LHQ kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Darfur
Ngày 22/10, ông Ibrahim Gambari, Trưởng Phái bộ Liên hiệp quốc và Liên minh châu Phi (AU) tại Darfur – Sudan, đã kêu gọi các nhóm vũ trang tại khu vực này tham gia Hiệp định hòa bình Doha (DDPD) nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột tại Darfur.
Phiến quân tại Darfur. (Nguồn: Internet)
Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Khartoum, ông Gambari nhấn mạnh người dân Darfur cần hòa bình và cộng đồng quốc tế hy vọng tất cả các phong trào vũ trang ở Darfur tham gia DDPD.
Ông Gambari cam kết với tư cách đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc và AU tại Darfur, ông sẽ tiếp tục can dự nhằm thúc ép các nhóm vũ trang chấm dứt các hoạt động thù địch và tham gia đàm phán chính trị với chính phủ Sudan.
Video đang HOT
Ông đồng thời khẳng định Phái bộ Liên hợp quốc và AU tại Darfur sẽ tiếp tục là một đối tác quan trọng trong tiến trình thực hiện DDPD, được ký ngày 14/7 vừa qua giữa chính phủ Sudan và Phong trào Giải phóng và Công lý (LJM) tại thủ đô Doha của Qatar.
Trong khi đó, Chủ tịch LJM al-Tigani Al-Sisi ngày 22/10 cũng kêu gọi các phe phái vũ trang tại Darfur tham gia DDPD nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột.
Ông khẳng định cánh cửa vẫn để ngỏ cho các nhóm phản đối DDPD, đồng thời nhắc lại cam kết của LJM nỗ lực phối hợp với chính phủ Sudan để thực hiện thỏa thuận.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, kể từ khi xung đột nổ ra tại Darfur năm 2003 đến nay đã có ít nhất 300.000 người thiệt mạng và 1,8 triệu người mất nhà cửa./.
Theo TTXVN
Lãnh đạo châu Phi học gì từ số phận Gaddafi?
Cái chết của cựu lãnh đạo Libya ngay tại thành phố quê hương Sirte chính trong tay người dân nên là bài học xác đáng với các chính khách trên thế giới. Đó là, quyền lực của người dân luôn chiến thắng.
Người dân xếp hàng chờ xem xác của Gaddafi tại Misrata. Ảnh: Getty Images
Khi Muammar Gaddafi lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1969, người dân chưa bao giờ hình dung, một ngày nào đó, họ buộc phải đứng lên cầm vũ khí chống lại ông. Trong 42 năm ông dẫn dắt đất nước, Libya trở thành một người chơi lớn trên thế giới và Gaddafi đã sử dụng tài nguyên dầu mỏ để thúc đẩy những chương trình nghị sự.
Ở châu Phi, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp các chính phủ tự đấu tranh giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng "người anh em" luôn ra tay giúp đỡ ấy đã sớm thay đổi và bước vào chế độ độc tài.
Vai trò của Gaddafi ở Liên minh châu Phi (AU) rất khó thách thức. Sự tham gia của ông trong các cuộc họp AU giống như các bài thuyết giảng mà ông luôn có tuyên bố cuối cùng với mọi thứ.
Các nhà lãnh đạo châu Phi, những người nắm giữ quyền lực phụ thuộc vào tiền của ông, và ảnh hưởng sẽ bị sụt giảm nếu như thách thức ông, thậm chí khi những hành động của ông gây tổn hại cho tiến bộ và thống nhất châu Phi.
Sự sụp đổ của chế độ Gaddafi và cái chết của ông - bắt nguồn từ những hỗ trợ quan trọng của phương Tây, giúp AU có cơ hội bước sang một con đường mới.
Thất bại của tổ chức này trong việc làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình ở Libya, hoặc thúc đẩy giải pháp chính trị nhanh chóng tại Bờ Biển Ngà, nên được coi là một bài học, chừng nào các nhà lãnh đạo châu Phi không sát cánh bên nhau và cùng lên án chế độ độc tài hay chuyên quyền, bên ngoài sẽ tiến vào châu lục để nhân danh bảo vệ các quyền con người.
Sẽ có những người như Gaddafi tiếp tục nắm quyền vì nhiều người đồng cấp với họ trong châu lục không lên tiếng. Phong trào Mùa xuân Ảrập đã dẫn tới việc thay đổi lãnh đạo ở Tunisia và Ai Cập, giờ đây là Libya, sẽ mang lại hy vọng cho các quốc gia châu Phi nếu vẫn còn dưới chế độ độc tài.
Và một ngày nào đó, họ cũng sẽ chiến thắng.
Theo VietNamNet
HĐBA gia hạn sứ mệnh của AMISOM ở Somalia Hội đồng Bảo an LHQ ngày 30/9 đã nhất trí bỏ phiếu gia hạn sứ mệnh của Phái bộ Liên minh Châu Phi tại Somalia (AMISOM) cũng như gói trợ giúp dành cho lực lượng này. Phái bộ Liên minh Châu Phi tại Somalia. Theo THX, cả 15 thành viên của HĐBA đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết 2010 duy trì sự...