Liban ghi nhận siêu lạm phát tháng thứ 32 liên tiếp
Liban vừa tiếp tục ghi nhận siêu lạm phát trong tháng thứ 32 liên tiếp khi tỷ lệ trượt giá ở nước này trong tháng 2 vừa qua đã lên tới con số 190%.
Người dân bán rau tại một khu chợ ở Sidon, Liban, ngày 23/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn số liệu do Cơ quan Thống kê Trung ương Liban công bố cho thấy nguyên nhân khiến lạm phát phi mã là do giá cả dịch vụ và hàng hóa gia tăng mạnh. Cụ thể, cước viễn thông trong tháng 2 tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái; chi phí y tế tăng hơn 4 lần; dịch vụ nhà hàng, khách sạn tăng hơn 3 lần; giá cả quần áo, giày dép, đồ uống không cồn và chi phí vận tải cũng tăng hơn 3 lần.
Liban đã chứng kiến làn sóng siêu lạm phát kéo dài suốt gần 3 năm qua, với tỷ lệ 155% năm 2021, 171,2% vào năm 2022 và 190% trong tháng 2 vừa qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ tại nước này, cùng với những bế tắc chính trị dai dẳng đã cản trở Liban thành lập chính phủ mới để tiến hành các bước cải cách cần thiết vốn là điều kiện tiên quyết cho việc tiếp cận các gói hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà tài trợ quốc tế khác.
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Liban đã giảm khoảng 58% trong giai đoạn 2019-2021 khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu hẹp từ 52 tỷ USD năm 2019 xuống còn 21,8 tỷ USD năm 2021, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong 193 quốc gia. Số liệu của IMF cũng cho thấy nguồn thu từ thuế của Liban trong cùng giai đoạn trên đã giảm hơn một nửa. Ngoài ra, việc Liban xác định không đúng trị giá hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu đã khiến nước này thất thoát nguồn thu tương đương 4,8% GDP trong năm 2022.
Trong một báo cáo công bố tuần trước, IMF đánh giá “tiến độ thực hiện gói cải cách kinh tế toàn diện ở Liban vẫn còn hạn chế” và điều này “gây ảnh hưởng lớn đến nhóm người có thu nhập từ thấp đến trung bình, đồng thời làm suy yếu triển vọng kinh tế dài hạn của Liban”. Theo IMF, Chính phủ, Quốc hội và Ngân hàng Trung ương Liban phải cùng nhau nhanh chóng hành động để giải quyết những yếu kém hiện nay cả về thể chế và cấu trúc nhằm ổn định kinh tế và tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh và bền vững.
Hiện Liban cần tiến hành các bước đi cần thiết để giải phóng gói hỗ trợ tài chính 3 tỷ USD từ IMF và mở đường cho khoản hỗ trợ bổ sung trị giá 11 tỷ USD đã được các nhà tài trợ quốc tế cam kết tại một hội nghị ở Paris (Pháp) hồi năm 2018.
Kinh tế Séc đối mặt với nguy cơ trì trệ trong năm 2023
Phóng viên TTXVN tại Séc dẫn dự báo kinh tế vĩ mô do Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 13/2, theo đó nền kinh tế Cộng hòa Séc được dự báo sẽ trì trệ trong quý I và chỉ tăng trưởng 0,1% trong cả năm 2023.
Đây là con số thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng trưởng trung bình của toàn Liên minh châu Âu (EU).
Một tiểu thương bày hàng để bán tại chợ ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo EC, dự báo trên được đưa ra trên cơ sở đã tính đến khả năng Cộng hòa Séc không thay đổi các ước tính trước đó về mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tối thiểu trong năm 2023. EC cũng dự báo kinh tế Cộng hòa Séc sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2024 với mức dự kiến 1,9%.
Cũng theo EC, trong nửa đầu năm 2023, bất chấp những tác động liên tục từ cuộc xung đột tại Ukraine, nền kinh tế châu Âu sẽ tránh được suy thoái và tăng trưởng năm 2023 được dự báo sẽ cao hơn mức ước tính trước đó. Cụ thể, GDP trung bình của EU có thể sẽ tăng 0,8%, cao hơn nửa điểm phần trăm so với Dự báo kinh tế mùa Thu đã công bố.
Trong khi đó, EC cũng dự báo lạm phát tại EU sẽ giảm xuống còn 6,4% trong năm nay, thấp hơn mức dự báo 7% được công bố trước đó.
Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay, do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở trong và ngoài nước. Các công nhân làm việc tại một xưởng may mặc tại Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Reuters Bộ Thống kê Ấn Độ ngày 6/1 vừa công bố dự báo chính...