LHQ ra nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 2/3 đã bỏ phiếu liên quan đến hành động quân sự của Nga tại Ukraine, theo đó yêu cầu Moscow chấm dứt cuộc chiến, rút quân khỏi Ukraine.
ĐHĐ LHQ đã thông qua nghị quyết với tỷ lệ 141/193 nước thành viên ủng hộ trong một phiên họp khẩn hiếm hoi, trong bối cảnh tình hình tại Ukraine vẫn tiếp tục căng thẳng. Theo đó, nghị quyết lên án hành động quân sự của Nga và kêu gọi chấm dứt cuộc chiến, Reuters đưa tin.
Các nước bỏ phiếu phản đối bao gồm Nga, Belarus, Eritrea, Triều Tiên và Syria. 35 nước bỏ phiếu trắng, bao gồm Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết “nhiều quốc gia đang bị đe dọa, thậm chí vượt xa cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay”, “đây chính là mối đe dọa với an ninh của châu Âu cũng như trật tự dựa trên luật lệ”.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield kêu gọi các thành viên LHQ có động thái nhằm buộc Moscow “phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm luật pháp quốc tế”.
Đặc phái viên của Nga tại LHQ, Vassily Nebenzia, phủ nhận cáo buộc Moscow đang nhắm mục tiêu vào dân thường và tố cáo chính phủ nhiều nước phương Tây gây sức ép để các thành viên khác của LHQ thông qua nghị quyết.
Ông tái khẳng định hành động của Nga là một hoạt động quân sự đặc biệt nhằm chấm dứt các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào dân thường ở các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng do Moscow hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine.
Dầu thô của Nga 'ế khách' dù giá dầu vượt 110 USD/thùng
Các nhà giao dịch chọn cách "né" dầu thô Nga sau khi Mỹ và phương Tây loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Một cơ sở khai thác dầu thuộc vùng Irkutsk. Ảnh: Reuters
Giá dầu trên thị trường thế giới liên tục leo thang trong vài ngày gần đây. Dầu Brent Biển Bắc trong phiên giao dịch sáng ngày 2/2 đã vượt mốc 112 USD/thùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu thô của Nga không thể bán sản phẩm ra thị trường trong các phiên mở thầu, vì không có khách đặt mua. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, dầu thô Nga bị cả giới giao dịch, bảo hiểm, chủ tàu xa lánh, dù lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây chưa nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.
Một số nhà máy lọc dầu và khách hàng e ngại giao dịch với Nga, bởi không chắc chắn tín dụng ngân hàng sẽ hoạt động ra sao sau một loạt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã bắt đầu ghi nhận đứt gãy nguồn cung từ Nga, vốn là một tác nhân đẩy giá dầu lên trên 104 USD/thùng trong ngày 1/3 và tiếp tục vượt ngưỡng 112 USD trong phiên giao dịch sáng ngày 2/3.
Đơn cử, hãng Surgutneftegaz (Nga) hôm 28/2 đã chào bán hai lô dầu thô Urals (dầu đặc trưng của Nga), với thời hạn giao hàng là ngày 10-11/3. Nhưng đã không có bất kỳ một nhà giao dịch nào tham gia bỏ thầu. Đây là lần thứ hai Surgutneftegaz thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng, sau lần chào thầu thất bại trong tuần trước dù đã chào mức giá giảm 15 USD/thùng so với dầu Brent ở thời điểm giao ngay.
Surgutneftegaz dự kiến sẽ công bố mời thầu 8 lô dầu giao trong tháng này. Nếu tiếp tục thất bại, đây sẽ minh chứng cho thấy Nga thực sự gặp khó khăn trong việc bán dầu thô ra thị trường dù lĩnh vực này không nằm trong diện bị trừng phạt trước tiếp. Nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới, nhất là tại châu Âu, đã loại dầu Urals, giá cước vận tải dầu từ Nga tăng vọt, đặc biệt là qua khu vực Biển Đen. Các công ty bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ đối với tàu chở dầu, chủ tàu chở dầu về cơ bản không muốn điều tàu tới Nga để chở dầu thô.
Nga bổ sung một số biện pháp để ứng phó với các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây Sàn giao dịch chứng khoán Moskva tiếp tục đóng cửa ngày thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh giới chức nước này đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tác động kinh tế từ các biện pháp trừng phạt hà khắc của phương Tây liên quan chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại...