Libya: Khu vực đông dân cư quanh Tripoli đang trở thành chiến trường
Tình hình nhân đạo đang xuống cấp nghiêm trọng ở bên trong và xung quanh thủ đô Tripoli – nơi “khu vực đông dân cư đang dần dần biến thành chiến trường” – Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế của (ICRC) cho biết.
Khu đông dân ở quanh Tripoli đang trở thành chiến trường.
Các bệnh viện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế lâu dài trong bối cảnh mất điện và các trạm bơm nước suy yếu – ICRC cho biết hôm qua (25/4) sau 3 tuần xung đột xung quanh thủ đô giữa lực lượng của nguyên soái Haftar và binh sĩ ủng hộ Chính phủ Hiệp định quốc gia (GNA) do Liên hợp quốc ủng hộ.
“Hơn 30.000 người được cho là đã rời bỏ nhà cửa và đang cùng người thân trú ẩn tại các tòa nhà công cộng” – tổ chức trên cho biết và Liên hợp quốc cho rằng con số này đã tăng lên 36.000.
Theo phát ngôn viên Rabab Al-Rifai của ICRC tại nước láng giềng Tunisia, cơ sở hạ tầng y tế của Libya đã bị ảnh hưởng trong 8 năm qua do bất ổn.
“Xung đột kéo dài có thể khiến nó suy sụp, tại một đất nước vốn đã thiếu thốn thuốc men thì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân” – bà nói.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng 278 người đã chết và 1.332 người đã bị thương trong 3 tuần xung đột vừa qua.
Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của ông Haftar đã tiến hành cuộc tấn công vào Tripoli nhưng đến nay chưa phá thủng được hàng phòng vệ ở phía nam của thành phố.
Hải Yến
Theo GD&TĐ/ Al Jazeera
Máy bay chiến đấu Mirage F.1 do Pháp sản xuất bị bắn hạ ở Libya
Ngày 23.04.2019, lực lượng phòng không của Quân đội Quốc gia Libya LNA do nguyên soái Haftar chỉ huy bắn hạ một máy bay chiến đấu của lực lượng Chính phủ Hiệp thương quốc gia Libya GNA. Máy bay đang không kích căn cứ không quân do LNA kiểm soát, cách thủ đô Tripoli 120 km.
Máy bay tiêm kích Mirage F.1 do Pháp sản xuất bị bắn hạ ở Tripoli. Ảnh: Russian Gazeta.
Như thường thấy trước đó trong cuộc xung đột tại Libya, có rất nhiều suy đoán từ các phía. Khởi đầu, các tuyên truyền viên ủng hộ LNA cho rằng một chiếc MiG-23 bị bắn hạ. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng, các lực lượng dân quân GNA [đối lập với nguyên soái Haftar], hiện không sở hữu loại máy bay này.
Sau đó xuất hiện bức ảnh, được cho là ghi lại cảnh phi công nhảy dù. Nhưng ngay sau đó người dùng mạng xã hội nhận ra đó là bức ảnh phi công Syria, nhảy dù khi máy bay bị bắn hạ vào tháng 04.2016 ở Aleppo.
Cuối cùng nhóm tìm kiếm cũng phát hiện được mảnh vỡ của chiếc máy bay bị bắn rơi. Theo các mảnh vỡ này có thể xác định, đây là chiếc tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ Mirage F.1 của Pháp. Các lực lượng vũ trang GNA có trong biên chế một số lượng nhỏ không xác định loại máy bay này. Trước đó, trên mạng xã hội cũng đăng tải một clip ghi lại cảnh chiếc Mirage đang bay ở tầm thấp trên sa mạc Libya.
Trong thời kỳ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi còn tại vị, Libya nhập khẩu khoảng 40 máy bay chiến đấu Mirage của Pháp. Những máy bay này được sử dụng tích cực trong cuộc xung đột ở Chad. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Mirage F.1 thường xuyên bay lên đánh chặn và kèm sát các máy bay Mỹ, cất cánh từ tàu sân bay để đột nhập vào không phận Libya.
Thời gian đầu cuộc nội chiến năm 2011, số lượng máy bay Mirage F.1 giảm xuống mức tối thiểu, mặc dù cũng tham gia vào một số trận chiến nhưng hiệu quả không cao.
Nhập mô tả ảnh
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ Mirage F.1 Pháp bị bắn hạ ngoại ô Tripoli. Ảnh: tài khoản Twitter Oded Berkowitz.
Theo VietTimes
Ai Cập: 90% cử tri đồng ý tổng thống Sissi tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2030 Cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc diễn ra trong ba ngày, để tối đa hóa kết quả. Gần 27 triệu phiếu đã được bỏ ra khỏi một cơ sở đủ điều kiện gồm 61 triệu cử tri. Một sửa đổi sẽ kéo dài một nhiệm kỳ tổng thống từ bốn đến sáu năm. Nó cũng sẽ thêm hai năm nữa cho...