LHQ mở đường can thiệp quân sự vào Mali
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào hôm 12.10 đã thông qua nghị quyết mở đường cho việc can thiệp quân sự vào Mali nhằm tái chiếm phần lãnh thổ lọt vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền bắc, theo tin tức từ BBC.
Nghị quyết yêu cầu các nước Tây Phi đề ra kế hoạch chi tiết cho một chiến dịch trong vòng 45 ngày. Cho đến nay, Liên Hiệp Quốc đã từ chối phê chuẩn việc can thiệp quân sự nếu không có kế hoạch chi tiết.
Các nhóm Hồi giáo và phiến quân Tuareg đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc Mali sau khi cựu Tổng thống Amadou Toumani Toure bị lật đổ hồi tháng 3.
Người dân Mali ở thủ đô Bamako biểu tình kêu gọi quốc tế can thiệp quân sự – Ảnh: AFP
Cả chính phủ Mali và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ( Ecowas) đều yêu cầu Liên Hiệp Quốc phê chuẩn việc can thiệp quốc tế, trong đó khối Ecowas đã đề xuất cung cấp một lực lượng gồm 3.000 quân.
Nghị quyết hôm 12.10 yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cử các nhà chiến lược an ninh và quân sự nhằm giúp Ecowas và Liên minh châu Phi tổ chức lực lượng.
Hội đồng Bảo an sau đó phải phê chuẩn kế hoạch chi tiết trong một nghị quyết thứ hai.
Đại diện của Ecowas, đại sứ Bờ Biển Ngà Youssoufou Bamba đã hoan nghênh nghị quyết của Hội đồng Bảo an, nói rằng việc án binh bất động không còn là lựa chọn cho cuộc khủng hoảng Mali.
Theo TNO
ECOWAS kêu gọi Mali cho phép can thiệp quân sự
Theo AP/AFP, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã lên tiếng kêu gọi Mali cầu viện hành động can thiệp quân sự do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm giành lại khu vực miền Bắc nước này, hiện đang bị một nhóm Hồi giáo cực đoan có quan hệ với al-Qaeda chiếm đóng.
Tổng thống Burkina Faso Blaise Compaore phát biểu. (Nguồn: Getty Images)
ECOWAS ngày 7/7 đã nhóm họp để cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang gia tăng tại Mali với sự tham dự của các tổng thống ở sáu nước Tây Phi gồm Burkina Faso, Cote d"Ivoire, Nigeria, Niger, Togo và Benin.Các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi Mali thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc từ nay đến ngày 31/7, bước tiếp theo trong việc khôi phục chế độ cai trị theo hiến pháp ở nước này tiếp sau cuộc đảo chính hồi tháng Ba gây ra tình trạng hỗn loạn tạo điều kiện cho phiến quân Tuareg chiếm giữ miền Bắc.
Cũng tại hội nghị, các tổng thống trong ECOWAS cho rằng tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế cần điều tra các hành vi bạo ngược ở miền Bắc do phiến quân Hồi giáo kiểm soát, đồng thời yêu cầu tất cả các bên ở Mali chấm dứt chiến sự trước tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào ngày 20/7.
Lực lượng phiến quân Hồi giáo nói trên đã đuổi người sắc tộc Tuareg ra khỏi các thị trấn chủ chốt, áp đặt luật Hồi giáo hà khắc và tuần trước phá hủy các đền thờ Hồi giáo cổ, bị họ cho là phi Hồi giáo tại thành phố Timbuktu được Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới./.
Theo TTXVN
HĐBA LHQ sẵn sàng triển khai lực lượng tại Mali Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 5/7, với sự đồng thuận của tất cả 15 thành viên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết sẵn sàng triển khai lực lượng ổn định tình hình của Liên hợp quốc đến miền Tây Mali đồng thời yêu cầu các nhóm nổi dậy ở Mali ngừng ngay lập...