Lì xì cho gái ế!
‘Lại tết, lại toàn chuyện đau đầu nhức óc cho cái thân gái già này đây’, Thanh vừa sắp đồ đạc vừa lẩm bẩm một mình.
Cái nỗi lo của gái ế mỗi khi tết đến xuân về là được cả họ hàng gần xa lôi ra mà tra khảo chuyện chồng con tình duyên… Mà vốn ế là tất nhiên chuyện này là chuyện lận đận rồi. Tết đến sao không chúc nhau những cái mới cái hay cái đẹp mà lại cứ mang cái chuyện đau đầu đau óc này ra mà hành nhau thế không biết nữa.
Thanh nhớ những năm trước, khi nào tết mẹ cũng gọi điện hỏi khi nào mới về nhà? Công việc thì công việc chứ, tết nhất thì cũng phải thu xếp mà về cho sớm sớm một chút. Nhưng từ đôi năm nay thì mẹ chả khi nào gọi điện nưa. Gọi về nhà thì mẹ bảo: Khi nào kiếm được thằng nào dẫn về đây thì hẵng về chứ về một mình thì mẹ không cho về nữa. Nghe mà tủi thân tủi phận chết đi được. Nhưng mà không về thì lại nhớ mẹ. Không về thì biết đi đâu? Nên vẫn phải mang cái thân xác ế ẩm ấy về. Giá mà tết người ta cũng thích gái ế thì hẳn mẹ sẵn sàng mang ra chợ giao bán luôn rồi. Giá rẻ mấy cũng bán có lẽ.
Ngồi trên xe ô tô về nhà, nhìn mấy đứa mặt mũi non choẹt đang dí mắt vào điện thoại tủm tỉm cười, là biết ngày bọn này đang nói chuyện với tình yêu. Có lẽ trên xe chỉ có mỗi Thanh là đăm chiêu ngồi chống tay nhìn trời đất vào xuân. Ừ, trời đất thì vào xuân nhưng mà mình thì mỗi năm mỗi tuổi nó đuổi xuân đi. Không biết tự bao giờ mà nàng cũng cảm thấy sợ tết. Quay đi quay lại mới năm ngoái trên chuyến xe này về tết, một năm trời chưa làm được gì, lời hứa lấy chồng với mẹ vẫn vất chỏng ngọng nơi xó nào mà năm nay lại tới tết rồi. Đuôi mắt chả biết đã hằn in vết chân chim chưa nhưng trái tim thì đã mệt mỏi rồi. Dù suốt ngày vào mạng đọc những bài viết về gái ế như: Phụ nữ ba mươi ngày càng hấp dẫn, Tự do ngọt ngào, Nếu cô đơn đã chọn ta… để lên dây cót và lấy lại tinh thần nhưng mà cứ khi tết đến xuân về, nó lại chùng xuồng không cách nào căng ra được nữa. Chắc mẹ lại thở dài khi nhìn cái mặt này đây.
Ngồi trên xe ô tô về nhà, nhìn mấy đứa mặt mũi non choẹt đang dí mắt vào điện thoại
tủm tỉm cười, là biết ngày bọn này đang nói chuyện với tình yêu. (Ảnh minh họa)
Ơ thế nhưng lạ thật, vừa nhìn thấy Thanh là mẹ nàng đã mặt mày hớn hở như bắt được vàng. Giọng hồ hởi:
Về đấy à con? Mẹ mong mãi, mày làm gì mà giờ này mới về thế hả con?
Thanh đần mặt một lúc xem mình có nghe nhầm không, nhưng khi biết chắc cái nụ cười trên mặt mẹ không phải là ảo giác Thanh mới cười:
Tết này mẹ bắt được vàng sao thế?
Mẹ Thanh đáp:
Cha bố cô, cái cục vàng ôi thiu đang đứng trước mắt tôi đấy.
Thanh cười:
Video đang HOT
Con cứ tưởng mẹ coi là cục sắt han gỉ từ lâu rồi chứ?!
Trong bữa cơm trưa, mẹ Thanh hỏi:
Thanh, con còn nhớ thằng Hải con bác Bảy bên cạnh nhà mình không?
Nàng cười:
Mẹ! Trí nhớ của con đâu tồi thế. Anh ấy vào trong Nam lập nghiệp bao nhiêu năm rồi. Có thấy mặt mũi khi nào đâu. Nhưng mà con vẫn nhớ!
Mẹ Thanh cười:
Nó tết này về quê ăn tết đấy. Mà nó vẫn chưa lấy vợ đâu.
Thanh sặc hết cả cơm lên mũi. Xì mãi mới ra hết. Mắt mũi đỏ sọng, nàng nhìn mẹ:
Thì có liên quan gì tới con chứ?
Rồi nàng bỏ vào trong phòng riêng của mình. Thật ra là có liên quan tới nàng. Anh chàng hàng xóm đó, sao bao nhiêu năm còn chưa chịu lấy vợ? Hay cũng chịu cảnh ế ẩm như nàng? Thanh đứng ngắm cây đào bên cửa những bông hoa màu hồng khẽ lay động trước gió. Bỗng dưng, trái tim nàng cảm thấy hồi hộp.
Rồi Hải ra trường còn Thanh cũng vào đại học.Cuộc sống sinh viên sôi động và bận rộn
cùng khoảng cách về không gian khiến Thanh quên mất anh hàng xóm ngày nào.
(Ảnh minh họa)
Ngày bé mẹ Thanh thường kể, nhà Thanh nghèo lắm, nghèo hơn cả nhà bác Bảy nhiều. Nhưng bác Bảy ngày ấy làm ở kho, nên có điều kiện hơn. Nên sáng nào bác cũng nấu cháo rồi cho hai đứa ăn. Khi ấy nhà bác cũng mới có Hải, và bên nhà Thanh thì mới có Thanh. Hải hơn Thanh bốn tuổi. Suốt những năm tuổi thơ khốn khó ấy, Thanh toàn ăn chờ nằm trực nhà Hải. Hai đứa có gì cũng chia đôi, ăn cháo, ăn khoai, mẩu bánh hay cái kẹo… Mọi người ai củng bảo: Lớn lên mang Thanh gả cho Hải để trả ơn ăn cơm, ăn cháo trực.
Khi lớn lên, nàng vẫn nghe mọi người đùa vậy. Nhưng vẫn nghĩ chỉ là đùa thôi. Có ai nghĩ là Hải có gì với Thanh đâu hay ngược lại. Thậm chí cho tới tận khi Hải đi học Đại học Thanh mới chịu gọi bằng anh. Còn không toàn gọi mày tao, lớn thêm tí nữa thì gọi trống không. Những năm Hải học đại học Thanh vẫn nghĩ, người như Hải thì thiếu gì gái theo. Có lẽ, anh cũng có người yêu lâu rồi. Nhớ gì tới con bé ở quê đen nhẻm này nữa. Cho nên Thanh cũng không để ý nhiều tới Hải.
Rồi Hải ra trường còn Thanh cũng vào đại học. Cuộc sống sinh viên sôi động và bận rộn cùng khoảng cách về không gian khiến Thanh quên mất anh hàng xóm ngày nào. Đôi khi tết có nhìn thấy mặt Hải nhưng Thanh còn bận bạn bè của mình bận nhiều thứ quan tâm khác và bận cả chuyện yêu đương của riêng mình, nên quên mất Hải.
Thế mà sau bao nhiêu năm biền biệt trong Nam, Hải bỗng dưng lại xuất hiện ngay trước mắt nàng, khi mà nàng cũng đã có bao nhiêu mối tình nhưng cũng chẳng tới đâu. Và hôm nay, khi đã đi qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, họ lại quay về gặp lại người xưa với bao nhiêu nỗi bâng khuâng… Chợt chuông điện thoại đổ, là số của Hải. Hóa ra bao nhiêu năm vậy mà anh có thay số mới đâu. Nàng cũng đã quên mất anh trong danh bạ của mình. Cho tới tận hôm nay. Là tin nhắn của anh. Thanh hồi hộp ấn nút mở. Chỉ có một dòng: Năm nay anh sẽ lì xì cho em nhé!
Đọc tin nhắn xong, nàng ngơ ngẩn mất mấy giây. Thanh vẫn nhớ, ngày trước, Hải rất hay mừng tuổi cho Thanh. Tới tận khi Hải vào Nam lập nghiệp thì anh mới không mừng tuổi nữa. Đôi má nàng chợt ửng đỏ, không biết năm nay, sau bao nhiêu năm mới gặp lại, liệu anh sẽ lì xì gì cho nàng trong chiếc phong bao màu đỏ ấy?
Bất chợt nàng mỉm cười. Hay thật, cuộc đời là thế, đôi khi mình cứ mải miết đi tìm ở nơi đâu mà chẳng hề biết rằng: đôi khi, hạnh phúc ngay ở trước mắt mình đấy thôi. Có lẽ, cái tết này sẽ là tết độc thân cuối cùng của nàng chăng?…
Theo Ngoisao
Ghen thế này là thông minh hay ngu ngốc?
Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt có chồng và tình nhân đang ở rồi phóng xe về nhà.
18 giờ, chị gọi điện thoại đến công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: "Sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng".
Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải nhà hàng.
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng.
Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.
Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.
"Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp".
"Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì".
Một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.
Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa.
Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc.
Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng...
Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: "Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ".
Sếp gọi điện thoại cho nàng: "Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé". Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: "Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về".
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.
Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: "Ôi! Chiếc giày chân phải của em!".
Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: "Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!
Câu chuyện trên là có thật. Tuy nhiên, có người nói người vợ đánh ghen rất thông minh, có người lại cho rằng bà vợ này thật nhu nhược. Theo độc giả thì người vợ này thông minh hay nhu nhược và nếu ở trong tình huống này, độc giả sẽ làm gì?
Theo VNE
Đoạn kết được báo trước của người đàn bà 'thả hình bắt bóng' Đó là cái kết tất lẽ dĩ ngẫu cho trường hợp như chị. Nhưng không hiểu chị đã quá ngây thơ và non nớt khi đi hy vọng vào một điều viển vông như thế hay chị nghĩ rồi mình sẽ là một ngoại lệ... Ê chề thay người đàn bà đuổi hình bắt bóng... Chồng chị là một người đàn ông không...