LHQ nhận định đại dịch AIDS có thể đi đến hồi kết vào năm 2030
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng, chống HIV/AIDS ( UNAIDS) đã công bố báo cáo mới nhận định rằng có con đường rõ ràng để chấm dứt đại dịch này vào năm 2030.
Hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống bệnh AIDS ở Kolkata, Ấn Độ, ngày 30/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của UNAIDS có tiêu đề “Con đường chấm dứt đại dịch AIDS” với nội dung rằng việc chấm dứt đại dịch này là một lựa chọn tài chính và chính trị.
Giám đốc Điều hành UNAIDS Winnie Byanyima trong bản tóm tắt có nhấn mạnh: “Dữ liệu và các ví dụ thực tế trong báo cáo cho thấy rất rõ con đường đó là gì. Nó không phải là một bí ẩn. Đó là một sự lựa chọn. Một số nhà lãnh đạo đã đi theo con đường này và đang thành công”.
Theo bà Byanyima, báo cáo phân tích cách các quốc gia “đặt con người và cộng đồng lên hàng đầu trong chính sách và chương trình của họ đang dẫn đầu thế giới trên hành trình chấm dứt AID vào năm 2030″.
Video đang HOT
Bà Byanyima đề cập đến Botswana, Eswatini, Rwanda, Tanzania và Zimbabwe, những quốc gia đã đạt được các mục tiêu “95-95-95″ và ít nhất 16 quốc gia khác gần đạt được tiêu chuẩn.
Tờ The Hill (Mỹ) cho biết mục tiêu “95-95-95″ có nghĩa là 95% người sống với HIV biết được tình trạng của họ, 95% bênh nhân HIV được điều trị thuốc ARV và 95% người đang điều trị bằng thuốc có tải lượng virus thấp, giảm nguy cơ lây truyền.
Biện pháp phòng tránh HIV/AIDS được cung cấp miễn phí tại một bệnh viện của Nam Phi. Ảnh Hoàng Minh-P/v TTXVN tại Nam Phi
Bà Byanyima cũng kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo tuân theo lộ trình. Bà lập luận rằng việc đối phó với HIV thành công được hỗ trợ bởi lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, bao gồm việc tuân theo dữ liệu và bằng chứng khoa học, giải quyết bất bình đẳng, đảm bảo tài trợ và “tạo điều kiện cho các cộng đồng cùng tổ chức xã hội dân sự thực hiện vai trò quan trọng của họ trong phản ứng”.
Và bà cũng lưu ý rằng đã có tiến bộ lớn ở các quốc gia và khu vực đầu tư tài chính vào việc giảm lây nhiễm HIV. Phía Đông và Nam châu Phi đã giảm 57% số ca nhiễm kể từ năm 2010. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy tài trợ từ cả các nguồn quốc tế và nội địa đều giảm vào năm 2022, với tổng số tiền là 20,8 tỷ USD. Trong khi mức cần thiết mà báo cáo đề cập là 29,9 tỷ USD vào năm 2025.
Cũng theo báo cáo này, các khoản đầu tư để giải quyết AIDS ở trẻ em đã mang lại kết quả với 82% phụ nữ mang thai và đang cho con bú nhiễm HIV trên toàn cầu có thể tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV vào năm 2022, tăng so với mức 46% của năm 2010. Kết quả là trong giai đoạn từ 2010 đến 2022 thế giới đã giảm 57% số ca nhiễm HIV mới ở trẻ em. Báo cáo cũng xem xét vai trò của các khung pháp lý và chính sách trong việc giảm thiểu đại dịch AIDS.
Trung Quốc miễn nợ cho 17 quốc gia châu Phi
Trung Quốc, bên cho vay song phương lớn nhất của châu Phi, đã miễn nợ cho 17 quốc gia ở châu lục này đối với 23 khoản vay không tính lãi đến hạn vào năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa). Ảnh: QZ
Theo trang Qz ngày 23/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết bối cảnh của đợt miễn nợ mới nhất này nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn châu Phi coi mình là đối tác ưa thích để phát triển lâu dài.
Thông báo miễn nợ được công bố vào ngày 18/8 trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao Trung Quốc và châu Phi tại cuộc họp liên quan đến Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi được tổ chức vào tháng 11/2021 tại Senegal. Tại diễn đàn đó năm ngoái, Trung Quốc đã giảm 33% cam kết đối với châu Phi do lo ngại về việc châu Phi mắc nợ nước này và trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.
Chi tiết cụ thể của việc miễn nợ nói trên không được công bố vì Trung Quốc không nói quốc gia và số tiền được miễn. Trước đó, Trung Quốc đã hủy nợ tới hạn đối với các khoản cho vay không tính lãi trị giá 113,8 triệu USD đến hạn vào năm 2020 cho 15 quốc gia châu Phi, trong đó có Botswana, Burundi, Rwanda, Cameroon, CHDC Congo và Mozambique.
Trong cuộc họp ngày 18/8 nói trên, ông Vương Nghị nói: "Trung Quốc đánh giá cao cam kết chắc chắn của các nước châu Phi đối với nguyên tắc một Trung Quốc và đánh giá cao ủng hộ mạnh mẽ của các bạn đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ".
Ông nhấn mạnh các điểm khác của thỏa thuận chính trị giữa Trung Quốc và châu Phi, mà kết quả là châu Phi đã nhận được các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và nhân đạo do Trung Quốc tài trợ, từ cây cầu Foundiougne khai trương ở Senegal năm nay, đường cao tốc Nairobi ở Kenya, tới khoản hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho Djibouti, Ethiopia, Somalia và Eritrea.
Các nhà tài chính Trung Quốc và các chính phủ châu Phi đã ký hơn 1.180 cam kết cho vay trị giá 160 tỷ USD từ năm 2000 đến năm 2020, trong đó 2/3 là dành cho các dự án vận tải, điện và khai mỏ. Angola, Zambia, Ethiopia, Kenya và Cameroon đã vay nhiều nhất từ Trung Quốc bằng đồng USD.
Ông Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào châu Phi, trong đó có khoản hỗ trợ xây dựng "Vạn lý trường thành xanh" chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ lương thực cho 17 quốc gia và tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi.
Đồng thời, ông Vương Nghị nhấn mạnh nguyên lý cốt lõi trong quan hệ giữa hai bên: "Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết các vấn đề của châu Phi theo cách của châu Phi. Chúng tôi phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của các nước châu Phi và phản đối châm ngòi cho đối đầu và xung đột ở châu Phi".
Ông Vương Nghị cho biết châu Phi muốn môi trường hợp tác thuận lợi và thân thiện, chứ không phải tâm lý Chiến tranh Lạnh mà không ai thắng, muốn hợp tác cùng có lợi vì lợi ích lớn hơn của người dân, chứ không phải ganh đua giữa các nước lớn để giành lợi ích địa chính trị.
Nghi phạm diệt chủng Rwanda hầu tòa lần hai Ngày 2/6, nghi phạm Fulgence Kayishema bị truy nã gắt gao nhất liên quan đến nạn diệt chủng ở Rwanda đã ra hầu tòa lần thứ hai tại thành phố Cape Town, Nam Phi. Nghi phạm Fulgence Kayishema tại toà án thành phố Cape Town, Nam Phi ngày 26/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, mới đây nhất, tòa đã...