LHQ: Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng 2,8 độ C vào cuối thế kỷ 21
Theo báo cáo do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 27/10, nhiệt độ Trái Đất có nguy cơ tăng đến 2,8 độ C so với thời kỷ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ 21, kể cả khi chính phủ và doanh nghiệp đã đưa ra hàng loạt cam kết cắt giảm khí thải.
Mức tăng này nằm ngoài mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ là 2 độ C, lý tưởng nhất là 1,5 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo của UNEP, đến nay, các cam kết bổ sung kể từ sau COP26 đã giúp loại bỏ thêm 0,5 gigaton GtCO2e ( khí thải nhà kính tương đương CO2) – ít hơn 1% so với ước tính lượng phát thải toàn cầu vào năm 2030. Với xu hướng đó, kể cả khi các chính sách môi trường được áp dụng, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này vẫn có thể tăng 2,8 độ C – cao hơn 0,1 độ C so với ước tính năm ngoái.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen nhấn mạnh trong tình hình cấp bách hiện nay, sự chuyển đổi từ gốc rễ, giúp xanh hóa các nền kinh tế và xã hội là cách duy nhất giúp kiềm chế quá trình biến đổi khí hậu đang tăng tốc nhanh chóng.
Theo báo cáo, để hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức lý tưởng là 1,5 độ C, lượng khí thải hằng năm phải được hạn chế trong mức tương ứng 45% so với dự báo trong 8 năm, với điều kiện chính sách hiện hành, và nền kinh tế toàn cầu phải được chuyển đổi thành nền kinh tế phát thải CO2 thấp. Việc thực hiện hóa ý tưởng này sẽ cần đến mức đầu tư từ 4.000 – 6.000 tỷ USD/năm.
Trong khi đó, một báo cáo khác của Liên hợp quốc được công bố vào đầu tuần qua, trong đó phân tích các cam kết mới nhất do các quốc gia đưa ra, cũng cho rằng khả năng cao nhiệt độ trung bình của thế giới sẽ tăng 2,5 độ C vào cuối thế kỷ này.
Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 26/10 cho biết nồng độ khí nhà kính tăng với tốc độ trên mức trung bình và chạm ngưỡng kỷ lục mới vào năm ngoái.
Các báo cáo được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27), dự kiến diễn ra tại Ai Cập từ ngày 6 – 18/11, trong đó các lãnh đạo và đại diện các quốc gia trên thế giới tiếp tục thảo luận và đánh giá, đảm bảo giải pháp cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Giảm khí thải CO2 là chưa đủ để bảo vệ Trái Đất
Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ ngày 23/5, để chống biến đổi khí hậu, thế giới không chỉ phải giảm lượng khí thải CO2 mà còn cần hạn chế các chất gây ô nhiễm ít được biết đến hơn, chẳng hạn như nitrous oxide (N2O) vốn là một tác nhân quan trọng khiến Trái Đất ấm lên.
Khí thải phát ra từ một nhà máy ở Scunthorpe, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu chỉ ra rằng các cuộc thảo luận khí hậu toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua thường tập trung vào vấn đề phát thải CO2. Mục tiêu chung phát thải ròng bằng 0 thường chỉ đề cập cắt giảm CO2.
Trong năm qua, hơn 100 quốc gia đã cam kết đến năm 2030 giảm 30% phát thải khí metan. Đây là một loại khí nhà kính khác có khả năng giữ nhiệt mạnh hơn nhiều so với CO2. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trong số này vẫn chưa công bố cách thức họ sẽ thực hiện để có thể đạt mục tiêu vào thời hạn trên.
Trong khi đó, những chất khác khiến Trái Đất ấm lên ít được chú ý, trong đó có carbon đen (còn được gọi là muội than - chất hấp thụ bức xạ nhiệt), cũng như hợp chất hydrofluorocarbon có trong chất làm lạnh, và N2O. Các chất này cùng với metan là những tác nhân gây ra khoảng 50% tình trạng ấm lên toàn cầu ngày nay.
Đồng tác giả nghiên cứu, Durwood Zaelke,Chủ tịch Viện Quản trị và Phát triển bền vững tại Washington DC (Mỹ), nhấn mạnh nếu lo lắng cho tương lai gần, con người cần phải xem xét các yếu tố khác gây biến đổi khí hậu, ngoài CO2. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các quốc gia theo đuổi mục tiêu giảm khí thải CO2 thông qua giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch - nguồn nhiên liệu hiện vẫn bị xem là tác nhân chính gây tình trạng ấm lên toàn cầu. Việc sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch hơn sẽ dẫn tới giảm các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có các hạt sunfat là thành phần trên thực tế phần nào chống biến đổi khí hậu bằng cách phản xạ bức xạ Mặt Trời ra khỏi Trái Đất. Các nhà khoa học cho biết nếu không có những hạt sunfat này bề mặt Trái Đất sẽ ấm lên khoảng 0,5 độ C. Điều này đồng nghĩa nếu không xử lý tốt các chất thải khác ngoài CO2, thì những hành động tích cực vì khí hậu có thể khiến nhiệt độ tạm thời tăng cao hơn.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng nếu chỉ theo đuổi các nỗ lực phi carbon thì đến năm 2045, hành tinh của chúng ta vẫn sẽ ấm thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trái lại, nếu cùng lúc hạn chế tất cả các chất gây hại cho khí hậu thì thế giới có thể bắt đầu sớm tránh được phần nào hiện tượng ấm lên vào năm 2030 và sẽ giảm được khoảng 50% mức tăng nhiệt trong giai đoạn 2030-2050.
Nhà khoa học khí hậu Euan Nisbet tại Đại học Royal Holloway (London) nhấn mạnh c mang tính bước ngoặt này sẽ khiến thế giới phải suy nghĩ thấu đáo hơn về các mục tiêu toàn cầu, trong đó có việc phải cắt giảm các chất thải không phải CO2.
Phong tỏa chống COVID-19 có liên quan đến lượng mưa kỷ lục ở Trung Quốc Các nhà khoa học tin rằng sự sụt giảm lượng khí thải đột ngột trong thời gian phong tỏa đã đóng vai trò quan trọng đối với lượng mưa lớn kỷ lục ở Trung Quốc năm 2020. Mới đây, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã đưa ra giả thuyết mới cho trận lũ lụt lịch sử ở miền Đông Trung Quốc vào...