LHQ kêu gọi xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống trên thế giới
Ngày 28/6, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR), bà Michelle Bachele đã lên tiếng kêu gọi cần xóa bỏ ngay lập tức tình trạng phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống nhằm vào người da màu trên khắp thế giới để tránh tái diễn những vụ việc tương tự vụ cảnh sát da trắng gây ra cái chết của công dân da màu George Floyd ở Mỹ hồi năm ngoái.
Người đứng đầu Cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc (OHCHR), bà Michelle Bachelet phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một báo cáo toàn cầu dài 23 trang được thực hiện sau cái chết của người đàn ông da màu Floyd, bà Bachelet cho rằng thực trạng cảnh sát kỳ thị màu da và sử dụng vũ lực quá mức đang diễn ra ở phần lớn khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Mỹ Latinh. Tình trạng phân biệt chủng tộc ở nhiều cấp độ và có hệ thống tạo ra rào cản đối với quyền tiếp cận của người thiểu số đối với việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giáo dục và công lý.
Bà nhấn mạnh “tình trạng phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống đòi hỏi phải được giải quyết một cách có hệ thống” để xóa bỏ sự phân biệt đối xử và bạo lực vốn đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Bà Bachelet cũng hoan nghênh “sáng kiến đầy hứa hẹn” của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã ký một sắc lệnh hành pháp hồi tháng 1 nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng sắc tộc trên khắp nước Mỹ.
Báo cáo của OHCHR đề cập tới 190 trường hợp người châu Phi và gốc Phi trên khắp thế giới thiệt mạng do trong các vụ việc liên quan đến các nhân viên thực thi pháp luật, những người “hiếm khi phải chịu trách nhiệm” trước pháp luật. Những trường hợp nổi bật nhất trong số này có vụ việc của công dân da màu người Mỹ Floyd; vụ một cậu bé 14 tuổi người Brazil gốc Phi, 14 tuổi, bị bắn chết trong một chiến dịch chống ma túy của cảnh sát ở Sao Paulo hồi tháng 5/2020; và vụ một thanh niên người Pháp gốc Mali, 24 tuổi, tử vong trong thời gian bị cảnh sát giam giữ vào tháng 7/2016.
Trong nhiều trường hợp, dữ liệu cho thấy các nạn nhân “không gây ra mối đe dọa tính mạng hay gây thương tích nghiêm trọng”. Báo cáo cũng cho biết tại nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ, những người gốc Phi phải sống trong tình cảnh nghèo đói và phải đối mặt với những rào cản nghiêm trọng trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm, cũng như tham gia hoạt động chính trị và các quyền cơ bản khác của con người.
Video đang HOT
OHCHR vạch ra chương trình nghị sự 4 điểm nhằm thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để đảm bảo công bằng và bình đẳng chủng tộc, đồng thời kêu gọi các quốc gia thực hiện chương trình này.
Báo cáo kêu gọi các nước cần hành động ngay lập tức để chấm dứt tình trạng được mô tả là vi phạm mang tính hệ thống các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị. Theo đó, các quốc gia cần nhìn nhận thực tế khi đề cập đến tình trạng phân biệt chủng tộc. Thứ hai, báo cáo cũng cho rằng cần xử lý nghiêm các nhân viên thực thi pháp luật vi phạm, xây dựng lòng tin và tăng cường giám sát. Thứ ba, giới chức các nước cần đảm bảo lắng nghe tiếng nói và tâm tư của người da màu và các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Điều này cần bao gồm việc đảm bảo sự đại diện cho người da màu ở mọi cấp trong các tổ chức nhà nước, bao gồm các cơ quan thực thi pháp luật, tư pháp hình sự và hoạch định chính sách. Cuối cùng, các nước cần đối mặt với di sản của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong quá khứ, bao gồm thông qua trách nhiệm giải trình và khắc phục hậu quả. Các quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ phải “loại bỏ các cấu trúc và hệ thống được thiết kế và định hình dựa trên chế độ nô dịch, chủ nghĩa thực dân” và phân biệt đối xử.
Bà Bachelet nêu rõ: “Tôi kêu gọi tất cả các nước ngừng phủ nhận và bắt đầu loại bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc; để chấm dứt việc miễn trừng phạt và xây dựng lòng tin; để lắng nghe tiếng nói của những người gốc Phi; và đối mặt với những di sản trong quá khứ và khắc phục hậu quả”.
Vụ cảnh sát da trắng Derek Chauvin gây ra cái chết cho người đàn ông da màu Floyd đã khiến cả nước Mỹ chìm trong bạo loạn chống phân biệt chủng tộc suốt nhiều tháng trong năm 2020. Hồi tháng 4 vừa qua, Chauvin bị tòa án Mỹ chính thức tuyên có tội với cả 3 tội danh giết người cấp độ hai, giết người cấp độ ba và ngộ sát. Vào thời điểm đó, người đứng đầu OHCHR Bachelet đã nhấn mạnh rằng “vụ án đã cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết là còn nhiều việc phải làm để đảo ngược làn sóng phân biệt chủng tộc có hệ thống đang tràn ngập trong cuộc sống của những người gốc Phi”.
Cựu cảnh sát giết công dân da đen lãnh 22,5 năm tù, Tổng thống Biden nói bản án phù hợp
Cựu cảnh sát Derek Chauvin bị tuyên án 22,5 năm tù vào ngày 25-6 vì tội giết công dân da đen George Floyd. Vụ án đã làm dấy lên các cuộc biểu tình lớn nhất nước Mỹ để phản đối bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc.
Cựu cảnh sát thành phố Minneapolis (Mỹ) - ông Derek Chauvin nhận 22,5 năm tù ngày 25-6-2021, sau khi giết hại công dân da đen George Floyd - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, ông Chauvin (45 tuổi) đã gửi "lời chia buồn" đến gia đình ông Floyd trong phiên tòa ngày 25-6 nhưng không đưa ra bất cứ lời xin lỗi nào trước khi thẩm phán Peter Cahill tuyên án.
Mức án ông Cahill đưa ra thấp hơn bản án 30 năm tù do phía công tố viên đề xuất.
Ông Cahill cho biết ông không "tuyên án theo quan điểm của công chúng" hay để "gửi đi bất cứ thông điệp nào", mà đã kết án vì "hành động tàn bạo và việc lạm dụng chức vụ" của cựu cảnh sát Chauvin.
Thẩm phán Cahill đã đưa ra bản án vào cuối phiên tòa sau khi nghe tin nhắn được ghi âm của con gái 7 tuổi của ông Floyd và phát biểu tại tòa của mẹ ông Chauvin.
"Con nhớ ba và con yêu ba" - con gái của ông Floyd nói trong tin nhắn.
Trước đó, ông Chauvin ngày 20-4 đã bị buộc tội giết người cấp độ hai, cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai. Ông Chauvin bị giam kể từ ngày bị buộc tội và đang đối mặt với một số cáo trạng dân sự cấp liên bang liên quan đến cái chết của ông Floyd.
Ông Floyd đã thiệt mạng sau khi bị cảnh sát Chauvin dùng gối ghì lên cổ hơn chín phút vào tháng 5-2020 vì nghi ngờ ông đã sử dụng tiền giả tại một cửa hàng ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.
Video từ người qua đường ghi lại cảnh ông Floyd thoi thóp van xin nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Hàng trăm ngàn người đã đổ xuống đường phố khắp nước Mỹ để biểu tình phản đối bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc suốt nhiều tuần sau đó.
Ba cảnh sát khác liên quan đến vụ ông Floyd đã bị sa thải và ra tòa vào năm sau về tội hỗ trợ và tiếp tay gây ra cái chết của người đàn ông da màu này.
Luật sư của gia đình ông Floyd đã ca ngợi phán quyết của tòa án là một bước "lịch sử" hướng tới hòa giải chủng tộc ở Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố đó là một bản án "phù hợp".
Bầu bồi thẩm đoàn vụ xét xử cựu cảnh sát bị buộc tội giết công dân da màu G.Floyd Ngày 23/3, một bồi thẩm đoàn gồm 15 thành viên đã được lựa chọn tham gia phiên tòa xét xử Derek Chauvin - cựu sĩ quan cảnh sát bị buộc tội giết người đàn ông da màu George Floyd ở thành phố Minneapolis, Mỹ, hồi năm ngoái. Hình ảnh cảnh sát ghì cổ Floyd. Ảnh: Sputnik Theo đó, Thẩm phán tòa án hạt...