Liberia: Cả nước không ai đỗ đại học
Trong kỳ thi đại học vừa qua, toàn bộ gần 25.000 thí sinh ở Liberia đều “trượt vỏ chuối” khiến dư luận choáng váng.
Bộ Giáo dục Liberia, một quốc gia ở Tây Phi, vừa tiết lộ một sự thực choáng váng rằng không có một thí sinh nào vượt qua kỳ thi vào đại học năm 2013 ở nước này.
Theo đó có gần 25.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển vào Đại học Liberia, một trong hai trường đại học công ở nước này, thế nhưng không một thí sinh nào đậu đại học.
Cổng trường đại học Liberia
Liberia là quốc gia vừa mới phục hồi từ cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn” thảm khốc cách đây một thập kỷ, và hậu quả chiến tranh thể hiện trong việc học sinh nước này không mặn mà gì với việc học và không có kiến thức cơ bản về tiếng Anh.
Gần đây, Tổng thống Liberia Ellen Jonhson Sirleaf, người đã từng đoạt giải Nobel, thừa nhận rằng hệ thống giáo dục của nước này vẫn đang trong tình trạng “lộn xộn” và quốc gia này cần phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện hệ thống đó.
Video đang HOT
Nhiều trường học ở Liberia thiếu các cơ sở vật chất giáo dục cần thiết, còn giáo viên thì không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tất cả các thí sinh tham gia một kỳ thi đại học đều “trượt vỏ chuối”, mặc dù mức phí tham dự kỳ thi này không hề nhỏ (25 USD).
Điều này có nghĩa là trong năm học mới được khai giảng vào tháng sau, trường Đại học Liberia sẽ không tiếp nhận bất cứ sinh viên mới nào.
Đại học Liberia sẽ không có bất cứ sinh viên mới nào trong năm học tới
Các thí sinh tham dự kỳ thi này đã không thể tin vào mắt mình khi xem kết quả và họ than thở rằng “giấc mơ đã tan vỡ” khi không được vào đại học.
Bộ trưởng Giáo dục Etmonia David-Tarpeh cho biết bà sẽ gặp gỡ các quan chức Đại học Liberia để bàn thảo về tỉ lệ trượt đại học “choáng váng” này. Bà nói: “Tôi biết các trường học còn rất nhiều thiếu sót, nhưng đông thí sinh dự thi như vậy mà không có lấy một người đỗ thì quả là khó tin. Điều đó giống như hành động giết người hàng loạt vậy.”
Người phát ngôn Đại học Liberia Momodu Getaweh cho biết trường này vẫn giữ nguyên quyết định của mình, và họ sẽ không bị dao động vì “cảm tính”.
Ông này tuyên bố: “Các thí sinh chẳng biết tí gì về những điều cơ bản nhất của tiếng Anh. Thế nên chính phủ phải làm điều gì đó để cải thiện tình hình. Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng 10 năm rồi, và chúng ta phải biết gạt nó vào quá khứ để có cái nhìn thực tiễn hơn.”
Theo khampha
Gần 400.000 thí sinh trượt đại học
Điểm sàn năm nay chủ yếu dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh) thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây.
Sáng 8/8, Bộ GD - ĐT đã họp và thông báo điểm sàn đại học, cao đẳng của mùa thi năm 2013. Mặc dù năm nay kết quả của các thí sinh cao hơn năm ngoái, nhưng điểm sàn điểm sàn không tăng, thậm chí hệ đại học khối C còn giảm từ 14,5 xuống 14 điểm; hệ cao đẳng khối C và D giảm 0,5 điểm. .
Về quyết định này, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Năm nay, Bộ GD đã thay đổi cách xác định điểm sàn".
Cụ thể, điểm sàn được tính dựa vào kết quả thi của thí sinh và phổ điểm theo đề thi chung đối với từng khối, chỉ tiêu tuyển sinh, chính sách ưu tiên theo đối tượng, khu vực tuyển sinh, cơ cấu vùng miền, xã hội và loại hình trường.
Như vậy, điểm sàn năm nay chủ yếu dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh) thay vì phương án chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như 8 năm qua đã thực hiện.
Sự thay đổi này phù hợp với việc Bộ GD - ĐT ban hành Thông tư 57, yêu cầu các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên tiêu chí đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga còn nhấn mạnh: "Việc công khai phổ điểm sẽ giúp bất cứ ai cũng có thể tính và giám sát được việc xác định điểm sàn, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển".
Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học là 329.896 và 273.609 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Theo tính toán của Bộ GD - ĐT, cả nước có 394.627 thí sinh có kết quả thi đại học dưới điểm sàn. Đối với hệ cao đẳng, số lượng thí sinh dưới điểm sàn là 215.465.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD - ĐT cho biết so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh, cả nước còn dư hơn 400.000 thí sinh trên điểm sàn. Đây là cơ sở để các trường có thể đảm bảo nguồn tuyển.
Khi được hỏi, liệu động thái này của Bộ GD - ĐT để "cứu" các trường khó tuyển sinh, tiêu biểu là hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập, lãnh đạo Bộ GD - ĐT khẳng định: "Kết quả của tuyển sinh cao chứng tỏ đề thi phù hợp với năng lực của thí sinh. Tuy nhiên, kết quả này chỉ tập trung ở một số trường top trên, còn các trường khác phổ điểm vẫn rải đều. Hơn nữa, khi đăng ký xét tuyển thí sinh không chỉ phụ thuộc vào điểm sàn mà còn do uy tín, chất lượng của các trường".
Năm nay, cả nước còn có 16.000 hồ sơ đăng ký dự thi liên thông. Theo quyết định của Bộ GD - ĐT, đối tượng này cũng có chung mức điểm sàn đại học, cao đẳng như hệ chính quy. Điểm trúng tuyển của các thí sinh này do hiệu trưởng quyết định và không nhất thiết phải bằng hệ chính quy.
Lãnh đạo Bộ GD - ĐT cũng cho biết: "Sau khi các trường hoàn thành công tác tuyển sinh, Bộ sẽ tiến hành thanh tra. Nếu bất cứ trường nào tuyển sinh vượt chỉ tiêu đã đăng ký sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy chế".
Vì vậy, trường hợp lãnh đạo ĐH Y Hà Nội đề nghị Bộ GD - ĐT tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngoài ngân sách, để tránh trường hợp thí sinh đạt 27 điểm vẫn trượt đại học, đã không được chấp nhận. Trường vẫn chỉ được tuyển sinh 1050 sinh viên như đăng ký ban đầu. Bộ GD - ĐT chỉ quản lý tổng số chỉ tiêu, còn số lượng từng ngành nhà trường hoàn toàn có thể tự cân đối và quyết định.
Theo VNE
Thầy Khắc Hiếu an ủi sĩ tử trượt đại học Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã có những chia sẻ ý nghĩa với những thí sinh trượt đại học năm nay. Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã đưa ra dự kiến điểm chuẩn vào trường. Điều đó cũng đồng nghĩa có hàng trăm nghìn thí sinh đã phải từ bỏ giấc mơ đại học. Nhiều em học sinh khi...