Libya và viễn cảnh hậu chiến
Cuộc chiến tại Libya đang dần đi đến cuối đường. Thời kỳ hậu chiến Libya sắp mở ra với bao chông gai, thách thức cho chính quyền Libya. Chế độ của ông Gaddafi gây dựng sắp sụp đổ, chính quyền non trẻ đứng lên đang vẽ ra một viễn cảnh mới cho nước này.
Người dân Libya đang hi vọng vào chính quyền mới. Ảnh: BBC.
Kết thúc
Sau 42 tồn tại, chính quyền Libya do đại tá Gaddafi đứng đầu không có hệ thống pháp luật độc lập. Ông Gaddafi đã chọn nhiều hướng giải quyết khác nhau để khẳng định sức mạnh của nước “rốn dầu” châu Phi. Tình trạng vô luật pháp kéo dài trong hàng chục năm, đẩy đất nước Libya lâm vào khủng hoảng chính trị. Giờ đây, Libya đang cố gắng thiết lập một chế độ xã hội dân chủ mà không có đại tá Muammar Gaddafi.
Trong những tháng gần đây, khi cuộc chiến Libya diễn ra ác liệt, nhiều cuộc thảo luận vẫn diễn ra với sự có mặt của Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC), hướng tới việc thiết lập một “đất nước của pháp luật”. Đối với người dân Libya hiện nay, nhiều người quan tâm đến câu hỏi ai sẽ lên nắm chính quyền và được bao lâu?
Trong những ngày này, tiếng tăm quyền lực của ông Gaddafi đang phai mờ dần trong lòng người dân Libya. Ngày 28-8, ông Gaddafi đề nghị chuyển giao quyền lực nhưng quân nổi dậy không chấp nhận. Bốn thành viên (vợ và ba con) trong gia đình ông Gaddafi chạy trốn sang Algeria (ngày 29-8). Người con trai Saadi Gaddafi cũng phải lẫn trốn sang Niger ngày 11 – 9.
Niềm tin
Nhiều người dân Libya đang đặt niềm tin vào chính quyền Libya mới (hiện nay NTC là chính quyền hợp pháp duy nhất ở Libya đại diện cho nhân dân).
Video đang HOT
Yusef Serrag, một nhà kinh doanh 38 tuổi đang mong được nhìn thấy danh sách của các chính trị gia trong vài ngày tới.
“Tôi mong tân chính phủ Libya được lựa chọn tới đây sẽ có trách nhiệm cao trong việc quản lý tham nhũng, kiểm soát các hành vi tội phạm trong nước. Chúng tôi mong được kinh doanh và thu lợi từ chính nguồn vốn của mình mà không phải nhận trợ cấp. Vấn đề trợ cấp đã xảy ra trong hơn bốn mươi năm nay rồi”- người này chia sẻ.
Trong một tuyên bố ngày 11-9, phó chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia Libya – ông Mahmud Jibril – cho biết, chính quyền mới sẽ được lập ra trong vòng 10 ngày tới, gồm đại diện từ nhiều vùng miền của Libya. Trụ sở NTC sẽ được chuyển đến Tripoli làm việc khi Libya không còn tiếng súng.
Chính quyền mới
Tính đến ngày 4 – 9, 75 nước công nhận chính quyền lâm thời Libya. Hội đồng chuyến tiếp Quốc gia (NTC) ở Libya đã thông báo quyết định thành lập ủy ban An ninh tối cao trước đó một ngày. Đồng thời, các công ty năng lượng quốc tế đã hoạt động trở lại, tạo điều kiện cho việc tái thiết lập kinh tế.
Mới đây nhất là Quỹ tiền Tệ quốc tế (IMF) ngày 10-9 và Trung quốc ngày 12-9 chính thức công nhận NTC của Libya. Sự công nhận của các thành viên có nền kinh tế vững chắc như thế này đang mở đường cho chính quyền non trẻ của nước “rốn dầu châu Phi” có thêm sự giúp đỡ về mặt tài chính.
Hệ thống tư pháp độc lập của quốc gia Libya tự do đã được thành lập vào ngày 17 – 2. Pháp là nước mạnh mẽ vận động can thiệp quân sự ở Libya và là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp là chính phủ hợp pháp đại diện cho toàn dân Libya.
Ngày 25-8, quân nổi dậy đã treo giải thưởng cho cái đầu của đại tá Gaddafi với tiền thưởng là 1,7 triệu USD. Mặc dù ông Gaddafi đã yếu thế, nhưng ông và con trai Saif al-Islam vẫn kêu gọi những người ủng hộ chiến đến cùng. Giờ đây, Libya đang đứng trên điểm cắt của hai con đường, một con đường đổ nát của chế độ cũ và một con đường đầy chông gai trong việc thiết lập một hệ thống pháp luật độc lập.
Còn đổ máu
Ngày 12-9, bảy phi cơ của quân nổi dậy bị hạ trong trận chiến khốc liệt tại thị trấn Bani Walid. Trong khi đó, 15 lính gác của quân nổi dậy thiệt mạng khi lực lượng trung thành của ông Gaddafi tấn công vào một nhà máy lọc dầu gần thị trấn Ras Lanuf.
Tại thủ đô Tripoli, một vụ nổ kho vũ khí gần sân bay quốc xảy ra, nguyên nhân chưa được làm rõ.
NATO cũng đang ngày càng tham gia sâu vào cuộc chiến khi lực lượng này đã huy động nhiều máy bay chiến đấu và vũ khí hạng nặng đến các khu vực xảy ra đụng độ.
Theo Tiền Phong
Lần đầu tiên lãnh đạo lâm thời Libya tới thủ đô
Hôm 10.9, người đứng đầu chính phủ lâm thời Libya lần đầu tiên bay tới Tripoli kể từ khi phe nổi dậy chiếm giữ được thành phố này.
Ông Abdul Jalil (giữa) tới thủ đô Tripoli.
Theo đó, ông Mustafa Abdul Jalil được hàng trăm người ủng hộ chào đón và vẫy cờ. Cho đến giờ, ông Jalil vẫn ở thành phố phía đông Benghazi. Mục đích lần hiện diện này tại thủ đô là nhằm gửi thông điệp về chính quyền mới của Libya.
Kể từ khi ông Jalil trở thành người đứng đầu chính quyền lâm thời tại Benghazi, đã có nhiều câu hỏi đặt ra về khả năng của hội đồng chuyển tiếp trong việc cáng đáng nghĩa vụ lớn lao ở Libya. Người phát ngôn Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC, ông Jalal al-Gallal mô tả chuyến đi tới Tripoli của ông Jalil là "thời khắc lịch sử".
"Ông ấy sẽ gặp gỡ giới lãnh đạo và toàn bộ NTC nhằm khởi động tiến trình xây dựng một Libya mới"- người phát ngôn nói.
Các quan chức gần gũi với ông Jalil cho rằng những mối quan ngại an ninh là một lý do khiến ông đến giờ mới tới thủ đô. Theo các nhà phân tích, ông Jalil hiện đối mặt với thách thức lớn khi cố gắng ổn định đất nước và thành lập một chính phủ hoạt động có hiệu quả.
Những khu vực nằm trong tay Hội đồng chuyển tiếp Libya được đánh dấu màu xanh. Lực lượng trung thành với Gaddafi chỉ còn nắm quyền kiểm soát 4 thành phố đánh dấu màu trắng là Sirte, Bani Walid, Jufra và Sabha.
Về phần Đại tá Gaddafi, đến nay nhà cựu lãnh đạo này vẫn chưa để lộ tung tích. Những chiến binh trung thành với Gaddafi vấp phải sự chống trả quyết liệt tại thành trì Bani Walid, một trong 4 thành phố vẫn nằm trong tay lực lượng Gaddafi.
Trong một diễn biến khác, chiều tối ngày 9.9, chính phủ Niger cho biết có thêm 4 quan chức cao cấp khác của Libya đã vào nước này. Niger cho rằng chưa xác định rõ ràng vị thế của mình nếu Gaddafi muốn sống tị nạn ở Niger.
Hôm qua, Thủ tướng Guinea-Bissau tuyên bố Gaddafi sẽ được "chào đón với vòng tay rộng mở" nếu đại tá chọn tới sống tại đất nước Tây Phi này.
Theo Lao Động
Trung Quốc công nhận phe nổi dậy Libya Cùng với việc phe nổi dậy được Bắc Kinh công nhận, lực lượng của ông Gaddafi bất ngờ mở đợt phản công ở 3 mặt trận đáp trả phe nổi dậy trong ngày hôm qua (12.9). Một cậu bé theo gia đình sơ tán khỏi Bani Walid hôm 12.9. Các cuộc phản công ác liệt được tiến hành ở giếng dầu Ras Lanuf,...