LHQ kêu gọi truy tố tội ác thời Tổng thống Bush
Những chính sách tra tấn tù nhân được thực hiện ở cấp độ nghiêm trọng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush trong giai đoạn 2002 – 2006 đã được phơi bày và cần truy tố ngay lập tức những quan chức Mỹ có liên quan, Reuters dẫn lời một quan chức của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein báo cáo tội ác của CIA hôm 9.12 – Ảnh: Reuters
Các quan chức cấp cao trong chính quyền dưới thời Tổng thống George W. Bush, bao gồm những quan chức CIA và các quan chức chính phủ Mỹ khác phải bị truy tố trước luật pháp quốc tế sau khi bản báo cáo công bố những bằng chứng về hoạt động tra tấn của CIA được Thượng viện Mỹ phơi bày hôm 9.12, Reuters Ben Emmerson ở Uỷ ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
“Đây là vấn đề luật pháp quốc tế. Mỹ có nghĩa vụ đưa những người trách nhiệm ra trước công lý. Cơ quan tư pháp của Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân có liên quan”, Ben Emmerson tuyên bố tại một hội nghị ở Geneva hôm 9.12.
Ngày 9.12, Ủy ban tình báo Thượng viện đã công bố khoảng 500 trong hơn 6.000 trang tài liệu điều tra cho thấy hoạt động tra tấn của CIA là “tàn nhẫn trên mức tưởng tượng” và “hoàn toàn thiếu hiệu quả”. Ngoài ra, CIA bị cáo buộc đánh lừa chính phủ Mỹ trong suốt khoảng thời gian thực hiện các chiến dịch của tổ chức này bằng cách cung cấp báo cáo giả về cách thức giam giữ, thẩm vấn tù binh, theo Reuters.
Bên cạnh đó, Ben Emmerson cũng cho rằng báo cáo vạch trần tội ác CIA của Thượng viện Mỹ hôm 9.12 là quá trễ trong khi chính quyền Obama bị cáo buộc ra sức thủ tiêu các thông tin liên quan về vấn đề này. Các quan chức thuộc cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp Quốc khẳng định chương trình tra tấn tàn bạo mà CIA đã thực hiện đối với nghi phạm kể từ vụ khủng bố 11.9.2001 là vi phạm pháp luật quốc tế.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống George W. Bush.- Ảnh: Reuters
Cuộc điều tra được Thượng viện tiến hành suốt gần 5 năm qua, tiêu tốn khoảng 40 triệu USD cho thấy ít nhất 119 người đã phải trải qua các “nghi thức giam giữ” của CIA. Trong số đó, ít nhất 26 người bị bắt giữ hoàn toàn sai trái mà không có nguyên nhân, theo CNN.
Các hình thức thẩm vấn mà CIA tiến hành được bản báo cáo đánh giá “tàn nhẫn đến rợn tóc gáy”, bao gồm cả trấn nước, đánh đập, và các hành vi tra tấn tâm lý như dùng tiếng ồn, hành quyết giả, không cho ngủ, lăng nhục…
Một bản tóm tắt cho thấy, CIA còn phối hợp và áp dụng liên tục các hình thức nêu trên, điển hình là việc trói đứng tù nhân và không cho ngủ trong suốt 180 giờ đồng hồ, hoặc kéo tù nhân bị trói trần truồng khắp trại giam trong khi họ bị bịt mắt và đánh đập. Thậm chí, có người bị trấn nước đến mức gần chết 183 lần, theo NBC News.
Những “nghi thức giam giữ” này đã để lại nhiều hậu quả kinh khủng. Có ít nhất một người bị thẩm vấn đã chết do ngạt nước. Ngoài ra, các nạn nhân còn phải chịu đựng chứng động kinh, mất ngủ, ảo giác, bệnh hoang tưởng. Nhiều người còn tìm mọi cách để hủy hoại thân thể, theo CNN.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Lệnh ngừng bắn mới ở Ukraine chính thức có hiệu lực
Hôm nay, một lệnh ngừng bắn mới sẽ chính thức có hiệu lực ở Đông Nam Ukraine, mở ra hy vọng về hướng giải quyết mới cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một năm qua này.
Các bên xung đột tại Ukraine đang đặt nhiều hy vọng vào lệnh ngừng bắn mới.
Lệnh ngừng bắn được các bên nhất trí hôm 4/12 và là một phần của Thỏa thuận Minsk đạt được cách đó đúng 3 tháng do Nga và Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) làm trung gian.
Theo đó, ngày 9/12 sẽ mở màn cho "chuỗi ngày không tiếng súng" để hai bên chính thức ngừng bắn dọc vùng biên giới chiến sự ở miền Đông, đồng thời bắt đầu rút vũ khí hạng nặng ra khỏi tiền tuyến.
Các bên xung đột đều hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ thực sự được tuân thủ, sau nhiều lần bị vi phạm trước đó.
"Ngày không tiếng súng được ban bố để khởi động việc thực hiện thỏa thuận Minsk, bao gồm rút vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng giáp ranh phi quân sự, trả tự do cho các tù binh, dỡ bỏ các hàng rào mìn và tiến hành phân định ranh giới các khu vực", người phát ngôn Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine, ông Andrey Lysenko, cho biết.
"Kive sẵn sàng tuân thủ lệnh ngừng bắn đầy đủ", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak khẳng định, song cho biết lệnh rút quân đội khỏi vùng giáp ranh ở Đông Nam sẽ chỉ được đưa ra tùy theo kết quả đàm phán tại Minsk.
Theo kế hoạch, Nhóm tiếp xúc giải quyết xung đột Ukraine sẽ nhóm họp cùng ngày ở thủ đô Minsk của Belarus. Tuy nhiên, hiện các bên chưa thống nhất được với nhau về những vấn đề sẽ thảo luận, gồm Kiev tháo dỡ phong tỏa kinh tế đối với Donetsk và Lugansk, xây dựng quy chế đặc biệt cho hai vùng này và ân xá cho những người tham gia chiến sự ở Đông Nam.
Những động thái trên diễn ra sau khi chính quyền Ukraine đã thừa nhận vai trò đàm phán chấm dứt xung đột của đại diện khu vực Đông Nam là CHND tự xưng Donetsk và Lugansk, nơi có 4 triệu dân sinh sống. Trước đó, Kiev luôn bác bỏ vai trò của hai CHND tự xưng này trong các cuộc đàm phán quốc tế do Nga và OSCE làm trung gian.
Thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên giữa chính quyền Kiev và hai CHND tự xưng được ký kết lần đầu tiên ngày 5/9 tại Minsk. Tuy nhiên, trên thực tế lệnh ngừng bắn đã bị vi phạm chỉ vài giờ sau khi được ký kết với những cáo buộc vi phạm nhằm vào nhau.
Theo thống kê của LHQ, khoảng 1.000 người đã thiệt mạng kể từ sau lệnh ngừng bắn, nâng tổng số thương vong trong 8 tháng xung đột vũ trang ở Ukraine lên 4.300 người.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
LHQ yêu cầu Mỹ xem lại luật cho cảnh sát dùng vũ lực Các nhà nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu những cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ ngừng phân biệt chủng tộc và xem lại luật cho cảnh sát sử dụng vũ lực gây chết người, theo Reuters. Những người biểu tình nằm xuống ở ga Grand Central, New York - Ảnh: AFP Các chuyên gia phát biểu ngày 5.12, rằng họ...