chục km, có lớp băng hình thành từ nhiều năm, đôi khi dày tới 30 m. Việc đầu tiên là phải đi tìm những hòn đảo băng này, mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy chúng ngay lập tức. Theo quy định, máy bay vận tải quân sự Li-2 của Liên Xô phải bay đi trinh sát, và nếu các phi công từ trên không nhận thấy nơi nào máy bay hạng nặng có thể cất và hạ cánh được thì họ sẽ hạ cánh xuống đó trước.
Video đang HOT
Tiếp theo sau sẽ là vấn đề của công nghệ. Một chiếc máy bay vận tải khác được điều động chở đến vài chiếc xe địa hình được trang bị các phương tiện dọn dẹp đường băng để sử dụng sau này. Đây là cách Liên Xô tạo ra một sân bay quân sự bí mật để cho các máy bay chiến đấu, máy bay vận tải lên xuống và trong đó có cả những máy bay ném bom được cho là có thể mang bom nguyên tử đến New York, Washington và các thành phố khác của Mỹ nếu chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra.
Đội quân xây dựng sân bay trên đảo băng (Ảnh: TASS).
Căn cứ không quân với trụ sở chính là trạm SP-2 – được đặt trên một tảng băng. Từ căn cứ này, Liên Xô lên kế hoạch tiến hành kiểm soát và điều phối các cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra. Vì vậy, một tảng băng phù hợp với diện tích 7 km2 đã được lựa chọn. Về sau, Liên Xô lại lên kế hoạch tìm một tảng băng nữa thậm chí còn lớn hơn.
Viktor Mikhailovich đã tìm được một hòn đảo băng có diện tích gần 100 km2, rộng 6,5 km và dài 15 km. Nhưng đến thời điểm đó, SP-2 đã không còn tồn tại vì trung tâm điều phối các chuyến bay của Liên Xô đã được chuyển đến một nơi khác. Hòn đảo băng khổng lồ đã nhanh chóng bị Mỹ chiếm giữ. Mỹ đã gửi đến đó một đoàn thám hiểm hòa bình gồm các nhà hải dương học, nhà khí tượng học, nhà địa vật lý, nhà thám hiểm địa cực và các chuyên gia quân sự công khai dưới sự bảo trợ của Không quân Mỹ.
Người Mỹ đã dựng lên trạm T-3 ở đó. Cuộc thám hiểm đến khu vực diễn ra vào năm 1952 do viên sĩ quan không quân John Fletcher dẫn đầu. Người Mỹ không giấu giếm việc căn cứ T-3 chỉ có mục đích quân sự thuần túy. Mục tiêu của nó là tạo ra một nhóm máy bay mang vũ khí hạt nhân trên đảo.
Sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin qua đời năm 1953, quan hệ căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ đã lắng dịu phần nào. Sự đối đầu ở Bắc Cực đã có phần lắng xuống và các sân bay nổi không còn mang tính chất quân sự hóa công khai.
Khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev lên nắm quyền, thời kỳ của tên lửa đã được thúc đẩy. Sự phát triển của Bắc Cực dần diễn ra theo một hướng khác, hòa bình hơn.
CIA muốn gì từ chiến dịch mang tên "Bàn chân lạnh"?
Một trong những chiến dịch khét tiếng của CIA chống phá Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh có tên "Bàn chân lạnh", nhằm tìm kiếm những bí mật quân sự tại các trạm nghiên cứu của Liên Xô ở Bắc Cực.
Trạm nghiên cứu Bắc Cực 9 (NP-9) của Liên Xô (Ảnh: Sputnik).
Khởi nguồn của chiến dịch "Bàn chân lạnh"
Báo Nga RBTH số cuối tháng 6/2021 cho biết, trong thời Chiến tranh Lạnh, Cục Tình báo liên bang Mỹ (CIA) đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho các chiến dịch cực lớn để nhằm chống phá Liên Xô, thành trì xã hội chủ nghĩa một thời, để khai thác các bí mật quân sự vào bất cứ lúc nào, trong đó có các trạm nghiên cứu khoa học của Liên Xô ở Bắc Cực.
Ngày 8/5/1962, đặc vụ Mỹ đã nhảy dù từ pháo đài bay ném bom B-17, đáp xuống Severny Polyus-8 (North Pole-8, hay NP-8), một trạm nghiên cứu của Liên Xô trên một tảng băng trôi ở Bắc Băng Dương trong khuôn khổ chiến dịch lạ mang tên Operation Coldfeet (Chiến dịch Bàn chân lạnh - OC).
Theo Bách khoa thư mở, các trạm nghiên cứu nổi của Liên Xô tại Bắc Cực thường được gọi là Trạm băng trôi. Các trạm được đặt tên là Cực Bắc 1, 2... (viết tắt là NP 1,2...)
Các trạm NP thực hiện chương trình nghiên cứu phức tạp quanh năm trên các lĩnh vực đại dương, như nghiên cứu băng, khí tượng, địa vật lý, thủy văn, sinh vật biển... Trung bình, mỗi trạm NP tiến hành 600-650 phép đo độ sâu đại dương, 3.500-3.900 phép đo khí tượng phức tạp, 1.200-1.300 phép đo nhiệt độ và thăm dò nước biển để phân tích hóa học, và 600-650 lần phóng khinh khí cầu nghiên cứu. Từ trường, tầng điện ly, băng và các quan sát khác cũng được thực hiện tại đây.
Các phương tiện của Liên Xô tại một căn cứ ở Bắc Cực (Ảnh: Getty).
Trạm NP hiện đại giống như một khu định cư mini với nhà ở, phòng dành cho các thiết bị khoa học. Thông thường, một trạm NP bắt đầu hoạt động vào tháng 4, duy trì trong 2 hoặc 3 năm cho đến khi băng trôi đến Biển Greenland. Các nhà thám hiểm địa cực được thay thế hàng năm và kể từ năm 1937, có khoảng 800 người đã làm việc tại các trạm NP.
Các trạm đầu tiên sử dụng năng lượng băng trôi làm phương tiện khám phá khoa học về Bắc Cực có nguồn gốc từ năm 1937, khi trạm đầu tiên North Pole-1 bắt đầu đi vào hoạt động. North Pole-1 ra đời ngày 21/5/1937, cách Bắc Cực khoảng 20 km, do Otto Schmidt chỉ huy. NP-1 hoạt động trong 9 tháng, trong thời gian này băng trôi được 2.850 km. Vào tháng 2/1938, tàu phá băng của Liên Xô Taimyr và Murman đã đưa 4 nhà thám hiểm ra khỏi trạm và những người này ngay lập tức trở nên nổi tiếng, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Họ gồm nhà sinh vật học thủy văn Pyotr Shirshov, nhà địa vật lý Yevgeny Fyodorov, nhà phóng xạ Ernst Krenkel và thủ lĩnh của họ là Ivan Papanin.
Kể từ năm 2000, việc tìm một tảng băng phù hợp để đóng trại trở nên khó khăn do hiện tượng ấm lên toàn cầu, và một số trạm đã phải sơ tán sớm vì băng tan nhanh bất ngờ. Năm 2008, người ta thay các trại băng bằng một tàu nghiên cứu để làm trụ cột. Sau gần một thập niên cân nhắc, năm 2017 hợp đồng đóng tàu trạm đã được trao cho nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg. Tàu dạng một sà lan tự hành chống băng lớn, trọng lượng rẽ nước gần 10.000 tấn, đã ra đời. Tàu có tuổi thọ hoạt động tự động trong 2-3 năm, được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại và được đưa vào hoạt động năm 2020.
CIA và chiến dịch "Bàn chân lạnh"
Máy bay do thám B-17 của Mỹ tham gia chiến dịch Bàn chân lạnh (Ảnh: RBTH).
Theo RBTH , đầu những năm 1960, CIA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) đã tiến hành cuộc săn lùng các trạm nghiên cứu trên băng của Liên Xô mà Mỹ cho răng trên đó lắp đặt các thiết bị phát hiện tàu ngầm của Mỹ qua âm thanh vọng.
Ban đầu, mục tiêu nhắm tới của Hải quân Mỹ (USN) là trạm NP-9, được một máy bay trinh sát phát hiện vào tháng 5/1961. Tuy nhiên, do ở quá xa nên dự án đã bị dừng lại. Đến đầu năm 1962, trạm NP-8 đã tình cờ được phát hiện gần căn cứ Không quân Canada ở Resolute Bay nên đây là cơ hội để USN tiếp tục dự án.
Khi chiến dịch Bàn chân lạnh được bắt đầu, CIA gặp không ít khó khăn do tàu phá băng không thể di chuyển được, còn máy bay trực thăng lại ở quá xa trạm NP-8, việc hạ cánh trên băng trôi nổi cũng rất nguy hiểm. Cuối cùng, USN quyết định dùng dù để thả các đặc vụ từ trên xuống, mặc dù chưa tìm được cách quay trở lại máy bay thế nào. Để giải quyết tình thế, CIA quyết định sử dụng hệ thống thường được áp dụng tại vùng đất của đối phương. Ban đầu, kế hoạch này có tên Skyhook, ra đời cuối thập niên 50. Skyhook thực chất là dùng một khinh khí cầu nhỏ chứa heli, một dây nâng 150 mét và một chiếc máy bay có khả năng bay tầm thấp. Khi khinh khí cầu bay lên độ cao cần thiết, các đặc vụ được "móc treo" vào khí cầu bằng dây nâng và đợi trên mặt đất. Khi máy bay tiếp cận sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để gom các đặc vụ, còn khinh khí cầu được thả ra, người được tời tự động cuốn lên máy bay.
Đặc nhiệm Mỹ trước khi được thả xuống Bắc Cực (Ảnh: RBTH).
Chiến dịch Bàn chân lạnh được bắt đầu từ tháng 5/1961, khi viễn cảnh một trạm băng của Liên Xô thu hút sự quan tâm của Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR). Năm 1961, ONR đã thiết lập một mạng lưới giám sát âm thanh trên một trạm trôi của Mỹ để theo dõi các tàu ngầm của Liên Xô. Nên ONR cho rằng Liên Xô cũng sẽ dùng hệ thống tương tự để theo dõi các tàu ngầm Mỹ khi chúng đi qua vùng băng ở vùng cực. Ngoài ra, ONR còn muốn so sánh các nỗ lực của Liên Xô trên các trạm trôi dạt với các hoạt động của Mỹ.
Theo đại úy John Cadwalader, người chỉ huy chiến dịch Bàn chân lạnh, kế hoạch được hoàn tất vào tháng 9/1961, mục tiêu nhắm tới là trạm NP- 9 nằm trong bán kính 970 km của căn cứ không quân Mỹ tại Thule, Greenland.
ONR đã chọn hai người để thực hiện nhiệm vụ là thiếu tá James Smith, thuộc Không quân Mỹ (USAF). Smith là một lính dù giàu kinh nghiệm và là nhà ngôn ngữ học người Nga, từng phục vụ trên các Trạm trôi Alpha và Charlie của Mỹ. Người thứ hai là trung úy Leonard A. LeSchack, cựu chuyên gia địa vật lý ở Nam Cực, từng tham gia thiết lập hệ thống giám sát trên T-3 vào năm 1960. Hai người được đào tạo cùng phi hành đoàn P2V Neptune giàu kinh nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm hàng không Hải quân Mỹ ở Patuxent River, bang Maryland.
Vào ngày 28/5/1962, hai người trên được pháo đài bay B-17 do phi công Connie Seigrist và Douglas Price lái được thả xuống trạm NP -8. Ngay lập tức họ khám phá, thu thập thông tin. Đúng như dự đoán của USN, các nhà khoa học Liên Xô đã rời khỏi NP-8 mà không kịp mang theo tất cả các thiết bị. Kết quả, sau 3 ngày tìm kiếm, hai đặc vụ Mỹ đã phát hiện hơn 80 tài liệu, thu thập các mảnh vụn vặt từ các thiết bị mà Liên Xô bỏ lại, chụp được trên 100 bức ảnh. Do không có người nên "chiến lợi phẩm" được đưa lên máy bay một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào, duy chỉ gặp khó khăn là gió lớn nên vất vả.
Đặc biệt, đặc vụ Mỹ còn phát hiện Liên Xô đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu khí tượng và hải dương vùng cực. Ngoài ra, Mỹ còn thu được bằng chứng cho thấy Liên Xô đã sử dụng thiết bị phát hiện âm thanh của tàu ngầm Mỹ.
"Những gì thu thập được cho thấy Liên Xô có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chống ngầm. Đây là những tài liệu giá trị không chỉ với Mỹ mà còn rất quan trọng đối với chính phủ Liên Xô", tổng chỉ huy chiến dịch, đại tá John Cadwalader, cho hay.
Nga - Trung cam kết hợp tác về bảo mật dữ liệu Nga tán thành sáng kiến về bảo mật dữ liệu do Trung Quốc dẫn đầu, dấu hiệu hợp tác mới nhất giữa hai quốc gia láng giềng. Trong một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tuần này, hai bên đồng ý tăng cường hợp tác về không gian...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga

3 sinh viên tử vong thương tâm trong vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng

Giới khoa học trấn an về thông tin chủng virus corona mới có thể xâm nhập tế bào người

Lý giải việc người Ireland sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn

Tòa án Mỹ cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump giải thể USAID

Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới

Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Liban kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân đội và yêu cầu Israel hoàn tất rút quân

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Lật thuyền chạy trốn phiến quân ở Congo, 22 người thiệt mạng

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!
Netizen
16:59:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
Sao việt
16:00:08 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh
Hậu trường phim
15:45:44 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi
Trắc nghiệm
15:36:50 22/02/2025
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người
Sao thể thao
15:33:57 22/02/2025
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?
Nhạc việt
15:14:31 22/02/2025
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới
Du lịch
15:05:14 22/02/2025