Libya trong cuộc bầu cử lịch sử
Hôm nay lần đầu tiên từ hơn 40 năm nay, người dân Libya được tự do đi bầu cử. Hơn 3 triệu cử tri sẽ chọn 200 đại biểu trên tổng số 3.700 ứng cử viên vào Quốc hội lập hiến đầu tiên của Libya thời kỳ hậu Gadhafi .
Nhân viên làm việc tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Tripoli ngày 6/7.
Theo tờ Libération bầu không khí tại thủ đô Libya trước ngày bầu cử có vẻ yên ắng lạ thường. Mới chỉ cách nay ba tháng, sự yên lặng đó là điều không tưởng khi mà một số thành phần nổi dậy vẫn ôm súng trên người và họ trực ở những bùng binh hay ngã tư lớn của thành phố. Cho đến gần đây, những người từng vùng lên chống Gadhafi từng coi họ là “những ông chủ mới” của Tripoli. Nhưng nay cảnh sát Libya trong bộ đồng phục màu trắng đã xuất hiện đông hơn trên đường phố thủ đô để giữ gìn trật tự, an ninh. Các đồn canh gác được đẩy lùi ra ngoài phạm vi thành phố.
Tháng 6/2012 Bộ Quốc phòng đã tuyển dụng 13.000 người, trong khi Bộ Nội vụ ký hợp đồng với 70.000 nhưng vẫn còn khoảng 200.000 dân quân vẫn ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Theo Libération, đây là một bằng chứng giải thích vì sao các thành phần dân quân thường xuyên mở chiến dịch tấn công ở các vùng xa thủ đô.
Nghiêm trọng hơn cả là hiện tại có nhiều bộ tộc Libya đến nay vẫn chưa thừa nhận chính phủ mới và cũng không có gì bảo đảm là những người lính mới vừa được tuyển sẽ trung thành với chính phủ. Cử tri Libya sẽ đi bầu cử trong thế bấp bênh này.
Le Figaro trong bài báo mang hàng tựa “Dân chủ, giờ đã điểm” phân tích về lợi thế của đảng Công lý và Tái thiết thuộc phe Hồi giáo. Đảng này được coi là đối trọng với Liên minh các Lực lượng Quốc gia, một đảng phái chính trị do cựu Thủ tướng Mahmoud Jibril thành lập.
Video đang HOT
Theo tác giả bài báo thật khó có thể đoán trước đảng nào sẽ chiếm lấy phần thắng nhưng chắc chắc một điều là tại Libya, “tôn giáo và các hoạt động kinh doanh luôn đi cùng với nhau”. Ngay cả tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã từng khẳng định: họ không làm bất cứ điều gì trái ngược với tinh thần của kinh thánh Koran, nhưng họ yêu chuộng “tự do kinh tế”, nhà nước không nên can thiệp vào lĩnh vực này.
Theo Dân Trí
Tổng thống Pháp nhận 50 triệu euro từ Gadhafi?
Ứng viên chiếm ưu thế trong cuộc đua vào chức Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi điều tra hình sự đối với Tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy sau khi một tờ báo đã cáo buộc ông Sarkozy từng nhận 50 triệu euro (66,3 triệu USD) trong chiến dịch tranh cử năm 2007 từ cựu lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi.
Hiện vẫn chưa có bằng chứng xác thực về việc chính quyền Gadhafi có gây quỹ cho ông Sarkozy hay không. Nhưng thông tin này chắc chắn gây bất lợi cho ông Sarkozy - người vốn đang hết sức khó khăn trong khi chạy đua với ứng viên Hollande.
Tạp chí Mediapart của Pháp đã tuyên bố rằng họ có một tài liệu từ chính quyền ông Moammar Gadhafi, trong đó nêu chi tiết một thỏa thuận gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy.
Tài liệu này được ghi vào ngày 10/12/2006, tuyên bố rằng người sau này làm lãnh đạo tình báo của Libya là Moussa Koussa đã cho phép chi trả một khoản tiền cho ông Sarkozy thông qua một bên trung gian.
Hãng tin CNN chưa thể xác nhận ngay tính xác thực của tài liệu được công bố này. Ông Sarkozy đã bác bỏ cáo buộc này và gọi đó là "lố bịch".
Trong suốt buổi phỏng vấn với đài TF1 vào tháng trước, ông Sarkozy đã chỉ trích cáo buộc nhằm vào ông từ năm ngoái: "Nếu (Gadhafi) đã quyên tiền (cho chiến dịch của tôi) thì nói thật, tôi cũng chẳng thấy biết ơn vì điều đó" - ông Sarkozy nói.
Pháp từng ủng hộ cho chiến dịch can thiệp vào Libya của NATO năm 2011, đồng thời góp phần lật đổ vị lãnh đạo lâu năm Gadhafi. Ông Gadhafi sau đó đã bị sát hại trong một cuộc nổ súng vào ngày 20/10/2011. Người con của ông là Saif al-Islam Gadhafi cũng đã bị bắt giữ và đang chờ ngày xét xử.
Trong suốt một buổi phỏng vấn với Euronews vào tháng 3/2011, sau khi Pháp thừa nhận Hội đồng Chuyển tiếp Dân tộc là chính quyền hợp pháp của Libya, con trai của ông Gadhafi đã tuyên bố rằng chính Libya đã đóng góp vào chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy.
"Điều đầu tiên mà chúng tôi muốn "anh hề" này làm đó là trả lại tiền cho người dân Libya. Ông ta đã nhận được sự hỗ trợ do đó, ông ta phải giúp họ [người dân Libya], nhưng rồi ông ta đã khiến chúng tôi thất vọng" - Saif al-Islam Gadhafi nói.
Saif al-Islam Gadhafi cũng tuyên bố rằng Libya có "mọi thông tin chi tiết từ ngân hàng về việc chuyển tiền này". Tuy nhiên, trước và sau khi chính quyền này sụp đổ, không có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra.
"Khi ai đó trích lời ông Gadhafi đã chết, hoặc con trai của ông ta đang phải ngồi tù, thì độ tin cậy chỉ bằng 0. Còn khi bạn vin vào các thông tin của họ cùng với những câu hỏi mà bạn đang đưa ra thì quả là bạn đã hạ thấp cuộc tranh luận chính trị này" - ông Sarkozy nói trên kênh TF1. Tuy nhiên, chiến dịch của ông Hollande đang kêu gọi Tổng thống Sarkozy phải "trong sạch".
"Giờ là lúc để luật pháp tìm ra sự thật: Một là thiết lập căn cứ và khởi tố, hoặc là đưa ra bằng chứng cho thấy các cáo buộc này là vô lý" - người phát ngôn của ông Hollande, đối thủ của ông Sarkozy trong vòng bầu cử lần 2 tới đây, tuyên bố.
Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2007, Pháp ghi nhận ông Sarkozy tuyên bố đóng góp 28,2 triệu USD.
Hôm 6/5 tới đây, ông Hollande và ông Sarkozy sẽ tham gia vòng "đấu loại trực tiếp" tranh chức Tổng thống, sau khi ông Hollande giành được 28,6% và ông Sarkozy là 27,2% phiếu bầu trong vòng 1.
Ông Hollande là thành viên của đảng trung tả Xã hội. Nếu đắc cử, ông Hollande sẽ là tổng thống cánh tả đầu tiên kể từ khi Tổng thống Francois Mitterrand rời nhiệm sở năm 1995.
Theo Vietnamnet
Con trai Gadhafi đóng siêu tàu du lịch trang bị bể chứa cá mập Người con trai thứ 4 của cố lãnh đạo Libya Gadhafi từng đặt đóng một siêu tàu du lịch, với một bể kính khổng lồ đủ chỗ để 6 con cá mập bơi trong đó. Siêu tàu du lịch Phoenicia. Tàu du lịch mang tên Phoenicia đang được đóng khi chính quyền của ông Gadhafi bị lật đổ hồi năm ngoái. Hannibal Gadhafi,...