Lịch sử biện pháp cách ly tránh để dịch bệnh lây lan
Tại tỉnh Hồ Bắc ở Trung Quốc, hàng chục thành phố, trong đó có Vũ Hán đã phải phong tỏa để tránh lây lan dịch viêm phổi do virus Corona mới.
Việc cách ly kiểm dịch này từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tránh lây lan bệnh.
Trong thập niên 1890, những người từ Thụy Sĩ đến Italia đã bị cách ly để đảm bảo họ không nhiễm bệnh tả. Ảnh: NPR
Khi bệnh dịch hạch tràn qua châu Âu trong thế kỷ 14, thành phố Venice của Italia đã ban hành quy định mọi tàu biển phải thả neo trong 40 ngày sau đó thủy thủ và hành khách mới được phép lên bờ. Thời điểm thả neo chờ đợi này được gọi là “quarantino” bắt nguồn từ tiếng Italy dành cho số 40.
Giáo sư Mark Harrison tại Đại học Oxford (Anh) cho biết chưa rõ khái niệm 40 ngày tại Venice bắt nguồn từ đâu, nhưng một khả năng đó là trích dẫn từ kinh thánh từ câu chuyện chúa Jesus đã dành 40 ngày và 40 đêm trong thiên nhiên.
Trải qua quãng thời gian dài, quá trình cách ly kiểm dịch này được giảm ngắn lại nhưng vẫn giữ vai trò then chốt trong hạn chế bùng phát dịch trên toàn cầu.
Trong khoảng thời gian từ tháng 9-12/1665, 42 cư dân của ngôi làng Eyam ở Derbyshire đã chết vì bệnh dịch hạch thể hạch. Đến tháng 6/1666, mục sư mới được bổ nhiệm Willliam Mompesson quyết định làng Eyam nên bị cách ly phong tỏa, không cho phép ai được ra vào làng. Ông Willliam Mompesson đảm bảo người dân làng sẽ nhận được nguồn cung thực phẩm nếu đồng ý với việc bị phong tỏa.
Tháng 8 năm đó, ngôi làng Eyam trải qua đỉnh dịch với 5-6 người chết mỗi ngày. Đến tháng 11, số ca mắc giảm dần, điều này cho thấy việc phong tỏa đã phát huy tác dụng.
Ngày nay, lệnh cách ly phong tỏa thường do chính phủ hoặc các cơ quan y tế quyết định.
Tại San Francisco năm 1900, người nhập cư Trung Quốc đã bị cách ly sau khi một người đàn ông trong cộng đồng này chết tại khách sạn vì mắc dịch hạch. Cảnh sát đã chăng dây và lập rào quanh một khu vực của Chinatown. Người dân khu vực này phải theo quy tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chỉ có cảnh sát và nhân viên y tế được pép vượt qua rào ra vào nơi này.
Đài BBC (Anh) dẫn lời ông Harrison nhận định rằng chính dịch SARS năm 2002-2003 đã khởi đầu cho thời kỳ mới trong kiểm soát dịch bệnh lây nhiễm.
Video đang HOT
Những người mắc SARS khi đó phải cách ly. Chính phủ Trung Quốc cảnh cáo bỏ tù bất cứ ai vi phạm luật cách ly và gây lây nhiễm SARS. Dịch SARS đã lan từ Trung Quốc tới thành phố Toronto (Canada) khiến 44 người thiệt mạng và vài trăm người bị nhiễm. Khi đó, Canada ra quy định cách ly với gần 100 người liên quan đến 1 trường hợp nhiễm SARS. Do vậy, Toronto có 250 ca nhiễm SARS nhưng khoảng 30.000 người đã phải đến bệnh viện hoặc không thể ra khỏi nhà.
Ông Harrison đánh giá: “Trong thời điểm dịch SARS năm 2003 lan sang nhiều quốc gia khác, các hình thức cách ly được áp dụng triệt để. Những phương thức này được coi góp phần ngăn chặn dịch bệnh thêm tồi tệ. Một trong những bài học mà chúng ta rút được đó là chiến thành dành cho biện pháp y tế công cộng theo phong cách cũ”.
Hà Linh
Theo Báo Tin tức
Đại dịch 'Cái chết đen' lan từ Trung Quốc sang châu Âu?
Trước tiên, họ cảm thấy đau toàn thân rồi thấy hạch nổi lên, ho ra máu, cuối cùng, nhiều người tử vong.
Nhân viên một trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung Quốc mặc đồ bảo hộ trước khi bước vào phòng thí nghiệm giám sát dịch hạch ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hôm 28/8/2019. Ảnh: VCG.
Đó là cách người ta từng miêu tả về đại dịch "Cái chết đen" - dịch hạch bắt đầu tràn qua châu Âu trong thế kỷ 14, giết chết tới 60% dân số châu lục này trong một trong những đại dịch tồi tệ nhất lịch sử loài người, CNN đăng bài ngày 24/11.
Ngày nay, nhiều người nghĩ rằng, dịch hạch chỉ còn tồn tại trong sách lịch sử. Đó là một biểu tượng đen tối thời Trung cổ, trước khi các bác sĩ biết đến sự tồn tại của virus, vi khuẩn.
Nhưng trong tháng này, 3 người ở Trung Quốc mắc hai thể bệnh dịch hạch khác nhau. Điều này cho thấy, dịch hạch không còn là một vấn đề nghiêm trọng như xưa nhưng cũng không phải chỉ là quá khứ.
Tranh cãi về nguồn gốc, cách thức lây bệnh
Loài người phải đối mặt 3 đợt bùng phát dịch hạch trên diện rộng trong 2.000 năm qua, khiến gần 200 triệu người tử vong.
Đại dịch lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ 6, trong thời kỳ trị vì của hoàng đế Byzantine Justinian đệ nhất. Đại dịch lần thứ hai (được gọi là Cái chết đen) quét qua châu Âu từ thế kỷ 14. Đại dịch lần thứ ba bắt đầu ở Trung Quốc trong thế kỷ 19 rồi lan sang các nước châu Á khác và Mỹ.
Thời Trung cổ, nhiều người nghĩ rằng, dịch hạch là do Thượng đế gửi tới để trừng phạt tội lỗi của họ. Đến thế kỷ 20, các nhà khoa học chắc chắn rằng, cả ba lần đại dịch đều do vi khuẩn Yersinia pestis có trong bọ chét và các loài động vật có vú cỡ nhỏ gây ra.
Các nhà khoa học biết rằng, có một số chủng Yersinia pestis khác nhau. Loại phổ biến nhất khiến bệnh nhân nổi hạch, viêm phổi.
Nhưng từ những năm 1970 và 1980, các nhà sử học và sinh học bắt đầu chỉ ra rằng, đại dịch lần thứ hai rất khác biệt đại dịch lần thứ ba. Đại dịch lần thứ hai khiến nhiều người chết hơn.
Điều này khiến người ta đặt ra giả thuyết, một loại bệnh khác (không phải dịch hạch) đã gây ra đại dịch "Cái chết đen", ông Winston Black, nhà sử học đang viết sách giải thích các giả thuyết về dịch hạch, nói. "Có giả thuyết cho rằng, đại dịch 'Cái chết đen' không phải do dịch hạch gây ra, mà có thể là do bệnh than hoặc một bệnh gì đó kiểu như Ebola sơ khởi", ông cho biết.
Bước ngoặt xuất hiện vào những năm 2000, khi các nhà khoa học tìm ra cách lấy được chính xác ADN từ những mẫu cổ xưa, bao gồm xương người thời Trung cổ.
Khi phân tích các bộ xương của nạn nhân dịch hạch, các nhà khoa học tìm thấy dấu vết Yersinia pestis, nhà sử học Black nói. Nhưng nếu dịch hạch không khác biệt về gien, tại sao đại dịch lần thứ hai lại gây chết người nhiều đến vậy?
Nhiều người cho rằng, điều kiện vệ sinh kém, nơi ở chật chội thời Trung cổ là nguyên nhân. Nhưng ông Black nói rằng, điều đó vẫn chưa giải thích thỏa đáng vì có những người khác sống trong điều kiện tương tự nhưng không mắc bệnh, không tử vong quá nhanh như vậy.
Khoảng một thập kỷ trước, một số nhà khoa học cho rằng, dịch hạch có thể bắt nguồn từ Đông Á hơn 2.600 năm trước. Theo họ, đại dịch lần thứ hai có khả năng khởi phát ở Trung Quốc rồi lan sang châu Âu qua Con đường Tơ lụa - tuyến đường thông thương thời cổ nối Trung Quốc với châu Âu. Họ cũng cho rằng, dịch hạch có thể đã lan đến châu Phi thông qua chuyến đi của nhà thám hiểm Trung Quốc Trịnh Hòa - người đi vòng quanh thế giới hồi thế kỷ 15.
Tuy nhiên, các nhà khoa học sau đó tìm thấy bằng chứng ADN cho thấy, dịch hạch có thể xuất hiện trước đó từ rất lâu, khoảng 5.000 năm trước ở châu Âu. Vì thế, giả thiết Cái chết đen có thể bắt đầu ở Trung Quốc khó đứng vững, ông Black nói.
Dù đại dịch lần thứ hai thực sự khởi phát từ Trung Quốc thì giả thuyết liên quan nhà hàng hải Trịnh Hòa cũng không khả thi vì nếu tàu của ông này có chuột nhiễm bệnh dịch hạch thì toàn bộ thủy thủ đoàn nhiều khả năng đã chết trước khi họ đến được châu Phi.
Dịch hạch tấn công thành phố Florence của Ý hồi thế kỷ 14. Tranh: Giovanni Boccaccio.
Đại dịch lần ba khởi phát ở Trung Quốc
Nhưng đến đại dịch lần thứ ba thì người ta không còn thắc mắc gì nhiều. Lần này, các nhà khoa học khẳng định, dịch bệnh bắt đầu vào thế kỷ 19 ở Trung Quốc, ngày nay thuộc tỉnh Vân Nam ở khu vực tây nam nước này.
Dịch hạch sau đó lan ra Hong Kong, lúc đó là thuộc địa của Anh, và từ đó sang các khu vực khác của châu Á và Mỹ thông qua các tuyến đường thương mại.
"Không thể phủ nhận con đường bệnh lan truyền từ Trung Quốc ra thế giới bên ngoài", ông Jack Greatrex, người đang học tiến sĩ ở Đại học Hong Kong về lịch sử dịch hạch ở Hong Kong.
Dịch hạch tái xuất ở tỉnh Vân Nam giai đoạn 1986-2005 và vào năm 2016.
Ngày nay, dịch hạch không còn đáng sợ như trước. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tử vong, nhưng có thể chữa trị dễ dàng với thuốc kháng sinh. Sau mấy ca dịch hạch mới được phát hiện ở Trung Quốc, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc nói rằng, nguy cơ lây bệnh là rất thấp, báo Trung Quốc China Daily đưa tin.
Giai đoạn 2010-2015, thế giới có 584 bệnh nhân dịch hạch tử vong, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Riêng năm 2017, thế giới có 219 triệu người mắc sốt rét, trong đó có 435.000 ca tử vong.
Các thanh tra dịch hạch trên một con phố của Hong Kong vào khoảng năm 1890. Ảnh: Getty Images.
GIA BẢO
Theo tienphong.vn
Cậu bé Trung Quốc tặng toàn bộ tiền mừng tuổi để chống virus corona Giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, hành động đẹp của cậu bé 6 tuổi dịp đầu năm nhận được nhiều lời khen ngợi của dân mạng. Ngày 30/1, một cậu bé 6 tuổi ở Phúc Kiến, Trung Quốc tới đồn cảnh sát địa phương để quyên tặng tiền góp phần chống lại dịch virus corona đang lây lan. Sau khi để lại...