LHQ khẳng định tầm quan trọng của việc cắt giảm nguồn cung ma túy
Ngày 19/4, Đại hội đồng LHQ đã thông qua 1 tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc cắt giảm nguồn cung cấp ma túy trên toàn cầu.
Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức một phiên họp để đánh giá các chiến lược toàn cầu chống ma túy. Tại đây, các quan chức LHQ và nhiều lãnh đạo thế giới đã đề cập tới một xu hướng tiếp cận mới trong cuộc chiến chống ma túy, đặt con người làm trung tâm.
Đại hội đồng LHQ ngày 19/4 đã nhất trí cần phải giải quyết vấn đề ma túy toàn cầu, nhưng cách làm như thế nào lại là vấn đề thể hiện sự khác biệt trong quan điểm của 193 thành viên. Xu hướng nhiều quốc gia đang nghiêng về là giảm hình sự hóa và tập trung giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng ma túy. Một số lãnh đạo các quốc gia Mỹ Latin cho rằng, nhiều thập kỷ quyết liệt chống ma túy đã thất bại, hủy hoại cuộc sống của hàng nghìn người trên thế giới.
Tại phiên họp, Đại hội đồng LHQ đã thông qua tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc cắt giảm nguồn cung cấp ma túy, coi đây là biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc sử dụng ma túy trên toàn cầu.
*
Theo_VTV
Tổng thống Putin: Nga sẽ làm tất cả vì Syria
Phát biểu trên kệnh truyền hình Rossiya 24 Tổng thống Putin khẳng định sẽ làm tất cả vì Syria để tình hình không xấu hơn
Video đang HOT
13h ngày 14/4 (tức 16h giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi trả lời trực tuyến các câu hỏi người dân trên kênh truyền hình Rossiya 24 . Đây là lần đối thoại trực tuyến thứ 14 được tổ chức thường niên của ông Putin trên cương vị Tổng thống và Thủ tướng.
Trong cuộc trả lời trực tuyến thường niên kéo dài ba tiếng rưỡi, Tổng thống Putin đã trả lời tổng cộng 80 câu hỏi trong số 2,5 triệu câu hỏi mà người dân gửi đến.
Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn đề xung đột tại Syria, quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây cũng như nền kinh tế Nga trước cấm vận.
Nga sẽ làm tất cả vì Syria
Vấn đề Syria là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người dân Nga suốt buổi trả lời trực tuyến.
Trước câu hỏi "Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã thành công và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã suy yếu, nhưng liệu tổ chức khủng bố này sẽ trỗi dậy lại ngay sau khi Nga rời đi?", Tổng thống Putin đã khẳng định Nga vẫn đang nỗ lực hết sức mình để đảm bảo tình hình tại đây không xấu đi.
Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẽ làm tất cả để đảm bảo tình hình ở Syria không xấu đi
"Vấn đề là chúng tôi không phải rời đi và bỏ lại mọi thứ. Chúng tôi rút một phần quan trọng của lực lượng nhưng với sự hỗ trợ từ lực lượng còn lại ở đó, quân đội Syria có thể tiến hành nhiều chiến dịch tấn công lớn. Thực tế sau khi chúng tôi rút đi, họ đã chiếm được một số mục tiêu quan trọng. Nga đang giám sát chặt chẽ tình hình ở Syria và nỗ lực hết sức để đảm bảo mọi thứ không tồi tệ hơn", ông Putin nhấn mạnh.
Không chỉ thế, nhà lãnh đạo Nga còn thừa nhận rằng, trong quá trình tham gia chiến dịch tại Syria đã phát hiện một số nhược điểm của một số loại vũ khí và đang hoàn thiện dần.
"Có phát hiện ra những nhược điểm, và công việc hoàn thiện vẫn đang tiếp tục, đại diện 1 số doanh nghiệp vũ khí thậm chí đã đi sang thực địa", ông Putin khẳng định.
Nga vẫn coi Thổ Nhĩ Kỳ là bạn
Cùng với Syria, mối quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua cũng là chủ đề nhận được nhiều câu hỏi nhất từ người dân Nga.
"Tháng 9 năm ngoái, Erdogan vẫn được coi là bạn của Tổng thống. Và gần như là một đối tác chiến lược. Còn bây giờ thì sao? Tình hữu nghị đã kết thúc rồi chăng? Ukraine, Mondova, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ - có cảm giác là chúng ta lọt vào trong một vòng vây thù địch, liệu nước Nga có thể phát triển được không trong điều kiện như thế?", ông Andrei Bystritsky, phụ trách Câu lạc bộ Đối thoại Valdai đặt câu hỏi.
Tổng thống Putin khẳng định vẫn coi Thổ Nhĩ Kỳ là bạn dù còn nhiều mâu thuẫn.
Không hề tỏ ra ngập ngừng, ông chủ điện Kremlin đi thẳng vào vấn đề: "Chúng ta không và sẽ không rơi vào vòng vây thù địch nào cả. Chúng ta có quan hệ tốt với đa số các nước trên thế giới, và vẫn luôn coi nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ là bạn. Chúng ta chỉ có vấn đề với một số nhà lãnh đạo chính trị của họ, đã hành xử không đúng và chúng ta phản ứng với điều đó một cách thích hợp. Nhất định là phải có phản ứng, chứ không người ta sẽ cưỡi lên cổ anh".
Khi được một bé gái 12 tuổi hỏi rằng nếu thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cùng chết đuối, ông sẽ cứu ai, ông Putin đã khôn khéo trả lời rằng: "Nếu một ai đó quyết định chết đuối thì chúng ta sẽ chẳng thể làm gì cứu sống họ. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ ai nếu họ thực sự muốn tự cứu lấy mình".
Nhà lãnh đạo Nga cũng chia sẻ, ông không tin rằng các nước phương Tây sẽ sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt lên Nga đồng thời nhấn mạnh: "Điều đó có nghĩa rằng, chúng ta sẽ duy trì lệnh trừng phạt lên các sản phẩm của họ (tức từ các nước phương Tây)".
Hồ sơ Panama là đòn khiêu kích của Mỹ
Trong buổi trả lời trực tuyến người dân, Tổng thống Putin cũng thẳng thắn trả lời các câu hỏi liên quan đến cáo buộc tham nhũng từ tài liệu Panama bị rò rỉ ít lâu trước đó.
Tổng thống Nga tiếp tục lên tiếng bảo vệ người bạn thân có liên quan tới vụ việc, nghệ sĩ Sergei Roldugin.
Theo ông Putin, toàn bộ lợi nhuận từ việc đầu tư đó đều được ông Roldugin đổ vào nhạc cụ.
Trước câu hỏi: "Vì sao ông không kiện truyền thông phương Tây khi họ đưa tin sai trái về ông?", ông chủ điện Kremlin điềm tĩnh trả lời: "Họ không đăng tải các thông tin bị bóp méo. Có vẻ như các thông tin đó đã qua tay các luật sư, chứ không phải bị báo chí khui ra. Điện Kremlin không bị lung lay bởi những cáo buộc tham nhũng bắt nguồn từ Tài liệu Panama".
Theo_Báo Đất Việt
Khẳng định chắc chắn virus Zika gây ra chứng teo não Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC khẳng định virus Zika chính là thủ phạm khiến hàng ngàn trẻ em mắc chứng teo não. Một em nhỏ mắc chứng teo não. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng có mối liên hệ giữa chứng teo não và virus Zika, tuy nhiên không có bằng chứng xác thực. Những trẻ em sinh...