Libya thành lập lực lượng chung để chấm dứt xung đột tại Tripoli
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 16/9, Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) Fayez Serraj đã quyết định thành lập lực lượng quân sự chung để chấm dứt xung đột ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya Fayez Sarraj. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Theo đó, lực lượng có tên gọi là Lực lượng chung Giải quyết xung đột và Thiết lập an ninh, đặt dưới sự chỉ huy của Quân khu miền Tây, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và một số đơn vị của Bộ Nội vụ. Lực lượng này có nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh cho người dân tại các khu vực hiện đang có xung đột của thủ đô.
Libya đã rơi vào tình trạng bất ổn và bạo lực leo thang kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.
Video đang HOT
GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô.
Thời gian gần đây Tripoli đã chứng kiến các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng dân quân vũ trang thuộc Lữ đoàn 7 từ thành phố Tarhuna cách Tripoli khoảng 80 km về phía Đông Nam, khiến 78 người thiệt mạng và khoảng 210 người bị thương.
Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đã đề xuất một thoả thuận ngừng bắn giữa các bên giao tranh để ngăn chặn bạo lực leo thang trong thành phố.
Tuy nhiên, Lữ đoàn 7 đe doạ phá vỡ thoả thuận ngừng bắn và tuyên bố “tiếp tục chiến đấu để loại bỏ tội phạm và các băng đảng ở Tripoli.”
Diễn đàn Bộ lạc Libya được tổ chức tại Tarhuna ngày 15/9 đã yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Serraj thực hiện các biện pháp cần thiết để giải giáp lực lượng dân quân kể trên trong vòng 3 ngày.
Liên quan đến tình hình chính trị tại Libya, ngày 16/9, UNSMIL đã hoan nghênh việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở Libya, cho rằng đây là “một bước tiến quan trọng đối với nền dân chủ ở Libya.”
Tuyên bố của UNSMIL được đưa ra sau khi Ủy ban Trung ương về các cuộc bầu cử cấp thành phố ở Libya (CCMCE) công bố bắt đầu tổ chức các cuộc bầu cử ở các thành phố và Derj , phía Tây Nam nước này.
Libya có hơn 100 hội đồng thị chính, mỗi hội đồng đại diện cho một số thành phố và khu vực của nước này. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Libya hôm 15/9 tiết lộ Đức sẽ chi 2 triệu euro (tương đương 2,33 triệu USD) cho các chương trình bầu cử Libya từ năm 2018 đến năm 2020./.
Theo vietnamplus
Libya: hơn 1800 gia đình sơ tán khỏi thủ đô Tripoli do bạo lực
Chính phủ nước này cũng dự báo, ít nhất sẽ có thêm 1.000 gia đình nữa sơ tán khi các cuộc đụng độ gia tăng và thương vong dân sự có thể tăng lên.
Chính phủ Libya thông báo, tối 3/9 đã có hơn 1.800 gia đình đã sơ tán từ 7 khu vực ở thủ đô Tripoli đến các vùng an toàn khác bởi các cuộc đụng độ vũ trang giữa các lực lượng chính phủ và các tay súng chiến binh đối lập. Chính phủ nước này cũng dự báo, ít nhất sẽ có thêm 1.000 gia đình nữa sơ tán khi các cuộc đụng độ gia tăng và thương vong dân sự có thể tăng lên.
Khói bốc lên từ các khu vực xung đột ở Tripoli. (Ảnh: Reuters)
Bạo lực tại khu vực phía Nam thủ đô Tripoli đã gia tăng kể từ ngày 27/8 giữa lực lượng chính phủ và các lực lượng dân quân vũ trang, làm 41 người thiệt mạng và 123 người khác bị thương.
Bộ Nội vụ Libya ngày 30/8 đã tuyên bố ngừng bắn tại Tripoli dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ vẫn diễn ra tại một số nơi ở thủ đô Tripoli.
Libya rơi vào bất ổn kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2015, Libya vẫn chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.
Hiện ở quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn. Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya cho đến nay vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1Theo Reuters
Thêm thông tin về vụ tấn công tập đoàn dầu mỏ quốc gia Libya Reuters đưa tin, một quan chức cảnh sát Libya cho biết 2 nhân viên của Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia (NOC) và 2 tay súng đã thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào trụ sở của NOC tại Tripoli ngày 10/9. Khói bốc lên từ trụ sở của Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) ở Tripoli, Libya sau vụ...