Lì xì – cuộc “đổi tiền” không suôn sẻ của cha mẹ
Việc chuẩn bị lì xì tết với vợ chồng tôi rất phiền toái. Tôi thấy phong tục này giống một cuộc trao đổi tiền của cha mẹ, mà chênh lệch theo hướng “ thâm hụt”, hay “lãi” đều rất mệt.
Con trẻ háo hức chờ lì xì, nhưng chúng không biết rằng, tiền chúng nhận được cũng tương đương số tiền cha mẹ phải bỏ ra (Ảnh minh họa)
Tết nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng Chạp, vợ tôi lại cuống quýt gọi điện nhờ người này người kia đổi giúp một ít tiền lẻ, tiền mới. Có năm phải gom đến vài nơi, vợ tôi mới tích đủ số lượng tiền lẻ như ý để yên tâm về quê ăn tết.
Giáp tết, vợ chồng tôi bắt đầu ngồi nhẩm tính và phân loại xem con nít nhà ai cần lì xì bao nhiêu tiền. Nếu là con cháu các sếp, hay con cái nhà nào khá giả, thân thiết, chúng tôi sẽ mừng tuổi bằng những tờ tiền 100, 200, 500 ngàn đồng mà không cần bao lì xì “cho oách”.
Với những tờ 10 ngàn, 20 ngàn đồng, cần bỏ vào phong bao lì xì cho “đỡ xấu mặt”. Tôi thậm chí còn đau đầu khi phải phân biệt bằng phong bao màu nào tương ứng với mệnh giá tiền nào để cho đỡ nhầm lẫn. Vì việc nhầm lẫn rất dễ xảy ra.
Dù cẩn thận thuộc lòng, trong mấy ngày tết, đôi khi vợ chồng tôi vẫn va phải những tình huống khó xử.
Có lần vợ giận dỗi tôi khi tôi lỡ lì xì lần thứ 2 cho con nít hàng xóm lúc chúng chạy sang nhà chơi. Chiều hôm trước, vợ tôi đã lì xì bọn nhỏ khi cùng tôi sang chúc tết. Vợ tôi tiếc tiền vì “hàng xóm lì xì con mình có một lần”. Tôi thì chỉ nghĩ quý mến bọn trẻ nên lì xì lấy hên ngày tết, có lầm lẫn một chút không sao, nhưng từ sau lần đó, để đỡ rắc rối, tôi “nhường” cho vợ lì xì hết thảy.
Thế rồi, nếu vợ lỡ đi đâu vắng, mà khách dắt trẻ tới nhà, tôi bối rối vì không kịp chuẩn bị cái phong bao nào. Nhiều lần tôi phải lén gọi hai đứa con vào trong phòng rồi lấy chính cái bao lì xì chúng vừa được nhận để mừng tuổi lại cho con của khách. Cả tôi và khách đều gượng gạo khi nhận ra cái bao lì xì quen thuộc.
Năm nào đến Mùng 2 tết, anh chị em chúng tôi cũng tập trung bên nhà ngoại. Tôi vẫn nhớ hình ảnh mấy chị em chạy quanh nhà tìm xem còn đứa trẻ nào chưa nhận để lì xì. Lỡ có đứa nào vắng mặt thì tìm đủ mọi cách gửi về cho bằng được. Người này dúi qua, người kia dúi lại, thật giống hệt như một cuộc đổi tiền giữa các mẹ với nhau.
Tôi nhớ như in một lần nọ, thằng con lớn nhà tôi bóc phong bao lì xì ngay trước mặt khách và phát hiện tờ tiền bị rách. Thế là cu cậu quay sang luôn người bác vừa đưa lì xì xin đòi đổi tờ khác. Vợ chồng tôi chẳng kịp phản ứng gì, chỉ biết tái mặt nhìn khách và nói về “thằng bé hiếu động” cho qua câu chuyện.
Hết tết, vợ con tôi luôn tổ chức cuộc “tổng kết”. Vợ cẩn thận xem lại các phong bao lì xì và số tiền mà các con nhận được. Việc này không hề dễ. Vợ và con tôi luôn phải cố lục trí để từ hình dáng, màu sắc các phong bao nhớ ra xem chiếc này của người nào, con nhận ở đâu… Với gia đình nào mà các bao lì xì con nhận về quá nhiều tiền so với bao lì xì vợ gửi đi, cô ấy phải ghi nhớ để năm sau “lì xì bù” kẻo người ta thiệt thòi.
Năm nào mà thu hồi “đủ vốn”, hay “có lãi” thì vợ mừng rỡ. Còn nếu không “lãi”, có khi còn phải cố nhớ xem đã lỡ lì xì “chênh lệch” cho con nhà ai, để sang năm giảm bớt.
Video đang HOT
Mấy đứa con nít bằng cách nào đó cũng bắt đầu thể hiện thái độ với người mừng tuổi dựa theo giá trị của bao lì xì. Năm vừa rồi, thằng nhỏ mới 6 tuổi nhà tôi thủ thỉ với bố mẹ:
- Mẹ ơi, con thích bác Nam nhất.
- Sao vậy con?
- Mẹ nhìn này, bác ấy lì xì con những 200 ngàn. Chẳng giống như bác Thu, có 10 ngàn à. Tết năm sau con không sang nhà bác Thu chơi nữa đâu.
Nói thì dễ, nhưng thực tế làm sao có thể cấm trẻ vui nhiều hơn với những phong bao có tiền mệnh giá lớn? (Ảnh minh họa)
Dù cha mẹ đã ra sức dạy con về việc đừng coi trọng số tiền bên trong, nhưng khi trẻ đã lớn, chúng biết tự chúng đánh giá giá trị tờ tiền, và rất khó để nói với chúng mệnh giá tiền bao nhiêu không quan trọng. Chẳng lẽ lại nói “trắng” với con: “Để có món lì xì lớn, thì mẹ cũng phải bỏ ra số tiền lớn tương đương?”.
Với những bất tiện này, quả thật tôi chẳng muốn con mình nhận lì xì hay vợ phải lì xì con nhà khác một chút nào hết. Nếu mà những lời chúc tụng tốt đẹp cho nhau được thay thế phong bao thì tốt biết mấy!
Biết là bất tiện, là không còn ý nghĩa tốt đẹp, nhưng vợ chồng tôi cũng chẳng đủ dũng cảm để dừng việc lì xì, vì rất ngại lời ra tiếng vào của mọi người xung quanh. Thôi thì chỉ biết tặc lưỡi cho qua. Vợ tôi rất hay nói: “May là mỗi năm chỉ một lần tết!”.
Cậu bé được 99/100 điểm bật khóc: Bố mẹ chỉ hỏi tại sao bị trừ 1 điểm
Đa số các bậc phụ huynh đều mong muốn con của mình là người giỏi nhất, đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Thậm chí, để con đạt điểm tối đa nhiều người không tiếc chi số tiền lớn cho con đi học thêm, học ngày học đêm. Tuy nhiên, chính sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đôi khi lại trở thành áp lực với con trẻ. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không được bố mẹ công nhận khiến nhiều đứa trẻ cảm thấy tủi thân. Như câu chuyện của cậu bé dưới đây chính là một ví dụ.
Cậu bé làm bài kiểm tra được 99/100 điểm vẫn bị bố mẹ chê trách. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Cụ thể, câu chuyện được đăng tải trên Weibo cho hay, một cậu bé đến từ Hoài An, Giang Tô, Trung Quốc vừa khóc vừa nói ra những ấm ức của mình với bố mẹ. Theo đó cậu bé thi được 99/100 điểm. Đây đã là một điểm số rất cao, tuy nhiên bố mẹ lại chỉ chăm chăm hỏi tại sao con lại bị trừ 1 điểm. Thay vì động viên, khích lệ cậu bé cố gắng trong lần thi tiếp theo, bố mẹ chỉ luôn hỏi lỗi của con. Điều đó khiến cậu bé vô cùng tủi thân.
"Mỗi lần con thi được 99 điểm, điều đầu tiên bố mẹ hỏi con chính là tại sao lại để bị trừ 1 điểm? Con làm bài kiểu gì mà lại để bị trừ điểm? Có phải con làm bài ẩu hay không? Bố mẹ chưa bao giờ để ý xem con đã làm tốt như thế nào. Lúc nào cũng hỏi con đã làm sai chỗ nào. Con chỉ muốn bố mẹ khen ngợi con thôi mà" - cậu bé vừa khóc vừa ấm ức nói.
Cậu bé ấm ức nói hết tất cả những bức xúc trong lòng của mình. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Cậu bé vừa nói vừa không thể kiềm chế được những giọt nước mắt. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Hình ảnh cậu bé vừa khóc vừa ấm ức nói khiến nhiều phụ huynh phải suy nghĩ liệu có phải mình đã quá nghiêm khắc với con. Những điều cậu bé nói không hề sai, với số điểm gần như tuyệt đối cậu bé xứng đáng nhận được một lời khen, lời động viên của bố mẹ thay vì chỉ hỏi lỗi sai.
Sau khi đăng tải hình ảnh cậu bé vừa khóc vừa nói lập tức gây bão. Nhiều người cho rằng bố mẹ cậu bé đã quá nghiêm khắc và đặt kỳ vọng quá cao. Điều đó vô tình sẽ khiến con bị áp lực và cảm thấy không được bố mẹ coi trọng.
Cậu bé cho hay mỗi lần được 99 điểm đều bị bố mẹ hỏi tại sao lại bị trừ 1 điểm. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Cậu bé cảm thấy rất buồn vì chưa từng được bố mẹ khen 1 lần. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Một số bình luận của netizen Việt Nam về sự việc này.
"Thật ý nhiều bậc phụ huynh luôn rất tiết kiệm lời khen với con, chỉ nhìn với những điều con làm chưa tốt, dần dà cũng khiến đứa trẻ bị tổn thương lắm chứ. Thậm chí còn khiến nhiều đứa nghĩ rằng nó luôn có khuyết điểm nó không làm tốt gì cả."
"Thi văn được giải nhì cũng hỏi sao chỉ được giải nhì dù mình rất cố gắng. Lúc nào cũng đòi hỏi con cái phải thế này thế kia trong khi không biết nó cố gắng như nào, bố mẹ nhiều khi nghĩ như vậy là tốt cho con nhưng vô hình chung gây áp lực."
"Nhớ có đợt mình khoe với mẹ làm bài kiểm tra Toán được 10 điểm lúc đó chỉ muốn được mẹ khen thôi mà ai ngờ mẹ nói chắc là do đề dễ hay là đi hỏi bài chứ học Toán vậy sao mà 10 được."
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với những lời nói của cậu bé, (Ảnh chụp màn hình Weibo Việt Nam)
Cậu bé vừa nói vừa bật khóc nức nở vì không được bố mẹ công nhận. (Ảnh: Cắt từ clip Sohu)
Vậy mới thấy, trẻ con vốn là đối tượng rất nhạy cảm, cần được bố mẹ quan tâm, động viên và khen ngợi đúng lúc. Điều đó sẽ khiến chúng có thêm động lực để cố gắng hơn. Nếu phụ huynh chỉ chăm chăm vào lỗi sai của con sẽ khiến con trở nên nhụt chí, hoài nghi vào bản thân của mình.
Sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đôi khi sẽ trở thành áp lực của con. (Ảnh minh họa: Sohu)
Con người không ai là hoàn hảo 100%, ngay cả các bậc phụ huynh cũng như vậy thì không nên áp đặt mọi thứ vào con trẻ. Hy vọng những lời tâm sự này của cậu bé sẽ được bố mẹ ghi nhận và sửa đổi trong thời gian sắp tới.
Bạn thấy những lời cậu bé này nói như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé!
Mỗi bậc phụ huynh sẽ có một cách giáo dục khác nhau nhưng ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Nhiều người vẫn nghĩ phải thật nghiêm khắc với con thì chúng mới biết sợ mà cố gắng. Tuy nhiên, điều đó vô tình lại khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách. Hơn nữa, bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn được bố mẹ ghi nhận, khen ngợi sự cố gắng của mình. Chính vì thế, các bậc phụ huynh đừng tiếc một lời khen với con, hãy động viên con đúng lúc. Như vậy sẽ khiến các bạn nhỏ càng có thêm động lực để cố gắng.
Người chồng nằm viện vẫn gượng dậy lấy đồ từ thiện cho vợ con đón Tết Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là sẽ đến Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023. Bên cạnh sự háo hức, mong chờ thì với những người lao động nghèo lại canh cánh một nỗi lo làm sao để những người thân có tấm áo mới đón Tết. Họ đều mong muốn cho vợ con một cái tết sum vầy, no đủ nhưng...