Libya cần thành lập chính phủ mang tính đại diện cao
Ngày 26/2, Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh đã bày tỏ mong muốn tân Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah sẽ thành lập chính phủ có sự hiện diện của tất cả các phe phái, tạo tiền đề xoá bỏ những bất đồng.
Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh phát biểu trong phiên họp tại thành phố Benghazi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Saleh, Thủ tướng Dbeibah nên chọn những thành viên có năng lực và liêm chính, đến từ các vùng, miền của đất nước. Các phe nhóm, đảng phái chính trị cũng cần có đại diện trong chính phủ để có thể đạt được sự đồng thuận trong chính phủ.
Trước đó, ngày 25/2, Thủ tướng Dbeibah cho biết đã đệ trình kế hoạch lựa chọn chính phủ chuyển tiếp – mà theo ông có thể giúp quốc gia Bắc Phi thực hiện tốt các bước chuẩn bị cho tổng tuyển cử, dự kiến tổ chức tháng 12/2021. Danh tính các bộ trưởng sẽ được công bố tại Quốc hội sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho Nội các.
Thủ tướng lâm thời sẽ có thời gian cho đến ngày 19/3 để giành được sự chấp thuận của Quốc hội, trước khi giải quyết nhiệm vụ khó khăn là thống nhất các thể chế bị chia rẽ của Libya, đồng thời tiến hành các bước chuẩn bị cho tổng tuyển cử.
Video đang HOT
Sau khi được thành lập, chính phủ lâm thời sẽ thay thế hai chính quyền hiện nay tại Libya, gồm Chinh phu Đoan kêt Dân tôc (GNA) được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận và lưc lương tư xưng Quân đôi Quôc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar.
Theo kế hoạch, chính phủ lâm thời sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ chốt, gồm nhóm thứ nhất có nhiệm vụ đối phó với các thách thức từ đại dịch COVID-19, nhóm thứ 2 sẽ xử lý vấn đề cung cấp điện và nhóm thứ ba tìm cách đoàn kết người dân Libya thông qua Hội đồng hòa giải dân tộc.
Giới chuyên gia nhận định chính phủ lâm thời tại Libya sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng, thất nghiệp trầm trọng, dịch vụ công kiệt quệ và lạm phát phi mã.
Thượng viện Mỹ phê chuẩn bà Linda Thomas-Greenfield làm Đại sứ tại Liên hợp quốc
Ngày 23/2 (rạng sáng 24/2 theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Linda Thomas-Greenfield làm Đại sứ nước này tại Liên hợp quốc.
Tân Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield. Ảnh: Politico
Tại cuộc bỏ phiếu của Thượng viện, quyết định của Tổng thống Joe Biden đề cử bà Linda Thomas-Greenfield đã nhận được 78 phiếu ủng hộ, 20 phiếu phản đối.
Bà Linda Thomas-Greenfield là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ. Trong thời gian điều trần chờ phê chuẩn, bà đối mặt với không ít chỉ trích liên quan tới những bình luận từng đưa ra trước đây tại Viện Khổng tử ở Mỹ hồi năm 2019.
Thậm chí, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz của bang Texas đã đề nghị lùi ngày bỏ phiếu về quyết định đề cử bà Linda, với lý do nhà ngoại giao này có quan điểm mềm mỏng trước Trung Quốc.
Về phần mình, phát biểu tại phiên điều trần, Thomas-Greenfield nói rằng bà lấy làm tiếc vì đã nhận lời mời phát biểu tại Viện Khổng tử, đồng thời chia sẻ với mối lo ngại của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện liên quan tới Trung Quốc và "bẫy nợ cũng như chiến thuật" của Trung Quốc ở châu Phi.
Bà Thomas-Greenfield có lâu năm làm trong ngành ngoại giao Mỹ và từng giữ cương vị Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách châu Phi của Bộ Ngoại giao nước này từ năm 2013-2017.
Tân Đại sứ Mỹ cam kết sẽ khôi phục vai trò của nước này trong vấn đề nhân quyền, nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ đa phương vốn bị đổ vỡ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Bà Thomas-Greenfield sẽ đóng vai trò then chốt trong chiến lược của Chính quyền Tổng thống Biden với Trung Quốc, vốn được bà coi là "ưu tiên cao nhất". Ngoài ra, bà cũng cam kết bảo vệ Israel tại LHQ.
Về quan điểm đối ngoại, bà Linda Thomas Greenfield hồi cuối tháng 1 vừa qua nói rằng Mỹ sẽ phối hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như với Trung Quốc và Nga nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ, bà Linda Thomas-Greenfield nhấn mạnh rằng tái hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như với Trung Quốc và Nga, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, sẽ thực sự quan trọng...
"Địa điểm cho các cuộc thảo luận đó sẽ ở New York tại trụ sở LHQ, ngoài ra còn có các cuộc gặp ở cấp cao hơn giữa các tổng thống hoặc ngoại trưởng", bà Linda Thomas-Greenfield cho hay.
Dư luận Mỹ đánh giá bà Linda là người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, người từng cam kết rằng Mỹ sẽ triển khai cách tiếp cận mạnh mẽ nhằm chống lại những ảnh hưởng của Trung Quốc ở LHQ.
Tân Đại sứ Mỹ tại LHQ nhận nhiệm vụ trong bối cảnh ngành ngoại giao Mỹ đang đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách, với những thách thức ngoại giao xuất phát từ cuộc vấn đề Libya, Yemen, China, hạt nhân Iran.... Chính quyền Tổng thống Biden cũng đang đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền tiền nhiệm, như việc quay lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu....
Số phận tha hương của chiếc chuyên cơ từng chở cố lãnh đạo Libya Gaddafi Bị đạn "bắn xuyên thân" nhưng nhưng nội thất bên trong phi cơ từng thuộc về cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi - chiếc Airbus A340-200 vẫn nguyên vẹn. Cờ Libya trên chiếc Airbus A340-200. Ảnh: CNN Mặc dù bên ngoài, chiếc phi cơ này tưởng như chỉ giống những máy bay khác mang cờ Libya của hãng hàng không Afriqiyah Airways tuy...