Li hôn vì vợ mở miệng là ‘tiền… tiền’
Vợ chồng đâu có khó khăn, kham khổ gì cho cam mà lúc nào mở miệng em cũng “tiền, tiền”. Đôi khi em cáu giận vô cớ nhưng miễn anh mang tiền về là em lại cười hề hề, khen chồng ngoan ngay tức khắc!
Cưới nhau 3 năm, chưa lúc nào em để trong ví anh được quá 500 ngàn đồng. Lý do: nhiều tiền, anh sinh tật nhậu nhẹt, bồ bịch lăng nhăng!
Vậy mà anh cũng chịu đựng được ngót 3 năm ròng. Con giun xéo lắm cũng quằn, em có biết điều này không? Thế nên chia tay hôm nay anh không phải là người hối hận, lại càng không là người có lỗi.
Vợ chồng đâu có khó khăn, kham khổ gì cho cam mà lúc nào mở miệng em cũng “tiền, tiền”. Đôi khi em cáu giận vô cớ nhưng miễn anh mang tiền về là em lại cười hề hề, khen chồng ngoan ngay tức khắc! Vậy mà chẳng thấy em xì ra cho anh đồng cắt nào để gọi là rộng rãi. Có bao nhiêu em thâu tóm hết, để anh như thằng đàn ông bất lực, ăn bám vợ vậy! Nhớ ngày mới hẹn hò, đi đâu anh cũng là người chi, chưa bao giờ em san sẻ với anh một ly nước.
Anh không tính toan gì vì là đàn ông, “tình phí” đó anh phải chịu để cưa cẩm được người yêu. Nhưng có khi anh “cháy túi” cũng ráng mượn nợ đi chơi cùng em. Mấy khi đó dù em rủng rỉnh nhưng em chưa bao giờ “cứu” anh một lần… Giờ làm vợ, em cũng cứ thế “phát huy” và ngày càng kinh khủng hơn khiến anh như một chàng “ăn mày” trong chính ngôi nhà của mình.
Mỗi tháng anh kiếm được 13 triệu, vậy mà mỗi khi bạn bè tụ tập nhậu nhẹt, anh đều từ chối với đủ thứ lý do “có hẹn” chỉ vì trong túi không có đến 500 ngàn đồng, làm sao dám tham gia! Cũng đâu dám hé răng với ai chuyện anh “không có tiền” vì nếu nói ra, mất mặt một thằng đàn ông, trụ cột gia đình quá! Với gần ấy tiền nhưng mỗi tháng em chỉ cho anh… 2 triệu để tiêu. Em phát theo tuần chứ còn “chẳng dám” đưa một lần cho anh. Mỗi tuần em phát… 2 lần để số tiền trong túi anh tối đa chỉ được từ 200 – 300 ngàn. Muốn nhậu nhẹt à, thôi khỏi! Muốn bao gái gú à, làm gì có điều kiện!
Thế là anh cứ lủi thủi ngày đi làm, chiều về ăn cơm nhà. Cà phê cà pháo cũng hạn chế, mỗi ngày 1 ly cũng đã sợ tháng đó phải “nhịn đói” nói chi đèo bồng gì cho cao sang. Mỗi lần “phát tiền”, em lại ca bài ca tiết kiệm rồi dặn dò đủ điều nào là anh xài vừa thôi, tiền dư để dành cho con, để dành hữu sự sau này… em đâu biết là em đang ki bo, thu hết về mình còn đối với chồng thì “tiền phát gạo đong”. Em thử hỏi xem có anh chồng nào cam chịu bấy nhiêu đó sinh hoạt cho 1 tháng như anh không?
Đáng lẽ anh có thể “chịu nhục” mà sống hết quãng đời vợ chồng với em, vì suy cho cùng, có lẽ em lo nghĩ cho tương lai con cái, anh cũng yên lòng chút ít vì em biết lo xa. Nhưng em tính toán với tất cả mọi người nhưng hào phóng với bản thân mình. Em mua sắm tủ đồ, tủ giày dép không thiếu mẫu mới nào, còn tiền lo cho bố mẹ anh lúc đau yếu em cũng cắn đắn, ra vẻ ban ơn. Ba mẹ anh tuổi già sức yếu, có mình anh là con trai, đáng ra họ có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ anh, từ vợ chồng mình.
Đáng ra em cũng phải biết điều đó mà chăm lo cho họ đủ đầy vì anh là người chồng “ngoan ngoãn” không chống đối em. Vậy mà em còn so đo từng đồng cắt. Hôm ba anh bệnh đột ngột phải nhập viện mổ, chỉ 10 triệu viện phí mà em đứng chóng nạnh nhăn nhó, càm ràm “bệnh chi để tốn tiền tốn bạc quá không biết!”. Mẹ anh nghe câu đó đã giận xanh mặt, không nói được lời nào, cũng chẳng buồn mắng em. Mẹ bảo với anh, mẹ không mong con dâu cung phụng đủ đầy, chỉ mong em có chút lễ nghĩa, đạo của dâu con. Mà em thì chỉ quý mỗi tiền thôi!
Anh hỏi em tiền kiếm lại được, làm ra được còn ba mẹ em có tìm được người thứ 2 không? Em không biết lỗi còn làm dữ lên, nói anh dù có làm ra tiền nhưng em ra công giữ gìn tiền của mới có ngày hôm nay, không biết ơn lại còn trách mắng… Em ham tiền đó thì sao, không thích thì ly dị đi!
Video đang HOT
Ly dị, anh không đòi bất cứ một đồng nào, để lại hết cho em đó! Anh ra đi bằng hai bàn tay trắng với 2 ba mẹ già. Anh tin rồi anh làm lại được, kiềm lại được, dù không nhiều tiền nhưng anh thấy nhẹ nhõm vì không phải sống cùng nhà với một người vợ chỉ biết đến tiền, bất chấp lễ nghĩa, đạo vợ tình chồng. Em hãy giữ đống tiền đó mà sống thật vui. Rồi một ngày nào đó em sẽ thấy tiền quý thật, nhưng không phải là tất cả. Tình nghĩa con người mới đáng quy hơn em à!
Theo VNE
Chồng tuyên bố: 'Có chết tao cũng phải kéo mẹ con mày theo'
14 năm sống với người chồng hèn mọn, ăn bám vợ, với chị thế là quá đủ. Chị quá chán ghét sự có mặt của anh trong cuộc sống của mình.
Cả tháng nay, chị không buồn mở miệng nói, dù là nửa câu. Hôm qua con trai của chị (13 tuổi) hỏi:" Sao mẹ không nói chuyện với ba ", chị im lặng vì bất ngờ trước quan sát của con, bất ngờ trước câu hỏi của nó...
Cho đến khi nó lắc vai chị, chị cười gượng nói với con: "Vì mẹ lười nói "...
Chị khồng biết phải miêu tả về người chồng của mình bằng ngôn ngữ như thế nào. Và cũng không biết cái quyết định lấy người đàn ông này cách đây 13 năm có phải là do số phận hay do chị yêu mù quáng.
Gia đình chị là gia đình công chức, bố mẹ chị đều là giáo viên, cuộc sống đạm bạc nhưng mấy chị em đều được ăn học đàng hoàng. Tốt nghiệp đại học, chị vào làm nhân viên trong một ngân hàng nhà nước, thu nhập của chị cũng không đến nỗi nào.
Ngày quen anh - chồng chị bây giờ, anh chưa học xong chương trình năm 2 của ĐH mở đã phải xin bảo lưu vì không có tiền đóng học. Anh thuê 1 chỗ bán cà phê để mưu sinh vì gia đình anh đang gặp khó khăn do mẹ anh bể hụi....
Nhà anh có 6 anh chị em, anh là con thứ trong gia đình. Nhưng chẳng đứa nào học hành cho ra hồn cả ngoài anh, nhưng giờ anh cũng lại phải tạm ngừng việc học.
Để có tiền sinh sống, nuôi mẹ và mấy đứa em kế tiếp, anh phải đi làm tiếp thị bia, thuốc lá, cò đất... Chị mến anh vì nghĩ anh biết vượt khó để sống...
Vẫn biết nhà anh phải thuê nhà để ở, vẫn biết gia cảnh nghèo túng bần hàn của nhà anh... Nhưng chị vẫn quyết yêu anh.
Biết chị yêu anh, gia đình chị ra sức phản đối. Không hẳn là do nhà anh nghèo, mà do bố mẹ chị bảo "bố mẹ có cảm giác không tin tưởng ở nhân cách của cậu trai này. Mọi thứ cậu ta làm đều cho người ta cảm giác đó chỉ là sự giả tạo"...
Bỏ qua mọi lời cảnh báo của cha mẹ, chị vẫn lao vào anh như con thiêu thân, để rồi sự nông nổi của tuổi trẻ khiến chị mang trong mình giọt máu của anh.
Thế rồi cưới, ngày cưới, chị phải tự bỏ tiền dành dụm mấy năm đi làm để tự mua nữ trang, quần áo cho mình...
Con trai chị lớn lên trong lời la mắng của bố và những giọt nước mắt âm thầm chảy của mẹ.
1 tuần sau khi cưới, cuộc sống như địa ngục của chị đã bắt đầu. Hôm nào chồng chị về đến nhà sớm lắm cũng 12 giờ đêm, say đến không còn biết trời đất là gì. Chị thì bụng mang dạ chửa, chỉ biết khóc vì tủi thân.
Từ sau đám cưới, anh bỏ hẳn việc học, mọi công việc trước kia cũng bị anh "gác lại" vô thời hạn. Mọi chi phí trong gia đình nhỏ dựa hết vào đồng lương công chức của chị. Cần tiền là anh ngửa tay ra xin vợ mà không hề có lấy một thái độ gì gọi là ngượng ngùng.
Nếu chi tiêu một mình thì khoản lương của chị có thể nói là dư giả, nhưng để phục vụ cho nhu cầu của 2 người, trong khi chị lại đang mang bầu thì đúng là thiếu trước hụt sau.
Đã không làm ra tiền, chồng chị lại bắt đầu hay lấy trộm tiền của vợ. Có khi trong ví chị còn vẻn vẹn 200 nghìn đồng là tiền ăn cho cả 2 vợ chồng trong... nửa tháng. Để tiết kiệm chi tiêu chị đã phải nhịn ăn sáng, trưa thì đợi các đồng nghiệp khác ra khỏi cơ quan là tất tả đi pha bát mì tôm "không người lái" ăn cho xong bữa. Vậy mà đến khi ra chợ, mở ví trả tiền thức ăn, chị mới tá hỏa vì số tiền trong ví chỉ còn lại 50 nghìn đồng. Khóc dở mếu dở, chị đành ngượng ngùng trả lại đồ ăn đã mua cho cửa hàng rồi vội vàng phóng xe về nhà.
Cả nửa tháng ấy chị phải ăn cơm trộn với quả cà chua chưng nước mắm. Và cũng cả nửa tháng ấy người mà chị gọi là chồng... mất dạng.
Đứa con đầu sinh thiếu tháng do cơ thể chị quá yếu ớt. Chồng chị, ngoài lần đưa chị đến bệnh viện thì anh ta không hề xuất hiện thêm lần nào nữa. Mẹ chị vừa chăm con, thỉnh thoảng lại chạy ra ngoài hành lang lau nước mắt vì thương con gái.
Nếu không có sự giúp đỡ của bố mẹ đẻ có lẽ chị và con không sống nổi...
Đã không kiếm ra tiền, chồng chị còn thường xuyên "ăn cắp" tiền của vợ.
Cuộc sống cứ thế kéo dài mười mấy năm, đã 6 lần dọn nhà vì bị chủ nhà đuổi do chị thường xuyên không đóng được tiền nhà đúng hẹn, nhưng lần nào chị cũng chỉ một mình lo liệu...
Hơn chục năm sống với chồng, chưa bao giờ chồng chị tìm hiểu xem chị nghĩ gì? Chưa bao giờ vợ chồng nói với nhau được 3 câu cho đàng hoàng. 1 tháng nhiều lắm cũng chỉ ăn với nhau được 5 bữa cơm, chưa bao giờ người chồng kia biết là con trai đã lớn, nó cần anh ta như 1 người bạn, một người cha, 1 người đàn ông để mà san sẻ cùng con bao thay đổi tuổi đang lớn...
Con đánh bạn cùng lớp, điều mà trước đây chưa từng có, vì bé rất hiền.... Chồng chị đòi gô cổ con giao cho công an vì thói côn đồ và tống cổ con ra đường vì anh ta thấy nhục khi có đứa con như vậy. Mà anh ta không chịu hiểu rằng, thân là một người cha nhưng anh ta chưa từng dạy con phải ứng xử như thế nào khi bị ăn hiếp. Thằng bé lớn lên trong tiếng quát tháo của cha mỗi khi có mặt ở nhà, trong những giọt nước mắt âm thầm chảy của mẹ, vì thế nó trở nên lầm lì , hay cáu bẳn...
Mở miệng ra anh nói chị ngu, với con thì luôn miệng chửi "nuôi mày chỉ tốn cơm, có cái đầu sao không biết nghĩ ?"...
Anh mày - tao khi tranh cải với chị. Chị khuyên nhiều, ngọt nhạt cũng xong, giận hờn cũng đủ kiểu, kể cả đòi li hôn thế nhưng chồng chị vẫn chứng nào tật ấy, không chịu sửa đổi.
14 năm, cảm xúc của chị không còn, chị không buồn mở miệng nữa rồi. Chị cảm thấy chán ghét người mà trên pháp luật được gọi là chồng của chị nhưng chưa một ngày anh ta hành động theo đúng nghĩa một người chồng, một người cha. Giờ đây, ngay cả khi nghe tiếng nhai cơm rồn rột của anh chị cũng cảm thấy ghê tởm.
Chị đề nghị li hôn, anh chỉ thẳng vào mặt chị mà quát: "Tao không ký. Đời mày phải gắn với tao, có chết tao cũng phải kéo mẹ con mày theo". Chị cười nhếch mép: "Anh có kí hay không thì tôi cũng gửi đơn lên tòa, giờ luật pháp khác xưa rồi, tôi có thể đơn phương xin li hôn".
14 năm sống với người chồng hèn mọn, ăn bám vợ, với chị thế là quá đủ. Chị quá chán ghét sự có mặt của anh trong cuộc sống của mình, mà với con trai chị cũng vậy, khi anh về nhà, đến ngày thứ hai là con chị lại hỏi nhỏ mẹ " khi nào ba đi?", nó cũng thấy ngột ngạt khi ở gần hắn...
Vậy thì còn lí do gì để chị duy trì cuộc hôn nhân như địa ngục này nữa...
Theo VNE
Hò hẹn chàng đã một lần đò Trước khi hò hẹn người đàn ông từng kết hôn, bạn sẽ phải tìm hiểu rất nhiều điều. Hãy liên hệ với những người quen của người ấy và hỏi họ những thông tin cần thiết. 1. Thời điểm li hôn Hẹn hò một người đàn ông đã li hôn là một quyết định lớn mà bạn không nên vội vàng. Hãy tìm...