LHQ yêu cầu thả sinh viên biểu tình, Thái Lan quyết không chịu
Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu ngày 30.6 hối thúc chính quyền Thái Lan thả 14 sinh viên cầm đầu nhóm biểu tình ôn hòa đòi dân chủ hồi tuần trước, nhưng lãnh đạo chính phủ quân sự Thái Lan không đồng ý, theo Reuters.
Các sinh viên cầm đầu nhóm biểu tình tại Thái Lan hôm 25.6 – Ảnh: Lam Yên
14 sinh viên nói trên bị cảnh sát và quân đội Thái Lan bắt giữ tối 26.6 sau nhóm này tổ chức biểu tình, giăng biểu ngữ đòi dân chủ, phản đối chính quyền quân đội vào ngày 25.6 tại Bangkok.
Những sinh viên này bị cáo buộc gây rối, vi phạm vào những điều trong Bộ luật Hình sự của chính quyền quân đội Thái Lan. Nếu tội danh được thành lập, họ phải đối mặt với mức án tối đa là 7 năm tù giam.
Trước tình hình đó, Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Đông Nam Á ngày 30.6 ra tuyên bố hối thúc chính quyền Thái Lan nhanh chóng dỡ bỏ lời buộc tội đối với 14 sinh viên nói trên. Còn Liên minh châu Âu coi việc bắt giữ các sinh viên này là phá vỡ sự phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên chính quyền quân sự Thái Lan, đứng đầu là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, khẳng định sẽ không nhún nhường trước sức ép của quốc tế.
Hội đồng quốc gia về hòa bình và trật tự của chính quyền quân sự Thái Lan cũng đã cấm việc tụ tập nơi công cộng sau các cuộc biểu tình đòi dân chủ và phản đối chính quyền quân đội.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thái Lan bắt 14 sinh viên cầm đầu biểu tình
Tối 26.6, cảnh sát và quân đội Thái Lan bắt 14 sinh viên cầm đầu vụ biểu tình tại tượng đài Dân chủ (Bangkok).
Những SV cầm đầu biểu tình ngày 25.6 tại tượng đài Dân chủ (Bangkok)
Theo đó, những SV trong nhóm Dân chủ mới này đã tổ chức biểu tình, giăng biểu ngữ đòi dân chủ, phản đối chính quyền quân đội, với sự tham gia của hơn 100 người đủ mọi tầng lớp vào ngày 25.6.
Hôm 25.6, lực lượng an ninh đã theo sát mọi hoạt động của SV nhưng không bắt giữ ai. Họ bị cáo buộc là chủ mưu của hơn năm vụ biểu tình, vi phạm vào những điều trong Bộ luật Hình sự của chính quyền quân đội. Nếu tội danh được thành lập, họ phải đối mặt với mức ăn hơn ba năm tù giam.
Sulak Sivaraksa, một học giả nổi tiếng của Thái Lan, đã bày tỏ sự ủng hộ những SV tranh đấu này và đòi được thăm họ nhưng cảnh sát đã từ chối. Tuy vậy, các luật sư của họ được phép gặp thân chủ.
Những SV này hiện bị tạm giữ tại đồn cảnh sát Phra Ratchawang. Trang mạng xã hội "Các luật sư vì nhân quyền Thái" cho biết những SV này yêu cầu được xử ở toà dân sự, nhưng cảnh sát đang tìm cách để xét xử SV ở toà hình sự.
Cũng trong ngày 26.6, theo Bangkok Post, chỉ huy quân đội, tướng Udomdej Sitabutr cho biết có những chính trị gia giấu mặt đã đứng đằng sau hoạt động của SV đấu tranh chống chính quyền. Tuy nhiên, ông không "điểm mặt" những người này vì không muốn đẩy sự việc lên cao trào.
"Đó là một nhóm chính trị gia không hài lòng với cách quản lý của chính quyền, nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng và muốn được đối thoại với họ", ông nói.
Tin, ảnh: Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Bí mật đằng sau cuộc bỏ phiếu "dân chủ" ở Hồng Kông Các nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh đã nhận bàn thua cay đắng trong cuộc bỏ phiếu thông qua đề xuất cải cách bầu cử diễn ra hôm 18-6 chỉ vì phối hợp với nhau không ăn ý. Nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh - bà Regina Ip bật khóc vì sự thất bại trong cuộc bỏ phiếu. Ảnh:...