LHQ lo ngại về tình hình người tị nạn Rohingya ở Bangladesh
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại trước việc hàng nghìn người tị nạn Rohingya ở Bangladesh phải di dời và sống trong điều kiện khó khăn do thời tiết xấu.
Người tị nạn Rohingya luôn phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn lương thực. (Ảnh: WFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 12/7, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo có khoảng 5.600 người Rohingya trong các trại tị nạn ở thành phố Cox’s Bazar của Bangladesh đã phải di dời do mưa lớn.
Video đang HOT
Người phát ngôn của WFP, ông Herve Verhoosel cho biết những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất đã được di chuyển đến một số khu vực mới an toàn hơn trong các trại tị nạn. Trước đó, vào cuối tháng 4 vửa qua, hơn 45.000 người tị nạn đã bị ảnh hưởng do các sự cố liên quan đến thời tiết.
Theo ông Verhoosel, trong tháng 7 này, WFP đã nhanh chóng hỗ trợ thực phẩm cho hàng nghìn người tị nạn bị ảnh hưởng do mưa lớn, bao gồm các bữa ăn, bánh quy và thực phẩm khô như gạo, dầu.
Trong điều kiện mưa lớn cản trở các phương tiện di chuyển, WFP đã bố trí nhiều nguồn dự trữ thực phẩm xung quanh các trại tị nạn để đảm bảo cung cấp cho người tị nạn khi cần thiết. Hiện WFP đã có đủ lượng lương thực dự trữ để cung cấp cho gần 900.000 người tị nạn Rohingya ở các trại trong vòng 2 tuần.
Theo thống kê của WFP, hiện 80% người tị nạn Rohingya ở Bangladesh hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ lương thực từ tổ chức này. Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc chi 24 triệu USD mỗi tháng để hỗ trợ lương thực cho gần 900.000 người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.
Ông Herve Verhoosel nhấn mạnh rằng nếu không có sự đóng góp tài chính thường xuyên và liên tục từ cộng đồng quốc tế, tình hình người tị nạn Rohingya ở Bangladesh sẽ càng trở nên tồi tệ./.
Theo Hữu Thanh (TTXVN/Vietnam )
Bắt giữ một hiệu trưởng cưỡng hiếp ít nhất 12 học sinh
Ngày 5/7, giới chức Bangladesh cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ một hiệu trưởng với cáo buộc cưỡng hiếp ít nhất 12 học sinh.
Vụ việc bị phanh phui đã làm dấy lên làn sóng bức xúc trong dư luận, dẫn tới cuộc biểu tình của hàng trăm người.
Theo người đứng đầu Lực lượng Phản ứng nhanh (RAB) - Trung tá Kazi Samser Uddin, cảnh sát thuộc RAB đã bắt giữ Al Amin, hiệu trưởng và là người sáng lập trường Baitul Huda Cadet Madrassa ở thành phố Fatulla, ngoại ô thủ đô Dhaka. Mẹ của một học sinh 10 tuổi theo học tại trường trên đệ đơn kiện ông này vì hành vi cưỡng hiếp.Vụ bắt giữ được thực hiện ngày 4/7. Trung tá Uddin cho biết thêm hiệu trưởng trên bị tố cáo đã cưỡng hiếp ít nhất 12 trẻ em gái là học sinh trường. Đối tượng Al Amin ban đầu bác bỏ các cáo buộc, nhưng sau đó thừa nhận đã cưỡng ép nhiều học sinh quan hệ tình dục.
Hàng trăm người dân thành phố Fatulla đã xuống đường biểu tình yêu cầu luật pháp nghiêm trị "yêu râu xanh" Al Amin để làm gương. Ngoài vai trò hiệu trưởng trường Madrassa, đối tượng còn là một tu sĩ tại một đền thờ Hồi giáo ở địa phương.
Hồi tuần trước, cảnh sát Bangladesh cũng đã bắt giữ 2 giáo viên phổ thông trung học tại thành phố Fatulla với cáo buộc cưỡng hiếp 20 học sinh. Cảnh sát cho biết những giáo viên này đã cưỡng hiếp các học sinh và thậm chí mẹ của một số học sinh trong suốt 4 năm qua.
Các tổ chức hoạt động vì quyền dân sự ở Bangladesh đã bày tỏ lo ngại về tình trạng số vụ cưỡng hiếp và tấn công tình dục gia tăng ở quốc gia Nam Á có số đông người Hồi giáo sinh sống này. Theo tổ chức Manusher Jonno Foundation, trong năm 2018, tại Bangladesh có 433 trẻ em bị cưỡng hiếp, chủ yếu ở độ tuổi 7-12. Trong khi đó, chỉ có 3% số vụ cưỡng hiếp được điều tra và xét xử hung thủ.
Theo Thùy An (TTXVN)
Khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41 của Hội đồng Nhân quyền LHQ Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 24/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41, với sự tham dự của đại diện hơn 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính...