LHQ tổ chức sự kiện trực tuyến đánh dấu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ
Ngày 28/3, Liên hợp quôc (LHQ) thông báo kế hoạch tô chức sự kiên dưới hình thức trực tuyến vào ngày 2/4 tới đánh dâu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ, trong đó nêu bât những đóng góp của người tự kỷ trên toàn thê giới.
Tháng 12/2007, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết lây ngày 2/4 hằng năm là Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ.
Với chủ đề “Chuyển biến: Hướng tới một thế giới hòa nhập cho tất cả mọi người”, sự kiện trực tuyến năm nay gôm 4 cuộc thảo luận nhóm, tâp trung tìm hiêu cụ thể những đóng góp của những người tự kỷ tại gia đình, nơi làm việc, cũng như trong nghê thuât và trong viêc hoạch định chính sách.
Sự kiên được kỳ vọng sẽ giúp làm rõ cách nào để duy trì sự chuyển biến nhận thức xoay quanh sự đa dạng thần kinh – theo đó mọi người trải nghiêm và tương tác với thê giới theo các cách khác nhau và không có một cách “đúng” duy nhất – để vượt qua những định kiên và cải thiên cuôc sông của người tự kỷ.
Video đang HOT
Theo LHQ, nhận thức xung quanh bệnh tự kỷ đang dần chuyển từ quan niệm sai lầm là chữa trị người tự kỷ sang một cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào việc chấp nhận, hỗ trợ người tự kỷ, cũng như tiếp nhận khái niệm đa dạng thân kinh. Hiên các chuyên gia y tế, giới nghiên cứu và học giả ở nhiều quốc gia đang hợp tác nghiên cứu mô hình đa dạng thần kinh được nhà xã hội học Judy Singer công bô vào cuối những năm 1990.
Năm nay, LHQ phôi hợp tô chức sự kiên này cùng với Viện Đa dạng thần kinh có trụ sở tại Thụy Sĩ. Theo LHQ, viện này là một tổ chức “do người có hệ thần kinh khác biệt thành lập và điều hành, phục vụ những người có hệ thần kinh khác biệt”.
Nhiều ứng dụng hay từ Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng Ninh Bình
Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Ninh Bình trải qua 13 lần tổ chức với nhiều mô hình đa dạng, khả năng ứng dụng thực tiễn cao.
Sản phẩm của học sinh Trường THPT Hoa Lư A thể hiện sự sáng tạo cao.
Năm 2021-2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở KH&CN, Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ XIII với đối tượng dự thi là tất cả thanh, thiếu niên và nhi đồng trong tỉnh tuổi từ 6 -19.
Dù ảnh hưởng dịch Covid-19 song cuộc thi tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Tính đến cuối tháng 5/2022 cuộc thi đã có hơn 2.000 mô hình, sản phẩm tham gia dự thi. Ban Tổ chức đã tiếp nhận được 231 mô hình/sản phẩm từ Ban Tổ chức Cuộc thi các huyện, thành phố tham gia dự thi ở 5 lĩnh vực.
Đó là: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; đồ dùng dành cho học tập; sản phẩm thân thiện với môi trường; phần mềm tin học. Nhìn chung các mô hình/sản phẩm tham dự Cuộc thi lần thứ XIII đa dạng, có khả năng ứng dụng cao vào thực tế cuộc sống.
Qua lựa chọn và chấm giải, Ban tổ chức Cuộc thi đã công nhận và trao giải cho 63 mô hình/sản phẩm. Các mô hình, giải pháp đạt giải đều đảm bảo các tiêu chí Cuộc thi là tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng trong thực tế và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Từ các vật liệu, nguyên liệu sẵn có, các phế liệu trong sinh hoạt hàng ngày, các em đã sáng tạo và tận dụng, cải tiến thành các vật dụng, mô hình hữu ích, thiết bị tự động hóa, mô hình thông minh. Trong đó có nhiều mô hình có tính ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Một số mô hình tiểu biểu như: "Hệ thống cảnh báo, giám sát giao thông thông minh tại các điểm giao cắt nguy hiểm" của Phạm Thanh Tùng, Hoàng Tiến Đạt, học sinh lớp 12A, Trường THPT Hoa Lư A đã đạt giải nhất. Mô hình có khả năng phát hiện các phương tiện từ mọi hướng đi đến mà không bỏ sót, giúp cho người tham gia giao thông biết rõ sắp có xe từ các hướng đang đến để chủ động phòng tránh các nguy cơ xảy ra tai nạn.
Mô hình "Thư viện tự động thông minh 4.0" của nhóm tác giả Bùi Cẩm Vân, Nguyễn Thành Nam, học sinh Trường THPT Yên Khánh B đã đạt giải nhì tại cuộc thi. Mô hình quản lý chính xác các đầu sách hiện có trong thư viện, các đầu sách đã cho mượn hết trong thư viện. Lưu thông tin người mượn sách, ngày giờ cho mượn, hạn trả sách... Sản phẩm được đánh giá có tính công nghệ tự động cao, ứng dụng được các sản phẩm công nghệ hiện có trên thị trường, giúp công việc thủ thư hiệu quả, chính xác, giảm thiểu sức lao động trong công việc...
Đặc biệt, để học sinh có được những giải pháp hoàn chỉnh tham dự cuộc thi, phải kể tới công sức của các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn và sự giúp đỡ tạo điều kiện của nhà trường. Các thầy cô là người lắng nghe, nắm bắt ý tưởng học sinh từ đó hướng dẫn tìm tài liệu tham khảo, lên thiết kế mô hình và thực hiện hoàn chỉnh.
Qua hướng dẫn cả thầy và trò đều có cơ hội trải nghiệm phương pháp giáo dục STEM, vận dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn cuộc sống; đào tạo rèn luyện thế hệ trẻ năng lực sáng tạo và có tư duy phản biện, độc lập trong khoa học.
Ông Đỗ Văn Dung, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực Cuộc thi trao đổi: Cuộc thi năm nay cơ bản giữ được phong trào, số lượng tăng lên, các mô hình, sản phẩm có hình thức đẹp hơn.
Nét nổi bật so với những cuộc thi trước là sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã được các em tiếp cận và vận dụng tốt, trong đó có một số mô hình liên quan đến công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đã thiết kế được một số trang web phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh rất tốt.
Bệnh tự kỷ qua bộ phim 'Extraordinary Attorney Woo' Khán giả Hàn Quốc chú ý hơn đến triệu chứng bệnh rối loạn phổ tự kỷ sau thành công của bộ phim "Extraordinary Attorney Woo". Ngày 13/7, Wikitree đưa tin với sự nổi tiếng ngày càng gia tăng của bộ phim truyền hình Extraordinary Attorney Woo, khán giả Hàn Quốc bắt đầu chú ý hơn tới triệu chứng của bệnh rối loạn phổ...