LHQ kêu gọi tăng cường hợp tác về tài nguyên nước để ngăn chặn xung đột

Theo dõi VGT trên

Ngày 22/3, nhân Ngày Nước thế giới, Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định hợp tác xuyên biên giới về các nguồn nước chung có thể giúp ngăn chặn xung đột và xây dựng hòa bình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia Công ước của LHQ về Nước.

LHQ kêu gọi tăng cường hợp tác về tài nguyên nước để ngăn chặn xung đột - Hình 1
Người mẹ cho con nhỏ uống nước tại thị trấn Nyanzale, Bắc Kivu, CHDC Congo. Ảnh: AFP/TTXVN

LHQ nhấn mạnh rằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm nước ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, hợp tác về nguồn nước giữa các quốc gia đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự ổn định và ngăn ngừa xung đột trong khu vực.

Phát biểu với báo giới, Thư ký Công ước của LHQ về Nước, bà Sonja Koeppel khẳng định: “Nước và hòa bình có mối liên hệ rất chặt chẽ”. Bà chỉ ra rằng hơn 60% nguồn nước ngọt là tài nguyên chung giữa 2 hoặc nhiều quốc gia, bao gồm các con sông lớn như sông Rhine và sông Danube ở châu Âu, sông Mekong ở châu Á, sông Nile ở châu Phi và Amazon ở Mỹ Latinh. Vì vậy, theo bà, hợp tác về các nguồn nước chung đóng vai trò rất quan trọng cho hòa bình, sự phát triển của hành động khí hậu.

Bà Koeppel nhấn mạnh nước là nguồn tài nguyên quan trọng đến mức có khả năng đưa các quốc gia đang xung đột ngồi vào đàm phán, và mở cánh cửa hợp tác trong các lĩnh vực khác. Các ví dụ điển hình bao gồm thỏa thuận hợp tác về sử dụng sông Indus (sông Ấn) giữa Ấn Độ và Pakistan; hay thỏa thuận mà Senegal, Mauritania, Guinea và Gambia đạt được vào những năm 1970 về lưu vực sông Senegal đã cho phép các bên cùng tài trợ và xây dựng cơ sở hạ tầng để phân phối nước cho cả 4 quốc gia. Bà Koeppel cho biết thêm ngay cả trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa các nước này, “quan hệ hợp tác về nước vẫn tiếp tục tồn tại”.

Phát biểu nhân Ngày Nước thế giới (22/3), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết hiện tổng cộng 153 quốc gia trên thế giới chia sẻ tài nguyên nước chung, nhưng chỉ có 24 quốc gia đã ký các thỏa thuận hợp tác về các nguồn nước chung này. Ông nhấn mạnh cần tăng cường nỗ lực hợp tác xuyên biên giới, đồng thời kêu gọi các nước tham gia và thực hiện Công ước của LHQ về Nước. Tổng thư ký khẳng định: “Hành động vì nước là hành động vì hòa bình”.

Video đang HOT

Công ước của LHQ về Nước được thiết lập vào năm 1992 nhằm thúc đẩy việc cùng quản lý tài nguyên nước chung một cách có trách nhiệm ở khu vực châu Âu, sau đó đã được mở rộng sang các nước trên thế giới vào năm 2016. Hiện tại, công ước này có 52 thành viên cấp nhà nước tham gia, chủ yếu ở châu Âu, châu Á và châu Phi.

Bà Koeppel khẳng định công ước này là một công cụ quan trọng để thúc đẩy hợp tác về nước xuyên biên giới, đồng thời giúp các nước giải quyết các tình huống phức tạp và giải quyết tranh chấp, giúp các quốc gia sử dụng các nguồn tài nguyên chung một cách hòa bình và bền vững để bảo vệ môi trường và cùng nhau ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm ngoái, 9 nước châu Phi đã tham gia công ước, trong khi chỉ có Panama là thành viên mới ở châu Mỹ, Iraq là đại diện duy nhất của khu vực Trung Đông quyết định tham gia. Bà Koeppel bày tỏ hy vọng công nước này sẽ thu hút thêm nhiều nước, khu vực tham gia.

Chia sẻ hòa bình nguồn 'huyết mạch' của nhân loại

Như khẳng định của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, "nước là huyết mạch của thế giới", đây là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn vong và an sinh của nhân loại bởi con người không thể sống thiếu nước quá 3 ngày.

Tiếp cận nguồn nước cũng là quyền cơ bản của con người, là điều kiện tiên quyết đối với phát triển bền vững, hòa bình và thịnh vượng.

Chia sẻ hòa bình nguồn huyết mạch của nhân loại - Hình 1
Người dân lấy nước sinh hoạt tại vòi nước công cộng ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 26/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Thế nhưng, biến đổi khí hậu cùng dân số tăng nhanh đã khiến huyết mạch này ngày càng suy thoái, cạn kiệt, đẩy thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) coi khủng hoảng nước là một trong 5 rủi ro hàng đầu đối với thế giới xét về tác động, trong khi giới chuyên gia nhận định tầm quan trọng của nước sẽ sớm vượt dầu mỏ trong những thập niên tới.

Nhìn từ không gian, nước chiếm đa số hành tinh Xanh, bao phủ tới 3/4 diện tích bề mặt, song khoảng 97% là nước mặn, con người không thể uống hoặc dùng để sản xuất nông nghiệp. Trong số 3% lượng nước ngọt còn lại, có tới hơn 2/3 bị đóng băng trong các chỏm băng và sông băng. Như vậy, chỉ còn chưa đến 1% lượng nước ngọt có thể dùng để duy trì sự sống trên Trái Đất, tồn tại ở sông, hồ, tầng chứa nước ngầm, băng trên mặt đất... Đáng nói là nguồn cung hữu hạn này lại không phân bố đồng đều. Chẳng hạn, nếu trữ lượng nước trong tự nhiên ở Iceland là 500.000 m3/người/năm, thì con số này ở Dải Gaza chỉ dưới 60 m3. Một báo cáo của LHQ cho thấy trong khi 2 tỷ người sống ở những quốc gia mà lượng nước được sử dụng nhiều hơn lượng có sẵn trong tự nhiên, có tới 4 tỷ người phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng ít nhất mỗi năm một lần.

Nước đã hữu hạn lại thường xuyên bị tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số đe dọa. Chỉ trong 20 năm, Trái Đất đã mất khoảng 20% lượng nước ngọt sẵn có và nếu không hành động ngay, tỷ lệ này sẽ tăng lên hơn 30% vào năm 2050. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) khẳng định: "Thế giới đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước sạch chưa từng có và đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi đi kèm các hệ lụy của quá trình biến đổi khí hậu". Ngay cả kịch bản "lạc quan" về việc thế giới có thể khống chế đà tăng nhiệt của Trái Đất ở mức 1,3 đến 2,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì dự báo đến năm 2050, vẫn có thêm 1 tỷ người phải sống trong điều kiện thiếu nước đặc biệt nghiêm trọng.

Thống kê cho thấy nhu cầu về nước đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1960 và nhu cầu này có thể tăng thêm 20 - 25% vào năm 2050, trong bối cảnh dân số thế giới hiện hơn 8 tỷ người được dự báo "cán mốc" 9,6 tỷ người vào năm 2050. Ít nhất 25 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới, đang phải đối mặt với "tình trạng căng thẳng về nước cực kỳ cao" - tức đang sử dụng gần như toàn bộ lượng nước mình có. Tính riêng mùa hè 2023, khan hiếm nước đã ảnh hưởng đến 11% dân số Liên minh châu Âu (EU), trong khi tỷ lệ này tại Nam Á là hơn 74% và tại Trung Đông - Bắc Phi là 83%. Do đó, dù tiếp cận nguồn nước là quyền của con người, song vẫn có tới hơn 2 tỷ người trên thế giới đang phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch; gần 800 triệu người không được tiếp cận với nước sạch ngay gần nơi mình sinh sống, hàng triệu trẻ em phải đi bộ nhiều km mỗi ngày để lấy nước;...

Khan hiếm nước kéo theo một loạt hệ lụy khác từ sức khỏe, đến an ninh lương thực, thậm chí là xung đột. Ô nhiễm và thiếu khả năng tiếp cận nước sạch là nguyên nhân khiến 1,4 triệu người tử vong mỗi năm và 74 triệu người bị giảm tuổi thọ do các bệnh liên quan đến nước ô nhiễm, như đau mắt đỏ, tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy, viêm gan A... Bản đồ dự báo phân bổ nước của WRI nhấn mạnh nguy cơ đối với an ninh lương thực, khi 60% số cây trồng cần tưới tiêu đang bị đe dọa bởi tình trạng căng thẳng về nước ở mức "cực kỳ cao". Ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán, thiếu nguồn nước vô hình trung đã đẩy giá lương thực leo thang, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của những người có thu nhập thấp, kéo theo nguy cơ bất ổn xã hội. Cũng vì khan hiếm nước nên những căng thẳng liên quan đã bùng phát, thậm chí là châm ngòi cho xung đột.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Thái Bình Dương (Mỹ) năm 2019, với 286 dòng sông quốc tế và 468 tầng chứa nước xuyên biên giới, và hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới, các vụ xung đột liên quan đến nước đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Căng thẳng về khả năng tiếp cận nguồn nước bùng phát trên cả 5 châu lục, từ vùng Sahel châu Phi, đến lưu vực sông Danube ở châu Âu; lưu vực sông Tigre và sông Euphrates giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq; sông Indus giữa Ấn Độ và Pakistan; thậm chí cả sông Colorado chảy qua Mỹ và Mexico.

Ông Abou Amani, Giám đốc phụ trách mảng khoa học về nước tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), khẳng định: "Nhu cầu về nước tăng sẽ ngày càng tạo ra áp lực về nguồn nước và thật không may, các căng thẳng ngày càng gia tăng". Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu nước trở thành vũ khí trong xung đột vũ trang, là phương tiện để giành hoặc duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ và dân cư hoặc để gây áp lực cho các nhóm đối thủ.

LHQ đã lựa chọn chủ đề "Nước cho hòa bình" trong Ngày Nước thế giới (22/3) năm nay nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Theo giới chuyên gia, chỉ có cách cùng nhau hành động mới có thể cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, để nước thực sự là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh có tới 153 quốc gia chia sẻ tài nguyên nước, song chỉ 24 nước báo cáo có thỏa thuận hợp tác về toàn bộ nguồn nước chung, việc tăng cường hợp tác xuyên biên giới, tham gia và thực hiện Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia LHQ sẽ giúp quản lý tài nguyên nước chung một cách bền vững.

Chia sẻ hòa bình nguồn huyết mạch của nhân loại - Hình 2
Sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh Cà Mau (Việt Nam) phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN

Là quốc gia có hệ thống sông, suối dày đặc (3.450 sông, suối chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 405 sông, suối liên tỉnh gồm cả sông xuyên biên giới), Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên nước quý giá. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia Công ước về nước của LHQ - Công ước toàn cầu đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong việc bảo đảm sử dụng nguồn nước liên quốc gia một cách công bằng, hợp lý giữa thượng lưu và hạ lưu. Năm 2023, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tài nguyên nước sửa đổi nhằm quản lý tổng hợp, thống nhất, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác sử dụng trên cơ sở hài hòa lợi ích.

Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh: "Chúng ta cần đoàn kết và sử dụng nước vì hòa bình, đặt nền móng cho một ngày mai ổn định và thịnh vượng hơn".

Mục tiêu đó chỉ đạt được khi các nước hành động dựa trên nhận thức rằng nước không đơn giản chỉ là tài nguyên để sử dụng và cạnh tranh, mà còn là quyền của con người, là yếu tố quyết định hòa bình trên thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vongXe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong
10:47:02 21/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ KỳSyria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ
21:14:33 22/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EUTổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ ra tối hậu thư cho EU
07:01:15 21/12/2024
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
09:50:14 21/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Thái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễThái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễ
20:42:02 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Khánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm quaKhánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm qua
19:34:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu

05:33:52 23/12/2024
Thêm vào đó, sự bất mãn của người dân về các chính sách kinh tế và an ninh có thể tạo thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0

05:28:33 23/12/2024
Bên cạnh đó, việc đề cử nghị sĩ Lori Chavez-DeRemer, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ công đoàn, vào vị trí Bộ trưởng Lao động cũng thu hút sự chú ý đặc biệt.
Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

Lãnh đạo lâm thời Bangladesh thúc đẩy hợp tác quốc tế tại hội nghị D-8 ở Ai Cập

05:24:41 23/12/2024
Sự kiện này quy tụ lãnh đạo từ các quốc gia Hồi giáo đang phát triển nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và giải quyết những thách thức toàn cầu.
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

05:20:44 23/12/2024
Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

Sân bay thành phố Vologda của Nga khôi phục phong cách thời Xô viết

05:09:35 23/12/2024
Việc xây dựng nhà ga mới sẽ bắt đầu năm 2025 với chiều dài đường băng được tăng từ 1.500 m lên 2.500m để có thể tiếp nhận các máy bay chở khách cỡ lớn.
Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

Lần đầu tiên chiến đấu cơ có người lái của Mỹ bị bắn hạ trong khi làm nhiệm vụ ở Biển Đỏ

05:01:39 23/12/2024
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực, Yemen đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu chiến lược.
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama

Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama

04:56:46 23/12/2024
Tuyên bố này được đưa ra trong hai bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, nơi ông Trump cáo buộc Panama áp đặt mức phí quá cao đối với tàu thuyền Mỹ khi sử dụng tuyến đường thủy quan trọng này.
Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria

04:52:44 23/12/2024
Có thể nói, việc Nga rút khỏi Syria nhấn mạnh động lực thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước này. Nó phản ánh sự điều chỉnh trong cách tiếp cận nhằm khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu có khả năng hoạt động trên nhiều mặt trận.
Albania 'cấm cửa' TikTok ít nhất 1 năm

Albania 'cấm cửa' TikTok ít nhất 1 năm

21:08:36 22/12/2024
Một số quốc gia đã bắt đầu thảo luận các biện pháp ngăn chặn TikTok trong khuôn khổ cuộc tranh luận rộng hơn về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em và thanh thiếu niên.
Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

Australia: Cháy rừng vượt kiểm soát đang hoành hành ở bang Victoria

21:02:11 22/12/2024
Giới chức Australia đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng cao vào mùa Hè năm nay tại nước này sau nhiều mùa yên bình. Trước đó, đám cháy Mùa Hè đen năm 2019-2020 đã hủy hoại khu vực có diện tích bằng Thổ Nhĩ Kỳ và cướp đi sinh mạng của 33 người...
Hợp tác quốc phòng - Trụ cột trong quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam và Thái Lan

Hợp tác quốc phòng - Trụ cột trong quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường Việt Nam và Thái Lan

20:45:14 22/12/2024
Về hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan trong các cơ chế đa phương, Đại tá Phó Triệu Cường nhấn mạnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Hoàng gia Thái Lan luôn hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác đa phương.
Vanuatu lại hứng chịu trận động đất mới

Vanuatu lại hứng chịu trận động đất mới

20:29:02 22/12/2024
Ngoài việc làm gián đoạn thông tin liên lạc, trận động đất đầu tiên còn làm hỏng nguồn cấp nước và gây ngưng trệ hoạt động tại cảng vận chuyển chính của thủ đô.

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Nguyên tố hoá học có thể giúp Mỹ chấm dứt sự phụ thuộc vào pin Trung Quốc

Nguyên tố hoá học có thể giúp Mỹ chấm dứt sự phụ thuộc vào pin Trung Quốc

20:24:48 22/12/2024
Không giống như lithium, natri dễ dàng tiếp cận ở mọi nơi. Đặc biệt, với 92% trữ lượng tro soda toàn cầu, Mỹ được ví như Saudi Arabia trong lĩnh vực này.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .