LHQ: Tên lửa Triều Tiên dùng linh kiện Anh, Mỹ
Các chuyên gia Liên Hợp Quốc tiết lộ tên lửa Unha-3 của Triều Tiên sử dụng linh kiện từ Hàn Quốc, Anh và Mỹ.
Trong một báo cáo mới đây, các chuyên gia LHQ cũng phát hiện thấy tên lửa của Triều Tiên sử dụng linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc và Thụy Điển, trong khi các tên lửa Scud sản xuất bởi Liên Xô cũ được tháo để lấy linh kiện.
Mặc dù vậy, phần lớn linh kiện Triều Tiên có được không vi phạm những lệnh cấm vận nhằm vào nước này, báo cáo của LHQ cho biết. “Điều này cho thấy Triều Tiên có khả năng lắp ráp những hệ thống phức tạp từ các linh kiện sản xuất trên toàn cầu”.
Rất nhiều linh kiện được liệt kê trong báo cáo của LHQ được sử dụng rộng rãi trong máy vi tính. Mặc dù vậy, những linh kiện nhạy cảm như thiết bị giải mã video do Mỹ sản xuất cùng với thiết bị cảm ứng áp suất và nhiệt độ có nguồn gốc từ Anh cũng được Triều Tiên sử dụng để phát triển tên lửa.
Video đang HOT
Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên bị cáo buộc sử dụng linh kiện từ Anh và Mỹ.
Báo cáo của LHQ cũng liệt kê các linh kiện do Hàn Quốc sản xuất, bao gồm các vi mạch điện tử và linh kiện máy tính khác được sản xuất từ năm 2003 đến 2010. Tuy vậy, các chuyên gia không thể truy ra dấu vết của những nhà sản xuất linh kiện này.
Trong số những linh kiện được Triều Tiên nhập khẩu để sản xuất tên lửa, chỉ có 2 thiết bị vi phạm lệnh cấm vận của LHQ, gồm các ổ bi quay được sử dụng trong tên lửa Unha-3 của Bình Nhưỡng.
Theo lệnh cấm vận của LHQ, những đối tượng nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp bất cứ thiết bị nào được sử dụng trong chương trình tên lửa của Triều Tiên, sẽ bị phạt tới 20 năm tù giam và nộp phạt 1 triệu USD.
Theo Khampha
Triều Tiên bị nghi sắp thử tên lửa
Giới chuyên gia Mỹ cho rằng CHDCND Triều Tiên đang chuẩn bị thử tên lửa và đã đạt được khả năng làm giàu uranium mới.
Tên lửa Unha-3 được phóng hồi tháng 12.2012 - Ảnh: AFP
Ngày 24.9, Yonhap dẫn lời một số chuyên gia Mỹ suy đoán CHDCND Triều Tiên đang chuẩn bị đợt thử tên lửa mới. Nhận định này dựa trên một số dấu hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện trở lại của ông Pak To-chun, quan chức cấp cao Triều Tiên phụ trách về phát triển tên lửa và hạt nhân. Ông Pak bị cho là vắng mặt bất thường trong các sự kiện lớn ở Triều Tiên từ tháng 5, dẫn đến đồn đoán ông bị kỷ luật vì để xảy ra một số trục trặc trong chương trình tên lửa. Tuy nhiên, gần đây, hình ảnh và thông tin liên quan đến ông Pak lại được truyền thông Triều Tiên đăng tải. "Nếu như sự biến mất của ông Pak xuất phát từ vấn đề kỹ thuật của chương trình tên lửa như đồn đoán thì sự trở lại vừa qua cho thấy trục trặc đã được khắc phục và Triều Tiên có thể sẵn sàng cho đợt thử tên lửa mới, sớm nhất là trước cuối năm nay", Yonhap dẫn lời chuyên gia Alexandre Mansourov nói. Ngoài ra, một viện nghiên cứu thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) ngày 23.9 tuyên bố những hình ảnh mới từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên vừa thử một động cơ tên lửa tầm xa hồi cuối tháng 8, theo AFP.
Bên cạnh đó, Kyodo News dẫn lời 2 chuyên gia hạt nhân Joshua Pollack và Scott Kemp đánh giá Triều Tiên đạt được khả năng sản xuất những bộ phận cần thiết cho máy ly tâm được dùng làm giàu uranium. Hai ông còn tin rằng Bình Nhưỡng đã có thể sản xuất uranium hexafluoride, một loại khí được làm giàu trong hệ thống máy ly tâm. Cách đây gần 2 tuần, Đại học Johns Hopkins còn ra báo cáo nói Triều Tiên đã tái khởi động một lò phản ứng có thể sản xuất plutonium cấp độ chế tạo vũ khí tại cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Hồi tháng 2.2012, Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công hạt nhân lần 3 theo sau đợt phóng tên lửa mang vệ tinh Unha-3 cuối năm ngoái. Những động thái này dẫn đến một nghị quyết trừng phạt mới của HĐBA LHQ và kéo theo một giai đoạn vô cùng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Đến nay, tình hình có vẻ dịu bớt nhưng Trung Quốc, đồng minh lớn của Triều Tiên, dường như cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề hạt nhân. Ngày 23.9, Bắc Kinh bắt đầu cấm xuất khẩu sang láng giềng những công nghệ, mặt hàng có thể được dùng để chế tạo tên lửa, vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân, theo AFP.
Văn Khoa
Theo TNO
Triều Tiên "bỏ rơi" bãi phóng tên lửa Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã không còn xây dựng các công trình ở bãi phóng tên lửa Tonghae, có thể vì khó khăn về kinh tế. Ngày 23/7, một tổ chức tư vấn thuộc Viện Mỹ-Hàn Quốc tại Đại học Johns Hopkins cho biết Triều Tiên đã đình chỉ những công trình mới tại bãi phóng tên lửa tầm...