Lịch sử Công an có bao nhiêu lãnh đạo mang cấp hàm Đại tướng?
Sau khi ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an được Chủ tịch nước thăng cấp hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng, tính đến nay lịch sử của ngành mới chỉ có 4 trường hợp giữ cấp hàm cao nhất này.
Đại tướng Mai Chí Thọ (ảnh Bộ Công an).
1. Người đầu tiên có cấp hàm Đại tướng của lực lượng Công an nhân dân là ông Mai Chí Thọ (1922 -2007). Ông tên thật là Phan Đình Đống, quê Nam Định; tham gia cách mạng từ năm 1936; vào Đảng năm 1939; vào Công an nhân dân năm 1945.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V, VI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI; đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII. Ông làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) từ 1986 -1991. Ông được thăng cấp hàm Đại tướng vào năm 1989.
Đại tướng Lê Hồng Anh khi còn công tác (ảnh IT).
2. Người thứ hai được phong Đại tướng trong ngành Công an là ông Lê Hồng Anh. Ông sinh năm 1949, quê Kiên Giang. Ông làm Bộ trưởng Bộ Công an từ 2002 đến 2011. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, X, XI; đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.
Trường hợp ông Lê Hồng Anh khá đặc biệt, bởi trước khi trở thành Bộ trưởng ông không phải người trưởng thành từ ngành Công an.
Video đang HOT
Ông từng làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Năm 2002 ông làm Bộ trưởng Bộ Công an, được phong hàm Đại tướng vào năm 2015.
Năm 2011, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) ông nghỉ hưu.
Đại tướng Trần Đại Quang (ảnh Bộ Công an).
3. Trường hợp thứ ba được phong hàm Đại tướng Công an là ông Trần Đại Quang. Ông sinh năm 1956, từ trần năm 2018. Đại tướng Trần Đại Quang có quá trình công tác và trưởng thành từ lực lượng Công an. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII
Trong quá trình công tác ông từng giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Thứ trưởng Bộ Công an.
Năm 2011, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng cấp hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng năm 2012. Tháng 4.2016, ông được Quốc hội khóa XIII bầu giữ chức Chủ tịch nước; Đến tháng 7.2016, ông được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tháng 9.2018, ông từ trần khi đang đương nhiệm.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an (ảnh TTXVN).
4. Trường hợp thứ tư được thăng hàm Đại tướng là ông Tô Lâm (thăng hàm tháng 1.2019). Ông sinh năm 1957, quê Hưng Yên. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Đại tướng Tô Lâm là cán bộ trưởng thành trong lực lượng Công an, trong quá trình công tác ông từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh; Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 4.2016, ông được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Tháng 7.2016, ông được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy tính đến nay, ngành Công an có 4 trường hợp lãnh đạo mang cấp hàm Đại tướng. Lãnh đạo cao nhất của ngành qua các thời kỳ gồm: ông Lê Giản, ông Trần Quốc Hoàn, ông Phạm Hùng, Đại tướng Mai Chí Thọ, Thượng tướng Bùi Thiện Ngộ, Thượng tướng Lê Minh Hương, Đại tướng Lê Hồng Anh, Đại tướng Trần Đại Quang, nay là Đại tướng Tô Lâm.
Ngày thành lập Công an nhân dân là 19.8.1945.
Theo Danviet
15 Cục của Bộ Công an được bao nhiêu cấp phó hàm Thiếu tướng?
Sáng nay (20.11), với 85,77% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân (CAND - sửa đổi), Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt (ảnh quochoi.vn).
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CAND (sửa đổi).
Theo ông Võ Trọng Việt, một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị quy định tiêu chí, số lượng Trung tướng, Thiếu tướng, vị trí cụ thể giao Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể cấp bậc hàm cao nhất của từng chức vụ trong Luật.
"Tiếp thu chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, ý kiến ĐBQH và để phù hợp với chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy trong CAND theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát quy định số lượng vị trí từng cấp tướng; nguyên tắc, tiêu chí xác định vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng. Đối với đơn vị đã rõ và thực hiện ổn định trên cơ sở kế thừa Luật CAND năm 2014 thì quy định cụ thể ngay trong Luật. Đối với đơn vị mới được hình thành sau khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy thì việc xác định cấp bậc hàm cấp tướng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí và giao UBTVQH quy định. Việc giao UBTVQH quy định như dự thảo Luật cũng bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, kế thừa quy định hiện hành; căn cứ số lượng, nguyên tắc, tiêu chí đã được Quốc hội xác định, UBTVQH quy định cụ thể từng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng để bảo đảm chặt chẽ, linh hoạt trong tổ chức thực hiện", ông Việt cho biết.
Có ý kiến nhất trí quy định số lượng cấp tướng trong CAND. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc tăng số lượng cấp tướng khi đã thu gọn đầu mối, cần tính toán phù hợp với tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cấp tướng phải gắn với quân số nhất định. Do đó, đề nghị cân nhắc số lượng vị trí có trần cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng.
Một số ý kiến đề nghị xác định số lượng vị trí cấp tướng trong CAND phù hợp với mô hình tổ chức hiện tại và bảo đảm tương đồng về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng trong Quân đội nhân dân.
UBTVQH thấy rằng, mặc dù quy mô tổ chức của Bộ Công an được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối nhằm hướng tới mục tiêu chuyên sâu, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhưng chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc không thay đổi. Việc xác định số lượng vị trí chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng phải xuất phát từ nhu cầu chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH và nghiên cứu, kế thừa số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng của Luật CAND hiện hành đã được cấp có thẩm quyền cho ý kiến, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Ban soạn thảo, Bộ Công an rà soát vị trí có nhu cầu cấp bậc hàm cấp tướng theo mô hình tổ chức của Bộ Công an hiện nay để quy định như dự thảo Luật. Theo đó, qua rà soát thì số lượng vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng đã giảm so với quy định hiện hành.
Về số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng: Theo quy định của Luật CAND hiện hành thì có 2 đơn vị (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) có số lượng cấp phó có cấp bậc hàm cấp tướng không quá 4, cấp tổng cục số lượng cấp phó không quá 5. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Công an tổ chức lại bộ máy không còn các tổng cục, các đơn vị cấp cục được sáp nhập trên cơ sở nhiều cục khác nhau mà cục trưởng các cục này đã được Luật CAND hiện hành quy định có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc chỉ đạo điều hành chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm sự cân đối về số lượng cấp phó của 2 Bộ Tư lệnh và một số cục hiện nay sau khi sáp nhập được giao thực hiện nhiệm vụ của nhiều cục trước đây, UBTVQH đề nghị quy định số lượng cấp phó có cấp bậc hàm Thiếu tướng của 2 Bộ Tư lệnh và 15 đơn vị cấp cục không quá 4, các đơn vị còn lại không quá 3.
Có ý kiến đề nghị bỏ tiêu chí xác định cấp bậc hàm Trung tướng "có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức không thay đổi hoặc thay đổi theo hướng quy mô lớn hơn kể từ ngày 6.8.018"; một số ý kiến đề nghị cân nhắc tiêu chí để xác định cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh; đề nghị bổ sung một số tiêu chí cụ thể: có vị trí chiến lược, phức tạp và quan trọng về an ninh, trật tự.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng nguyên tắc, tiêu chí xác định các chức vụ có cấp bậc hàm cấp tướng bảo đảm tương xứng giữa cấp bậc hàm với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm số lượng cấp tướng trong CAND; đồng thời, chỉnh lý các nguyên tắc, tiêu chí như quy định của dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.
Theo Danviet
Thông báo của Ban tổ chức Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang Theo thông báo của Ban tổ chức Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tính đến 17 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, có tổng số khoảng 1.500 đoàn trong nước và quốc tế với số lượng ước tính khoảng 50.000 người đến viếng. Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước...