LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 2.3 thông qua một nghị quyết mở rộng những biện pháp trừng phạt hiện hữu của LHQ đối với Triều Tiền nhằm đáp lại vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng ngày 6.1.
LHQ đã thông qua biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Theo nghị quyết trừng phạt mở rộng này, tất cả hàng hoá đến và đi từ Triều Tiên phải được kiểm tra, và những đại diện thương mại Triều Tiên ở Syria, Iran và Việt Nam nằm trong số 16 cá nhân bổ sung vào danh sách đen của LHQ, theo Reuters.
Trước đây, các quốc gia chỉ kiểm tra những kiện hàng của Triều Tiên nếu có cơ sở nghi ngờ chúng chứa hàng hóa cấm.
Video đang HOT
Biện pháp trừng phạt mới cũng bao gồm lệnh cấm Triều Tiên xuất hoặc nhập khẩu vũ khí hạng nhẹ; trục xuất những nhà ngoại giao Triều Tiên “có hoạt động phi pháp”; cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu than, sắt, vàng, titanium, vanadium (dùng chế tạo hợp kim thép), đất hiếm (do Triều Tiên bị nghi dùng nguồn tiền thu được từ xuất khẩu khoáng sản để phục vụ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa); cấm Triều Tiên nhập xăng máy bay…
Tổng thống Mỹ Barack Obama hoan nghênh những biện pháp trừng phạt mới này và phát biểu: “Cộng đồng quốc tế, có cùng một tiếng nói, đã gửi cho Bình Nhưỡng một thông điệp đơn giản: Triều Tiên phải từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí giết người hàng loạt và chọn một lộ trình phát triển tốt hơn cho người dân nước này”.
Triều Tiên hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt của LHQ kể từ năm 2006 do những đợt thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của nước này.
Những biện pháp trừng phạt trên do chính Mỹ và Trung Quốc, đồng minh lâu năm của Triều Tiên, soạn thảo, đàm phán và nhất trí đệ lên Hội đồng bảo an LHQ để bỏ phiếu thông qua, với số phiếu 15-0.
Các biện pháp trừng phạt này là nhằm đáp trả vụ Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần 4 (ngày 6.1) và vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo ngày 7.2, bị Mỹ và đồng minh cáo buộc là thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ - Trung trừng phạt Triều Tiên: Đồng hành bất đắc dĩ
Mỹ và Trung Quốc vừa thỏa thuận soạn thảo một nghị quyết Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện thái độ mới nhất về những động thái của CHDCND Triều Tiên trong thời gian vừa qua.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp gần đây bàn về biện pháp trừng phạt Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Nội dung dự thảo nghị quyết này bao gồm những ngôn từ to tát mới thể hiện sự bực bội của họ về những manh động mới của Triều Tiên, biện pháp chính sách cụ thể mới nhằm răn đe, cảnh cáo và trừng phạt Triều Tiên. Nguyên do là Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa, bất chấp những nghị quyết lâu nay của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Cả hai hiện đều phải đối phó với cùng nguy cơ là Triều Tiên cứ tiếp bước trên con đường trở thành cường quốc hạt nhân và với một thực tế là bị Triều Tiên sẵn sàng bất chấp, thách thức và thậm chí cả khiêu khích.
Vì những lợi ích chung này mà Mỹ và Trung Quốc phải đồng hành với nhau trong vấn đề Triều Tiên. Đối với cả hai, việc ấy thực sự là bất đắc dĩ.
Trong tất cả những lĩnh vực khác của quan hệ song phương, bất đồng quan điểm giữa họ vẫn rất cơ bản và xung khắc lợi ích vẫn rất quyết liệt mà liên quan đến tình hình chính trị an ninh ở khu vực Biển Đông là điển hình và thời sự nhất. Họ đồng hành để Triều Tiên không lợi dụng được những bất hòa và xung khắc này.
Việc tạo ra được hình ảnh Mỹ lôi kéo được Trung Quốc sẽ gây tác động chính trị nội bộ và tâm lý vô cùng to lớn tới Triều Tiên và cô lập Triều Tiên về mọi phương diện. Trung Quốc phải thỏa hiệp với Mỹ để chuẩn bị dư luận cho điều chỉnh chính sách đối với Triều Tiên, để ngăn cản khả năng Triều Tiên và Mỹ hình thành kênh đàm phán riêng, để duy trì ảnh hưởng đối với Triều Tiên và vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của Triều Tiên.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc cấm tàu hàng Triều Tiên cập cảng Các tàu hàng của Triều Tiên đã bị cấm cập cảng tại thành phố Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh) của Trung Quốc - cửa ngõ quan trọng cho các hoạt động giao thương của Triều Tiên. Hàng hóa trong cảng Đan Đông, tại khu vực để chuyển sang Triều Tiên - Ảnh: AFP Kênh SBS của Hàn Quốc đưa thông tin trên hôm...