Liban cảnh báo leo thang nguy hiểm ở Trung Đông
Ngày 31/8, Liban cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông sau khi quân đội Israel trước đó tiến hành chiến dịch quân sự ở các thành phố Jenin, Tulkarm và Tubas thuộc Bờ Tây.
Một chiếc xe bị trúng không kích của Israel ở Sidon, Liban ngày 26/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Liban bày tỏ quan ngại về con số thương vong là dân thường do những hoạt động quân sự nói trên, trong khi Israel vẫn tiếp tục tấn công tại Dải Gaza.
Ngoài ra, thông báo cũng nhấn mạnh việc cưỡng ép di dời người dân khỏi Bờ Tây là hành động đi ngược lại luật nhân đạo quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Liban cũng kiên quyết phản đối mọi chính sách và hành động mà nước này coi là “cực đoan” có thể hủy hoại nỗ lực tiến tới thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, theo tinh thần của Nghị quyết 2735 mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua hồi tháng 6 vừa qua.
Quân đội Israel cho biết đã khởi động chiến dịch quân sự quy mô lớn từ ngày 28/8 ở phía Bắc Bờ Tây, cho rằng chiến dịch này nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng của Israel.
Trong khi đó, xung đột giữa lực lượng Hezbollah ở Liban và Israel vẫn tiếp diễn.
Hãng thông tấn Mehrnews của Iran ngày 31/8 dẫn thông báo của Hezbollah cho biết các chiến binh của nhóm này đã tấn công bằng tên lửa vào một doanh trại ở miền Bắc Israel. Thông báo của Hezbollah nêu rõ động thái này nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người dân Palestine ở Dải Gaza và đáp trả các cuộc tấn công của Israel vào miền Nam Liban.
Kênh truyền hình 12 của Israel đưa tin một máy bay không người lái đã phát nổ ở khu vực Beit Hillel, thuộc vùng Thượng Galilee ở miền Bắc Israel, nhưng không gây ra thương vong nào. Trong khi đó, Israel tiếp tục tấn công miền Nam Liban với các vụ pháo kích vào thị trấn Aita al-Shaab.
Video đang HOT
Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza 'hạ nhiệt' căng thẳng Trung Đông
Vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban trong những ngày qua.
Điều này dường như phần nào đã trút được những lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông.
Người dân sơ tán khỏi thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 11/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN
Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 26/8, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục làm việc để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thả con tin Israel, mặc dù vòng đàm phán mới nhất tại Ai Cập vào đầu tuần kết thúc mà không có thỏa thuận nào.
Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay, trong vòng đàm phán vừa qua, các nhà hòa giải đã thảo luận về những chi tiết cuối cùng của một thỏa thuận tiềm năng.
Các nhà đàm phán Mỹ hy vọng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar sẽ nhận được bản sao của đề xuất mới nhất ngay trong những ngày tới, mặc dù thời gian chưa rõ ràng do khó liên lạc với ông.
Trước đó một ngày, các nguồn tin an ninh Ai Cập tiết lộ rằng vòng đám phán hòa bình mới nhất đã kết thúc tại Cairo mà không đạt được thỏa thuận nào, khi cả phong trào Hamas của Palestine và Israel đều không nhất trí với một số điều kiện do các bên trung gian đưa ra.
Phát biểu trên Al Arabi TV, Bassem Naim, một thành viên văn phòng chính trị của Hamas khẳng định quan điểm của nhóm này là "sẵn sàng đàm phán những gì đã được thống nhất" trong đề xuất công bố ngày 2/7, nhưng sẽ không chấp nhận các điều kiện mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thêm vào.
Quan chức trên cho biết những điểm vướng mắc còn lại trong khung thỏa thuận tuy đáng kể nhưng vẫn được coi là có khả năng hóa giải. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Đặc phái viên hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) Tor Wenesland cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán ở Ai Cập. "Không còn thời gian để lãng phí. Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và thả con tin đang diễn ra ở Cairo là rất quan trọng để cứu mạng sống dân thường, giảm căng thẳng trong khu vực và tạo điều kiện cho Liên hợp quốc hợp tác với Chính quyền Palestine, đẩy nhanh các nỗ lực nhằm giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người dân đang phải chịu đựng lâu dài ở Gaza".
Những "nút thắt" khó gỡ
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 24/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN
Một trong những bất đồng lớn mà cả Hamas và Israel chưa tìm được tiếng nói chung là sự hiện diện của quân đội Israel ở khu vực được gọi là hành lang Philadelphia, một dải đất hẹp dài 14,5 km dọc theo biên giới phía Nam của Gaza với Ai Cập. Hamas phản đối mong muốn của Israel tiếp tục đóng quân ở đó trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết cần phải kiểm soát khu vực biên giới Ai Cập để ngăn chặn Hamas bổ sung kho vũ khí của mình thông qua các đường hầm và Israel cần một "cơ chế" để ngăn chặn lực lượng Hamas quay trở lại miền Bắc.
Trong khi đó, Hamas nói rằng bất kỳ sự hiện diện lâu dài nào của Israel ở Gaza sẽ dẫn tới sự chiếm đóng quân sự. Ai Cập, quốc gia đóng vai trò trung gian hòa giải chính trong các cuộc đàm phán, cũng kiên quyết phản đối sự hiện diện của Israel ở phía bên kia biên giới với Gaza.
Theo các quan chức Mỹ tham gia đàm phán, đề xuất ngừng bắn hiện tại kêu gọi quân đội Israel rút quân khỏi "các khu vực đông dân cư" ở Gaza. Tuy nhiên, cuộc tranh luận ngay thời điểm này cũng tập trung vào việc phân chia hành lang Philadelphia, đâu là khu vực đông dân cư và không có dân cư.
Trong một tuyên bố ngày 25/8, phái đoàn đàm phán của Hamas đã công khai nhấn mạnh lại yêu cầu của nhóm rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm "một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, cho phép người dân ở phía Bắc trở về nhà và thực hiện nghiêm túc những cam kết liên quan đến cứu trợ và tái thiết, trao đổi con tin".
Hiện các nhà hòa giải của Mỹ, Ai Cập, Qatar đều đang nỗ lực chạy đua với thời gian để thúc đẩy hai bên đạt được một lệnh ngừng bắn. Theo nhận định của giới phân tích, một thỏa thuận ngừng bắn sẽ mang đến cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran hoặc Hezbollah vào
Israel sau vụ ám sát một chỉ huy Hezbollah ở Beirut và một thủ lĩnh Hamas ở Tehran vào tháng trước. Israel cam kết sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến lan rộng và tàn khốc hơn.
Nguy cơ xung đột thấp
Việc vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra vào ngày 25/8 bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và Hezbollah vào cuối tuần trước dường như phần nào đã trút được một số lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng hơn.
Cụ thể, Israel đã tiến hành các cuộc không kích phủ đầu nhằm vào lực lượng Hezbollah khi Hezbollah cho biết đã tự thực hiện cuộc tấn công "giai đoạn đầu" để trả thù cho cái chết của chỉ huy cấp cao Fu'ad Shukr.
Sáng 25/8, Hezbollah tuyên bố họ đã phóng 320 quả rocket và một loạt thiết bị bay không người lái về phía Israel. Cùng ngày, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết khoảng 100 máy bay chiến đấu đã đánh phá và phá hủy hàng ngàn ống phóng tên lửa của Hezbollah ở hàng chục địa điểm phóng từ Liban. Sau đó, IDF tiếp tục thực hiện thêm các cuộc tấn công trong ngày. Theo phía Israel, họ đã thực hiện các cuộc không kích trên sau khi xác định Hezbollah đang chuẩn bị bắn tên lửa và rocket về phía lãnh thổ mình.
Một số quan chức Mỹ và Israel tin rằng cuộc tấn công lớn của Hezbollah, phần lớn đã bị lực lượng Israel vô hiệu hóa bằng cuộc không kích phủ đầu, đã loại bỏ đòn bẩy mà Hamas hy vọng sẽ gây sức ép buộc Israel nhượng bộ thêm.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích khu vực cho rằng nguy cơ cuộc leo thang ngày 25/8 tiến triển thành một cuộc xung đột toàn diện là thấp, nhưng có thể dẫn đến những sự cố không lường trước được.
Refaat Badawi, một nhà phân tích chính trị và cựu cố vấn của thủ tướng Liban, lưu ý rằng hành động trả đũa của Hezbollah nằm trong "quy tắc giao tranh" và việc Israel nhấn mạnh thành công của nước này trong các cuộc tấn công phủ đầu cũng cho thấy nước này mong muốn tránh xảy ra thêm xung đột.
Sức ép để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đang gia tăng trong bối cảnh người dân tại Dải Gaza phải đối mặt với nạn đói hoành hành, tình trạng thiếu nước trầm trọng, mất mát nhà cửa và khủng hoảng bệnh tật do cuộc chiến kéo dài hơn 10 tháng qua của Israel tại vùng đất phong tỏa của người Palestine. Theo cơ quan y tế Gaza, cuộc xung đột tại Gaza đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40.435 người Palestine và làm bị thương 93.534 người khác.
Quân đội Israel ngày 25/8 đã ra lệnh sơ tán thêm tại khu vực Deir al-Balah ở trung tâm Gaza, nơi hàng nghìn người Gaza đang trú ẩn.
Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho biết, trong ngày 26/8, không có chuyến hàng viện trợ nào được thực hiện do rủi ro an ninh sau khi, Israel ra lệnh sơ tán mới đối với Deir al-Balah.
Chỉ huy Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine thiệt mạng Phong trào Thánh chiến Hồi giáo ở Palestine (PIJ) xác nhận chỉ huy Muhammad Jabber, còn được gọi là "Abu Shujaa", đã thiệt mạng trong cuộc tập kích của quân đội Israel vào Trại tị nạn Nur Shams ở thành phố Tulkarem thuộc Bờ Tây trong ngày 29/8. Xe quân sự Israel được triển khai tại Tulkarm, Bờ Tây, ngày 22/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN...