Liberia: Cách ly hàng vạn người để ngăn bệnh Ebola lây lan
Hàng chục ngàn người đã bị mắc kẹt trong một khu ổ chuột ở thủ đô Monrovia, Liberia sau khi các quan chức đưa khu phố này vào diện cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola.
Đã có các vụ đụng độ xảy ra hôm thứ Tư (20/8), khi cảnh sát chống bạo động và binh lính cố gắng lập chướng ngại vật cách ly và người dân tỏ ra tức giận. Vài ngày trước đó, người dân đã đột kích một trung tâm dành cho các bệnh nhân bị nghi ngờ mắc Ebola, kéo những chiếc đệm đầy máu ra ngoài mà có thể là nguồn lây bệnh.
Hôm thứ Năm (21/8), các quan chức đã phân phát thực phẩm và nước cho người dân tuyệt vọng bên trong khu vực cách ly, AP đưa tin. Đến nay, đã có hơn 1.350 người đã chết vì bệnh Ebola trên toàn thế giới, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Người dân Liberia nhìn vào một thi thể mắc bệnh Ebola bị vứt bỏ ở một góc phố tại Monrovia. Nhiều nơi khác ở đất nước này, bệnh nhân Ebola bị cộng đồng ruồng bỏ cho đến chết.
Nhân viên y tế đang chuẩn bị cho một trung tâm điều trị bệnh Ebola hôm Chủ nhật ở Monrovia. Khu lều điều trị này có 120 giường, lớn nhất trong các trung tâm điều trị Ebola trong lịch sử. Các nhà hoạt động đang sắp xếp để mở rộng khả năng của trung tâm này lên đến 350 giường.
Người dân đi qua một cậu bé ốm yếu có tên là Saah Exco, 10 tuổi đang nằm dưới đất tại khu West Point, Monrovia. Cậu bé là một trong những bệnh nhân bị đẩy ra ngoài đường vì bị các trung tâm y tế địa phương từ chối điều trị.
Trẻ con vây xung quanh một người đàn ông bị nghi ngờ mắc bệnh Ebola. Anh ta đã ngã vật xuống đường khi đang bước đi trên đường phố ở Monrovia.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh Liberia tuần tra trong khu vực West Point, khi chính phủ kiểm soát chặt hoạt động của người dân để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Lực lượng an ninh Liberia, một phần Lực lượng đặc nhiệm chống Ebola của nước này, đang thực thi kiểm dịch. Việc kiểm dịch West Point, một khu ổ chuột đông đúc có 75.000 người dân, bắt đầu từ hôm thứ Tư, như một phần của nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh Ebola ở thủ đô.
Nhân viên an ninh Liberia mặc thiết bị chống bạo động kiểm soát đám đông người dân trong khu vực West Point.
Người dân phản đối vì không thể về nhà sau khi lực lượng an ninh Liberia chặn đường ở Monrovia.
Một binh lính quân đội Liberia, một phần của Lực lượng Đặc nhiệm Ebola, đánh một cư dân địa phương trong khi thực thi cách ly vào khu ổ chuột West Point.
Cư dân West Point đã rất giận dữ.
Lực lượng an ninh phong tỏa Liberia khu vực xung quanh trung tâm West Point.
Theo Infonet
"Kẻ giết người" mang tên Ebola
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), đại dịch sốt xuất huyết do virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng dịch lên mức báo động trước nguy cơ dịch bệnh có thể tràn vào bất cứ lúc nào.
Dù là dịch bệnh không mới nhưng những gì mà virus Ebola đang mang đến cho các nước Tây Phi có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử phòng chống dịch. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay đã ghi nhận 1.711 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria (9 mắc, 1 tử vong) và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt, đã ghi nhận trên 100 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong khi nhiễm bệnh lên tới 90% (có nghĩa là cứ 10 người mắc thì có đến 9 người tử vong) và hiện vẫn chưa tìm ra vaccine phòng chống bệnh thì Ebola đang là nỗi lo ngại của toàn thế giới.
Dịch Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại một ngôi làng gần sông Ebola ở Congo và một ngôi làng khác ở vùng hẻo lánh thuộc Sudan. Nguồn gốc của vi rút Ebola chưa được xác định rõ, song loài dơi ăn quả Pteropodidae được coi là vật chủ tự nhiên của virus này. Ngoài ra còn có các loài động vật khác như khỉ đột, vượn, lợn cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh.
Bệnh nhân nhiễm virus Ebola và hình ảnh phong to của virus
Khi một người tiếp xúc với các con vật có virus Ebola thì vi rút này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào người. Sau đó, bệnh sẽ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh hay tiếp xúc gián tiếp với môi trường có virus (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch). Thậm chí, chỉ trong đám tang của nạn nhân Ebola cũng có thể là nơi nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh của virus Ebola khoảng từ 2 đến 21 ngày, kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh cho tới lúc có những triệu chứng bệnh đầu tiên. Khi tấn công vào cơ thể người, virus Ebola sẽ nhanh chóng phá hủy các cơ quan nội tạng, gây tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não và có những biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch phổi... dẫn tới tử vong.
Đợt dịch bùng phát năm nay, Ebola khác thường ở chỗ xuất hiện đầu tiên tại Guinea vốn là một nơi chưa từng bị ảnh hưởng và sau đó vi rút này đã nhanh chóng lây lan ra khu vực thành thị. Hiện tại, dịch Ebola đang hoàng hành tại các nước Tây Phi nhưng lo ngại có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát nên nhiều quốc gia đã lên kế hoạch để chủ động đối phó với dịch bệnh này.
Ebola đang hoành hành tại các nước Tây Phi
Tại Việt Nam, vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola. Tuy nhiên, nhận định dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta bất cứ lúc nào thông qua khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Tây Phi... Trước tình hình này, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch khẩn cấp hành động phòng chống bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola tại Việt Nam.
Trong quyết định số 2941/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng chống dịch do Bộ Y tế vừa phát đi có nêu rõ 3 tình huống.
Tình huống 1 với trường hợp dịch bệnh chưa vào Việt Nam thì cần tăng cường phát hiện sớm các ca bệnh tại nước ta để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.
Tình huống 2 được đặt ra khi dịch bệnh xuất hiện thì sẽ tiến hành khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan.
Tình huống 3 khi đại dịch lây lan thì sẽ tiến hành đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong.
Đồng thời Bộ Y tế cũng kêu gọi mỗi người dân hãy chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola. Các cơ quan ban ngành cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kết hợp chỉ đạo từ Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng đến các bệnh viện và các đơn vị trực thuộc, chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc hóa chất, máy móc, trang thiết bị, vật tư... một cách tốt nhất để đối phó với dịch. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để giám sát, kiểm tra người, động vật, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh. Khi phát hiện trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm sẽ tiến hành khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan.
Theo Petrotimes
Bên trong 'địa ngục Ebola' Những cảnh tượng rùng rợn đang diễn ra tại Liberia - tâm dịch Ebola, nơi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận dịch bệnh vẫn chưa được đánh giá đúng mức, Mirror đưa tin. Bảy ngày trước, Oliver Wilson lái xe đưa vợ là Layson tới một phòng khám bị cách ly để kiểm tra vi nghi bị nhiễm Ebola. Nữ...