Lịch học dày đặc của cô bé 6 tuổi, khi được báo chí phỏng vấn, bé nói đúng 1 câu mà mẹ đứng cạnh lạnh sống lưng
Đài truyền hình sau đó đã tìm đến gia đình cô bé này để phỏng vấn. Khi được hỏi “Con có thích mẹ không”, bé gái 6 tuổi có câu trả lời khiến mọi người và mẹ ngỡ ngàng.
Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con “cá chép hóa rồng”, có một tương lai tốt. Chính vì vậy nhiều cha mẹ cực kỳ đầu tư và o ép chuyện học của con quá mức. Không ít đứa trẻ phải đi học từ sáng đến tối, hết lớp học chính khóa đến ngoại khóa.
Dẫu biết cha mẹ chung quy chỉ muốn tốt cho con. Nhưng đôi khi, cách giáo dục sai lầm có thể khiến con trẻ tổn thương. Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái cũng xấu đi.
Mới đây, một cặp mẹ con ở vùng Giang Nam, Trung Quốc đã khiến nhiều người phải suy xét lại về việc giáo dục con. Cụ thể, hai mẹ con này sống tại thành phố Hàng Châu. Vì gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, khá giả nên người mẹ hết mực đầu tư việc học cho con. Phương châm nuôi dạy của người mẹ là “ươm mầm cây từ nhỏ”.
Cô bé 6 tuổi ngày nào cũng phải tham gia hơn 10 lớp phụ đạo.
Cụ thể cô con gái mới 6 tuổi nhưng đã phải đi học hơn 10 lớp phụ đạo, bắt đầu từ 9h sáng đến 7h tối mỗi ngày. Tuy nhiên sau khi về nhà, cô bé không được nghỉ ngơi mà phải tiếp tục hoàn thành các bài tập cô giáo giao trong ngày. Mỗi khi làm bài, người mẹ đều đứng bên cạnh, không ngừng đốc thúc, nhắc nhở con. Thời gian duy nhất cô bé được nghỉ ngơi thật sự là quãng đường di chuyển từ lớp học này đến lớp khác.
Khi lịch trình một ngày của cô bé được chia sẻ lên mạng xã hội, cư dân mạng không khỏi bàng hoàng và xót xa. Một số người cho rằng, bé gái chẳng khác nào rô bốt, ngày ngày được lập trình sẵn các hoạt động.
Video đang HOT
Khi lịch trình một ngày của cô bé được chia sẻ lên mạng xã hội, cư dân mạng không khỏi bàng hoàng và xót xa.
Đài truyền hình sau đó đã tìm đến gia đình cô bé này để phỏng vấn. Khi được hỏi ” Con có thích mẹ không “, bé gái 6 tuổi có câu trả lời khiến mọi người và mẹ ngỡ ngàng: “Con không thích và không muốn ở cùng mẹ. Mẹ ruột của con chết rồi!” . Sau khi đoạn phỏng vấn được lên sóng, nhiều người đã nhận xét: ” Tạo áp lực quá mức – đây chính là cách phá hủy một đứa trẻ”.
Bé gái ghét mẹ vì bị ép học quá nhiều.
Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ giống như bà mẹ Hàng Châu này. Họ luôn sợ con lớn lên không bằng chúng bạn, không có tính tự giác nên bắt học, kèm cặp quá mức. Tuy nhiên học với cường độ cao có thể không có lợi cho sự phát triển của trẻ, thậm chí còn mang đến tác dụng ngược.
Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều vấn đề phổ biến mà cha mẹ mắc phải. Chẳng hạn như áp đặt ước mơ của mình lên con cái, luôn so sánh con với những đứa trẻ khác, hoặc đôi khi lơ đi tài năng của con. Kết quả là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dần xảy ra những bất động và ngày càng xa cách.
Không ít đứa trẻ từng oán hận cha mẹ của mình. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và trở nên nhút nhát. Đứng trước áp lực cùa cha mẹ, trẻ chỉ biết ngoan ngoãn và không có ý kiến độc lập.
Dẫu biết cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con nhưng chúng ta cần chọn lựa phương pháp giáo dục đúng cách. Đừng để tham vọng của mình đẩy con vào đường cụt…
"Ép con học - căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ": Chia sẻ của một thạc sĩ gửi phụ huynh gây bão mạng xã hội
Tưởng thương con, nhưng hóa ra hành động này lại đang cướp mất quyền được tự quyết định cuộc đời của con.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Nói một cách thật lòng, phụ huynh nào cũng mong con mình học giỏi, con mình được điểm cao. Đó là mong muốn chính đáng và đương nhiên. Tuy nhiên, kỳ vọng là một chuyện, còn ép con phải học ngày học đêm, phải bằng mọi giá để nở mày nở mặt lại là một chuyện khác.
Hằng năm, câu chuyện trẻ lớp 1 bị ép đi học thêm, hay những đứa trẻ lớn hơn sau giờ học ở trường phải vùi đầu tại các trung tâm để học đủ thứ môn học trên đời không có thời gian nghỉ ngơi vẫn được các chuyên gia cảnh báo. Nhưng điểm số và thành tích lung linh vẫn có một "lực hút" mạnh mẽ, khiến nhiều bố mẹ quên mất cả những khía cạnh khác của cuộc sống con cái mình.
Đành rằng điểm số có quan trọng nhưng không phải là tất cả. Tiếc thay, không phải ai cũng hiểu điều này. Liệu có phải các phụ huynh không hiểu, hay họ cố tình không hiểu vì những nguyên nhân nào khác?
Chúng tôi xin được trích dẫn lại bài viết đang được khá nhiều bố mẹ đồng tình của anh Lê Ánh Hồng Hải , một thạc sĩ mỹ thuật để cung cấp thêm một góc nhìn khác cho vấn đề này.
Anh Lê Ánh Hồng Hải, thạc sĩ mỹ thuật đang sinh sống và làm việc tại California (Mỹ).
Ép con học - Căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ
Không hiểu sao bây giờ người ta ép con mình học quá trời quá đất. Tôi đồ rằng một trong những căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ. Vì sao ích kỷ ư? Vì họ đang nghĩ cho chính họ, nghĩ rằng phải học nhiều, lớn lên con mình mới thành đạt, mới làm ông nọ bà kia để mình rạng mặt rỡ mày, mới giàu có mà báo hiếu cho mình. Bậy, rất bậy.
Sự thành công được quyết định bởi rất nhiều thứ khác nữa, chứ không chỉ kiến thức. Đó là sự lanh lợi nhạy bén, là sự tinh tế khôn ngoan, là bản lĩnh, là đạo đức, là ngoại hình... và cả may mắn nữa. Còn chuyện báo hiếu, xin lỗi, không phải đứa con nào giàu cũng hiếu để. Và ngược lại.
Vì ích kỷ nên họ không nghĩ cho những đứa nhỏ, họ đã cướp mất những niềm vui trong trẻo tuổi thơ, cướp mất những sở thích, cướp mất quyền-được-tự-quyết-định-cuộc-đời-mình của chúng. Và hậu quả của chuyện này là gì? Đó là vào được đại học, chúng toàn... chơi.
Ở nước ngoài, bậc phổ thông học nhẹ như chơi, ngoài học chữ, chúng được học vẽ học đàn học thể thao học kỹ năng học chia sẻ với cộng đồng,... nhưng lên đại học là điên cuồng học tập và nghiên cứu. Lạ lùng là ở chỗ này.
Nói tới đây, tôi lại thấy mình may mắn. Hồi nhỏ, tôi toàn đi chơi và "phá làng phá xóm". Đi học về là tôi quăng cặp đi chơi, chẳng học thêm học bớt gì. Tôi may mắn vì bà nội, ba hay mấy chú không bao giờ nhắc nhở việc học hành. Nói chung là để tôi học, chơi và lớn lên như cây cỏ.
Phần ba tôi, chưa bao giờ ảnh hỏi con học được gì, chỉ toàn hỏi học có vui không, có thích không. Hàng xóm hỏi ảnh thằng Ịch học gì vậy, ảnh biểu mỹ thuật. "Trời, hoạ sĩ nghèo chết". "Kệ đi, nó thích nó vui là được". Ngày lên Saigon nhập học, ba vỗ vai: "Ba tin con"; cô Đẹt thì: "Ịch đi học nhớ ăn uống nhiều nhiều nghe"; thím Hai biểu: "Mình ăn nhờ ở đậu nhà người ta, thấy việc cứ làm, đừng nề hà việc đàn ông đàn bà nghe con". Tuyệt nhiên không xuất hiện chữ "Ráng học".
Tôi rất biết ơn gia đình vì đã không kỳ vọng gì ở mình. Hoặc nếu có, họ cũng để yên ắng trong lòng.
Một phần ba đầu tiên của cuộc đời là dành cho việc học ở trường. Và hai phần ba còn lại dành cho việc...nhớ về con. Nhưng chúng ta sẽ không nhớ về những điểm số hay thứ hạng hoặc bằng cấp vì hai phần ba đời về sau, chúng chẳng còn ý nghĩa gì cả.
Thành thử, nếu thương con mình, hãy trả về đúng miền của con. Đó là cái miền mà việc chơi và khám phá cuộc sống cũng quan trọng y như việc học vậy.
Anh Lê Ánh Hồng Hải sinh năm 1979 tại Long An, là một facebooker có tiếng, tác giả cuốn sách "Thương được cứ thương đi". Tự nhận mình là một người kể chuyện, kể chuyện đời mình, kể chuyện đời kẻ khác sau những cuộc đi, cuộc tiếp xúc... những câu chuyện của anh dù trong sách hay trên trang cá nhân rất giản dị và đời thường nhưng lại chạm đến tận cùng cảm xúc người đọc. Hiện anh đang sinh sống và làm việc tại California (Mỹ).
Những pha xử lý gây tranh cãi của các mẹ khi con bịa đủ lý do để khỏi làm bài tập về nhà: Người cho rằng thông minh, người chỉ trích nặng nề Cách giải quyết của người mẹ khiến dư luận tranh cãi dữ dội. Trẻ nhỏ thường mải chơi và ít có tinh thần tự giác học bài. Mỗi khi ngồi học ở nhà, nhiều đứa trẻ thường bịa đủ lý do để trốn tránh, nhất là ở lứa tuổi tiểu học, trẻ chưa có ý thức làm bài tập mỗi tối. Tâm thế...