LHQ yêu cầu Mỹ xem lại luật cho cảnh sát dùng vũ lực
Các nhà nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu những cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ ngừng phân biệt chủng tộc và xem lại luật cho cảnh sát sử dụng vũ lực gây chết người, theo Reuters.
Những người biểu tình nằm xuống ở ga Grand Central, New York – Ảnh: AFP
Các chuyên gia phát biểu ngày 5.12, rằng họ lấy làm tiếc khi bồi thẩm đoàn Mỹ đã thất bại trong hai trường hợp truy tố cảnh sát giết chết hai thanh niên da màu là Michael Brown ở Ferguson, Missouri và Eric Garner ở New York; gây ra các cuộc biểu tình lớn trên cả nước.
“Tôi lo ngại về những quyết định của bồi thẩm đoàn và các chứng cứ vẫn còn mâu thuẫn trong cả hai vụ việc trên”, Rita Izsak, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về vấn đề dân tộc thiểu số cho biết.
“Các quyết định của tòa để lại một câu hỏi lớn về tính hợp pháp cho các trường hợp sử dụng vũ lực đối với cộng đồng Mỹ gốc Phi hoặc các cộng đồng thiểu số khác”, Rita Izsak nói thêm.
Ông Mutuma Ruteere, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về nạn phân biệt chủng tộc thời hiện đại cáo buộc rằng vụ việc trên là bằng chứng rõ ràng của phân biệt chủng tộc. Ông nói “phải diệt tận gốc những hành động này”
Luật pháp quốc tế cho phép sử dụng vũ lực gây chết người khi thật sự cần thiết để tự vệ, theo ông Christof Heyns, một đặc phái viên khác của Liên Hiệp Quốc.
Video đang HOT
“Nhiều tiểu bang của Mỹ đang sử dụng luật này rất dễ dãi vì nhiều trường hợp không cần thiết phải sử dụng vũ lực. Cho nên, cần nhìn nhận lại vấn đề một cách hệ thống và toàn diện như loại vũ khí được sử dụng, các khóa tập huấn cảnh sát và việc gắn camera trên người cảnh sát để làm bằng chứng giải trình”, Heyns phát biểu.
Cảnh sát tuần hành trong cuộc biểu tình ở Ferguson ngày 18.8 – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Bộ tư pháp Mỹ Eric Holder đã cân nhắc nhiều về quyền dân sự trong vụ nổ súng tại Missouri và hứa sẽ điều tra về vụ việc ở New York.
Vào thứ năm 4.12 bồi thẩm đoàn New York đã ra phán quyết không buộc tội cảnh sát da trắng Pantaleo gây ra cái chết của người đàn ông da màu Eric Garner hồi tháng 7 vừa qua.
Trong khi các vụ biểu tình liên quan đến trường hợp thanh niên da màu Michael Brown vẫn chưa lắng dịu thì phán quyết mới này càng khiến chính quyền Washington lo lắng.
Tổng thống Obama cho rằng vụ việc lần này sẽ càng khiến cả nước Mỹ quan tâm hơn những vấn đề của cộng đồng da màu và phải có những cải cách tư pháp để minh bạch hoá quá trình thực thi nhiệm vụ.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Nga lên tiếng về làn sóng biểu tình ở Mỹ
Nga ngày 25/11 đã lên án tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, đồng thời cảnh báo điều này sẽ đặt ra thách thức lớn đối với sự ổn định của cường quốc số một thế giới.
Nước Mỹ đang chìm trong làn sóng biểu tình bạo động tồi tệ nhất nhiều năm trở lại đây.
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga phụ trách về vấn đề nhân quyền, ông Konstantin Dolgov, đã đưa ra tuyên bố trên ngày hôm qua, ngay sau khi làn sóng biểu tình bạo động nhấn chìm thị trấn Ferguson, bang Missouri của Mỹ, trong biển lửa.
"Các cuộc biểu tình bạo động đang diễn ra ở Ferguson, bang Missouri, cho thấy tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ", ông nói.
Ông Dolgov nhấn mạnh vụ việc này nêu bật những vấn đề nổi cộm của nước Mỹ bắt nguồn từ việc Washington không tôn trọng nhân quyền.
Cũng theo đại diện phụ trách nhân quyền của Bộ ngoại giao Nga, làn sóng phản đối tình trạng phân biệt đối xử với người da màu ở Mỹ có thể "đặt ra thách thức đối với sự ổn định của Mỹ".
Trước đó, hàng nghìn người dân ở thị trấn Ferguson đã xuống đường biểu tình sau khi một bồi thẩm đoàn ra phán quyết không khởi tố sỹ quan cảnh sát da trắng Darren Wilson, người đã bắn chết thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown.
Nhưng người biểu tình cho rằng đây là phán quyết "mang nặng mùi" phân biệt chủng tộc vì kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy tổng cộng có 12 phát súng được Wilson bắn đi, trong đó có 6 viên trúng người Brown.
Nhiều kẻ quá khích đã nhân cơ hội này đốt phá, hôi của và xô xát với cảnh sát, buộc cảnh sát hạt St.Louis và thị trấn Ferguson phải dùng hơi cay, dùi cui để trấn áp.
Tuy nhiên, bạo lực vẫn leo thang nhanh chóng và được miêu tả là tồi tệ nhất kể từ khi Brown bị bắn chết hồi tháng 8. Rất nhiều ô tô, cửa hàng kinh doanh đã bị đốt phá. Xe cảnh sát cũng trở thành mục tiêu của những người biểu tình.
Bạo lực leo thang bất chấp những kêu gọi kiềm chế từ chính gia đình nạn nhân cũng như Tổng thống Mỹ Obama.
Chính quyền bang Missouri đã phải điều động Vệ binh quốc gia tăng cường cho khu vực Ferguson để duy trì trật tự. Tính tới rạng sáng 25/11 đã có tổng cộng 29 người biểu tình bị bắt.
Trước vụ bùng phát bạo lực tồi tệ nhất ở Mỹ trong nhiều năm trở lại đây, Cao uy nhân quyên Liên hơp quôc Zeid Al-Hussein đa bay to quan ngai sâu sắc. Ông kêu goi ngươi biêu tinh binh tinh va hối thúc nha chưc trach không sư dung bao lưc, tránh có thái độ phân biêt đôi xư đôi vơi ngươi biêu tinh.
Nhà nhân quyền LHQ nhấn mạnh ngươi dân Mỹ co quyên bay to bât binh đôi vơi moi phan quyêt cua toa an, miễn là không vi pham quyên con ngươi hay lam tôn hai lơi ich ca nhân, xa hôi.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
LHQ: trung bình có 6.000 người chết/tháng tại Syria Báo cáo ngày 22-8 của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trung bình mỗi tháng có 6.000 người chết tại Syria. Gần 200.000 người chết trong cuộc xung đột tại Syria. Ảnh: Reuters Cao ủy Nhân quyền LHQ, bà Navi Pillay, nói số người chết được ghi nhận từ tháng 3-2001 đến tháng 4-2014 là 191.369 người, gần gấp đôi con số công...