LHQ phản đối Israel mở rộng khu định cư tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine
Ngày 8/3, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (UNHRC), ông Volker Turk đã phản đối mạnh mẽ việc Israel mở rộng các khu định cư tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine, cho rằng động thái này sẽ ảnh hưởng tới triển vọng thành lập Nhà nước Palestine.
Công trình xây dựng khu định cư Maale Adumim của Israel ở Bờ Tây ngày 29/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo gửi UNHRC, ông Turk cho biết việc xây các khu định cư bất hợp pháp của Israel ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng của Palestine đang tăng nhanh cùng lúc với tình trạng leo thang xung đột tại Dải Gaza. Ông nhấn mạnh kế hoạch của Israel về xây dựng thêm 3.476 ngôi nhà định cư mới ở các khu Maale Adumim, Efrat và Kedar tại Bờ Tây là “trái với luật pháp quốc tế”.
Theo báo cáo, trong vòng 1 năm (tính đến ngày 31/10/2023), đã có khoảng 24.300 ngôi nhà được xây mới tại các khu định cư hiện có của Israel ở Bờ Tây.
Đây là con số lớn nhất được ghi nhận kể từ khi việc giám sát hoạt động xây nhà định cư được tiến hành năm 2017. Con số trên bao gồm gần 9.700 ngôi nhà ở Đông Jerusalem.
Báo cáo cũng chỉ ra các hành động cưỡng bức di dời, không cấp giấy phép xây dựng, phá dỡ nhà cửa và hạn chế di chuyển đối với người Palestine. Báo cáo ghi nhận 602 cuộc tấn công của người định cư nhằm vào người Palestine kể từ xung đột bùng phát tại Gaza vào ngày 7/10/2023. Ông Turk cảnh báo bạo lực của người định cư và các vi phạm liên quan đến khu định cư đã lên mức độ nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ phá hỏng mọi khả năng thành lập Nhà nước Palestine.
Israel chiếm đóng Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza trong cuộc chiến tranh năm 1967. Theo luật pháp quốc tế, việc Israel thiết lập các khu định cư trên các vùng lãnh thổ của Palestine là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, Israel đã xây dựng nhiều khu định cư trên khắp Bờ Tây. Hiện tại, có hơn 490.000 người Israel sinh sống tại khu vực này bên cạnh khoảng 3 triệu người Palestine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng từng nhấn mạnh việc mở rộng khu định cư của Israel sẽ “không giúp đạt được hòa bình lâu dài” với người Palestine.
Na Uy dàn xếp thỏa thuận giúp chính quyền Palestine tránh sụp đổ tài chính
Ngày 18/2, Chính phủ Na Uy cho biết nước này đã dàn xếp một kế hoạch tạm thời giữa Israel và Chính quyền Palestine (PA) nhằm giúp vùng lãnh thổ này tránh sụp đổ về tài chính.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, Chính phủ Na Uy cho biết các bên đã nhất trí về giải pháp tạm thời, theo đó Oslo sẽ đóng vai trò là trung giam để giữ hộ khoản tiền thu thuế mà Israel không thanh toán cho PA kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel bùng phát vào ngày 7/10 năm ngoái.
Tuyên bố của Chính phủ Na Uy nêu rõ PA đã hoan nghênh thỏa thuận này, đồng cảm ơn nỗ lực tìm kiếm giải pháp tạm thời cho hoàn cảnh đặc biệt như hiện nay. Theo thỏa thuận, Israel sẽ chuyển khoản tiền thuế thu hộ PA cho một tài khoản ở Na Uy và quốc gia này sẽ tạm giữ hộ khoản tiền này. Na Uy cũng nêu rõ PA sau đó sẵn sàng chấp nhận các khoản tiền khác.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nhấn mạnh với giải pháp này, PA sẽ có thể trả lương cho nhân viên, qua đó đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho người dân Palestine, trong đó có hoạt động giảng dạy và chăm sóc sức khỏe. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận trong việc thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, cũng như để PA có được tính hợp pháp đối với người dân của mình.
Theo một hiệp định hồi năm 1994, Israel đại diện cho PA thu thuế tại Bờ Tây và chuyển số tiền thu được cho PA hằng tháng. Một phần số tiền này được PA chi trả cho các chi phí tại Dải Gaza, bao gồm tiền lương của các nhân viên y tế. Tuy nhiên, sau khi cuộc xung đột Hamas - Israel bùng phát, Israel thông báo chuyển khoản tiền thu thuế cho PA tại Bờ Tây, song rút lại các khoản thanh toán dành cho những nhân viên hành chính công ở Dải Gaza, khu vực do Hamas kiểm soát, với lý do số tiền có thể rơi vào tay Hamas. Phía PA sau đó tuyên bố chỉ nhận toàn bộ khoản tiền thu thuế của cả Bờ Tây và Dải Gaza và không chấp nhận các điều kiện vốn được cho là cản trở việc chi trả lương cho nhân viên PA. Ước tính, khoản tiền chi trả lương và các dịch vụ tại Dải Gaza chiếm khoảng 30% ngân sách của PA.
Tổng thống Mỹ áp lệnh trừng phạt 4 người Israel Tổng thống Mỹ Joe Biden kí sắc lệnh hành pháp đưa 4 người Israel vào danh sách trừng phạt với cáo buộc họ có hành động làm tổn hại an ninh và ổn định ở khu vực Bờ Tây. Xe cộ bị thiêu trụi trong một cuộc đụng độ ở Bờ Tây. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ban hành sắc...