Liban, Israel nối lại đàm phán về tranh chấp lãnh hải
Sau nhiều tháng gián đoạn, ngày 4/5, Liban và Israel đã nối lại các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian về tranh chấp lãnh hải giữa hai nước, nhằm mở đường cho hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi.
Vùng biển thuộc thị trấn Naqura, Liban, giáp giới với Israel ngày 2/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Liban đưa tin cuộc đàm phán giữa hai nước, về mặt lý thuyết vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, đã bắt đầu tại căn cứ của Liên hợp quốc ở thị trấn Naqura, miền Nam Liban.
Trước đó, ngày 30/4, Mỹ thông báo cuộc đàm phán sẽ do nhà ngoại giao nước này John Desrocher làm trung gian, đồng thời coi việc nối lại các cuộc đàm phán này là “bước đi tích cực hướng tới giải pháp được mong đợi từ lâu”.
Năm ngoái, Liban và Israel đã tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp, do Mỹ làm trung gian, để thảo luận về việc phân giới. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán này đã bị đình trệ sau khi Liban đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một khu vực lớn hơn, trong đó có một phần của mỏ khí đốt Karish – nơi Israel đã trao quyền thăm dò cho một công ty Hy Lạp.
Theo nguồn tin của Liban, cả hai bên đều đưa ra yêu cầu ranh giới khác nhau. Tháng trước, Tổng thống Liban đã yêu cầu Israel ngừng toàn bộ việc khai thác ở Karish cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Israel và Liban bắt đầu vòng đàm phán mới về phân định lãnh hải
Israel thông báo nước này và Liban ngày 28/10 bắt đầu vòng đàm phán thứ 2 do Mỹ làm trung gian về tranh chấp lãnh hải.
Vùng biển thuộc thị trấn Naqura, Liban, giáp giới với Israel ngày 2/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Năng lượng Israel cho biết các phái đoàn từ 2 nước đã họp tại một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc để đánh giá khả năng đạt được thỏa thuận về phân định lãnh hải nhằm giúp khai thác các tài nguyên trên biển.
Hôm 14/10 vưa qua, Liban và Israel đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên về phân định biên giới trên biển do Liên hợp quốc và Mỹ bao trơ. Đây được xem là sự tương tác chính thức hiếm hoi giữa hai quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức nay.
Liban và Israel về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Hiên hai bên đang tập trung giải quyết các tranh chấp trên biển để cho phép tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, thỏa thuận phân định biên giới giữa Liban và Israel không đông nghĩa với một thỏa thuận hòa bình. Hai bên chưa có ý đinh tiến tơi bình thường hóa quan hệ.
Mỹ đã làm trung gian cho vấn đề trên trong khoảng 1 thập kỷ qua, song chỉ đến đầu tháng này, Liban và Israel mới đạt được đột phá, đi đến thỏa thuận khung về đàm phán. Động thái trên diễn ra sau khi Liban rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của nước này.
Trong khi đó, Israel và Cac Tiêu vương quôc Arab Thông nhât (UAE), Bahrain cũng vừa ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử tại Nhà Trắng vào tháng 9 vừa qua. Với những thỏa thuận này, UAE và Bahrain là các nước Arab tiếp theo thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, sau Ai Cập ký thỏa thuận năm 1979 và Jordan ký năm 1994.
Israel mời Tổng thống Liban đàm phán trực tiếp về phân định lãnh hải Tháng trước, Israel và Liban đã tổ chức các cuộc đàm phán về phân định biên giới trên biển nhằm giúp khai thác các tài nguyên biển giữa Liban và Israel dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và Mỹ. Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz. (Ảnh: Flash90) Ngày 23/11, Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz đã mời Tổng thống...