LHQ kêu gọi xóa triệt để nạn phân biệt chủng tộc
Mười năm sau khi “Tuyên bố và chương trình hành động Durban” nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc được thông qua, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ, tuy nhiên sự không khoan dung có xu hướng tăng lên ở nhiều khu vực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Đây là nhận định của Liên hợp quốc nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên bố Durban ra đời. Phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng ngày 22/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh thế giới vẫn hành động chưa đủ để xóa bỏ triệt để những quan điểm và hành động sai trái xâm phạm tính đa dạng và phẩm giá của các nhóm dân tộc, do vậy cần kiên quyết chống lại chủ nghĩa bài Hồi giáo và loại bỏ sự phân biệt đối xử với người Cơ đốc.
Ông khẳng định những thành kiến trên cơ sở yếu tố tôn giáo không có chỗ đứng trong thế giới ngày nay và quyền của tất cả mọi người phải được bảo vệ mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.
Video đang HOT
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh từ năm 2001 đến nay đã có thêm các quy định pháp luật, cơ quan pháp lý bảo vệ sự công bằng cũng như biện pháp truy tố các hành vi nghiêm trọng chống lại nhân loại, như tội diệt chủng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các hình thức nộ lệ hiện đại, tuy nhiên, chính sự thiếu hiểu biết và không khoan dung là một trong những nguyên nhân gốc rễ gây ra những xung đột, trong đó chứa đựng những thù hằn dân tộc và sự phân biệt đối xử, tạo ra trở ngại lớn đối với sự phát triển.
Tình hình kinh tế khó khăn chỉ là yếu tố làm trầm trọng thêm vấn đề này, vì sự cạnh tranh việc làm và những khó khăn khác thường gây ra sự thù ghét đối với người nhập cư và thiểu số.
Tại phiên họp, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 Nassir Abdulaziz Al-Nasser cũng lưu ý rằng còn rất nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, khi “những trường hợp bài ngoại, phân biệt chủng tộc và không khoan dung đã tăng cả về mức độ nghiêm trọng và tần số xuất hiện,” đồng thời khẳng định trách nhiệm của các quốc gia là “phải thực hiện các biện pháp pháp luật cần thiết để ngăn chặn nảy sinh các hành động phân biệt đối xử và mang lại sự công bằng cho các nạn nhân”./.
Theo TTXVN
Thế giới cần cuộc cách mạng mới về năng lượng
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác và có cam kết mạnh mẽ hơn để vượt qua các thách thức về năng lượng toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon. (Nguồn: Getty)
Tại Hội nghị Nhóm cấp cao về năng lượng bền vững cho tất cả mọi người, diễn ra ngày 21/9 bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 ở New York, Mỹ, ông Ban Ki-moon đã nhấn mạnh việc có tới 2,4 tỷ người trên thế giới hiện không được tiếp cận các nguồn năng lượng sạch hoặc chỉ tiếp cận các nguồn năng lượng không đáng tin cậy, đã làm phương hại các nỗ lực toàn cầu chống đói nghèo và dịch bệnh.
Năng lượng bền vững có tầm quan trọng thiết yếu đối với tiến bộ của con người về y tế, giáo dục, tạo việc làm và cạnh tranh kinh tế. Thế giới đã đến lúc cần một cuộc cách mạng mới về năng lượng để giảm đến mức thấp nhất các nguy cơ nảy sinh từ biến đổi khí hậu thông qua phổ cập năng lượng sạch và bền vững.
Liên hợp quốc và khu vực kinh tế tư nhân toàn cầu đã thiết lập nhóm cấp cao gồm các nhà lãnh đạo kinh doanh, chính phủ và xã hội dân sự trên toàn cầu để tìm kiếm các phương thức phổ cập tiếp cận năng lượng bền vững và các dịch vụ năng lượng hiện đại vào năm 2030, trước mắt nhằm cải thiện 40% hiệu quả năng lượng và sản xuất 30% tổng nguồn năng lượng thế giới từ các nguồn năng lượng tái sinh.
Các nước được yêu cầu có cam kết mạnh mẽ hơn và phát triển quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư để tăng đầu tư tư nhân vào phát triển các ngành năng lượng mũi nhọn.
Cùng ngày, trong thông điệp gửi Hội nghị cấp cao quốc tế lần thứ 2 về an ninh toàn cầu diễn ra tại thành phố Yekaterinburg của Nga, Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi thế giới tăng cường hợp tác quốc tế để loại trừ các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia, trong bối cảnh các tổ chức tội phạm gia tăng việc sử dụng công nghệ mới để thực hiện các hành động tội phạm xuyên quốc gia.
Tổng Thư ký nhấn mạnh Liên hợp quốc đang thúc đẩy chiến lược ngoại giao phòng ngừa, vì vậy cần sự hợp tác toàn cầu của các nước thành viên để đảm bảo thành công trong cuộc chiến ngăn chặn và làm giảm tác động của các cuộc xung đột vũ trang đối với mỗi con người và xã hội./.
Theo TTXVN
Libya sắp công bố chính phủ mới Chính phủ Libya thời hậu Moammar Gadhafi sẽ được công bố trong khoảng 10 ngày nữa, Thủ tướng lâm thời Mahmud Jibril cho biết hôm qua. Cờ của chính quyền mới ở Libya bay bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York. Ảnh: AFP. "Chính phủ sẽ được công bố trong vòng một tuần, hoặc nhiều nhất là 10 ngày", AFP...