LHQ: Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị vứt bỏ trong khi 800 triệu người bị đói
Trong năm 2022, mỗi ngày, các hộ gia đình trên thế giới đã vứt bỏ 1 tỷ bữa ăn. Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra thông tin trên ngày 27/3 cùng lời cảnh báo về “ thảm kịch toàn cầu” lãng phí thực phẩm.
Theo báo cáo Chỉ số Lãng phí thực phẩm mới nhất do LHQ phối hợp thực hiện với tổ chức phi lợi nhuận WRAP, hơn 1 tỷ tấn thực phẩm – tương đương gần 20% tổng số thực phẩm hiện có trên thị trường – đã bị vứt bỏ trong năm 2022, phần lớn là do các hộ gia đình, trong khi thế giới vẫn còn gần 800 triệu người đang đói. Lượng thực phẩm này trị giá hơn 1.000 tỷ USD.
Tỷ lệ thực phẩm bị vứt bỏ tại các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, căng tin và khách sạn chiếm 28% tổng lượng thực phẩm bị lãng phí trong năm 2022. Con số này ở các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng thịt, rau củ 12%. Tỷ lệ ở các hộ gia đình là lớn nhất với 60% – khoảng 631 triệu tấn.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) Inger Andersen nhấn mạnh: “Lãng phí thực phẩm là một thảm kịch toàn cầu. Ngày hôm nay, hàng triệu người đói vì thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới”.
Báo cáo cho rằng việc lãng phí như vậy không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn gây hại cho môi trường. Lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ rác thải thực phẩm cao gấp 5 lần so với khí thải của ngành hàng không.
Đây là báo cáo thứ hai về tình trạng lãng phí thực phẩm toàn cầu do LHQ biên soạn, cung cấp bức tranh toàn diện nhất từ trước đến nay về tình trạng này. Theo bà Clementine O’Connor, nhân viên của UNEP, quy mô thực sự của vấn đề lãng phí thực phẩm toàn cầu đã trở nên rõ ràng hơn nhiều nhờ những cải thiện trong thu thập số liệu phân tích.
Trong khi đó, ông Richard Swannell thuộc tổ chức WRAP nêu rõ, con số 1 tỷ bữa ăn là một ước tính rất thận trọng. Trên thực tế, có thể còn cao hơn nhiều. Ông cho rằng việc có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ đã giúp giảm lãng phí, chuyển thực phẩm tới cho những người cần và thế giới hiện cần nhiều hơn nữa những hành động như vậy.
Khai mạc Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc
Ngày 26/2, Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) đã khai mạc kỳ họp thứ 6 (UNEA-6) đã khai mạc tại trụ sở chính ở thủ đô Nairobi (Kenya).
Quang cảnh lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Môi trường LHQ ở Nairobi, Kenya ngày 26/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, kỳ họp năm nay dự kiến diễn ra từ ngày 26/2-1/3 và có sự tham gia của đại diện tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ để cùng thảo luận, giải quyết các vấn đề quan trọng về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Phát biểu trước báo giới, Giám đốc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) Inger Andersen cho biết 6 chủ đề ưu tiên của kỳ họp lần này bao gồm: khan hiếm nước, khai thác một cách có trách nhiệm, quản lý khoáng sản nhất là phốt-pho, công nghệ biến đổi khí hậu, nguồn kinh phí cho các hành động môi trường và thực thi Khuôn khổ Côn Minh- Montreal. Bà Inger Andersen nhấn mạnh kỳ họp là cơ hội để cộng đồng quốc tế hành động và cùng nhau thực hiện các giải pháp toàn cầu như đã hứa để có thể đảm bảo tương lai cho toàn thể nhân loại sống trên một hành tinh mạnh khỏe và thịnh vượng.
Theo kế hoạch, đại diện các nước sẽ thảo luận 20 nghị quyết và 2 quyết định tại UNEA-6, bao gồm các chủ đề như biến đổi bức xạ mặt trời, khai mỏ, sa mạc hóa, nông nghiệp mía, thuốc trừ sâu nguy hiểm cao, vấn đề tăng khả năng phục hồi của các hệ sinh thái và cộng đồng trước tình trạng hạn hán, hợp tác khu vực về chất lượng không khí và một số chủ đề khác. Dự kiến, một tuyên bố cấp bộ trưởng cũng sẽ được thông qua vào cuối kỳ họp.
Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) là thiết chế cấp cao ra các quyết định về môi trường do LHQ thành lập với nhiệm vụ vạch ra một tiến trình mới trên con đường cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết các thách thức phát triển bền vững về môi trường. Hiện 193 nước thành viên LHQ, các nước quan sát viên và các bên liên quan khác được tham gia các cuộc thảo luận và ra quyết định về các vấn đề có ảnh hưởng đến trạng thái của môi trường và phát triển bền vững toàn cầu. UNEA họp 2 năm một lần.
Nga cảnh báo phương Tây về 'thảm kịch toàn cầu' Nga cảnh báo phương Tây về nguy cơ xảy ra "thảm kịch toàn cầu", tuyên bố sẽ đáp trả bằng vũ khí mạnh hơn nếu lãnh thổ bị xâm hại. Ngày 22-1, Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) - ông Vyacheslav Volodin cho biết "một thảm kịch toàn cầu" có thể xảy ra với nhân loại nếu phương Tây tiếp...