LHQ kêu gọi nỗ lực chống phân biệt chủng tộc
Ngày 6/11, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Asha Rose Migiro cho rằng tất cả các nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc đấu tranh với sự phân biệt đối xử, xóa bỏ phân biệt chủng tộc, bài ngoại và thù địch.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Asha Rose Migiro. (Nguồn: Internet)
Trong phát biểu nhân kết thúc Năm quốc tế cho người gốc châu Phi, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Migiro nhấn mạnh rằng “tàn dư của chế độ nô lệ vẫn còn ảnh hưởng đến hàng triệu người gốc Phi trên khắp thế giới.”
Tuy nhiên, bà Migiro đánh giá cao những tiến bộ đạt được kể từ Hội nghị Thế giới về phân biệt chủng tộc, được tổ chức cách đây 10 năm tại Durban, Nam Phi.
Bà cho rằng các quốc gia đã củng cố những biện pháp bảo vệ theo hiến pháp, thông qua các văn bản pháp luật và các kế hoạch hành động để đấu tranh với sự phân biệt chủng tộc.
Trong một số trường hợp, lần đầu tiên, xã hội đã công nhận sự tồn tại của những người gốc châu Phi mà “chỉ cách đây vài năm, những người này dường như là vô hình ở đất nước họ đang sinh sống, nuôi dưỡng con cái và đóng góp cho lao động của nước đó.”
Bà Migiro cũng thể hiện sự hài lòng đối với những tiến bộ đạt được trong năm qua, khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử do sắc tộc, bài ngoại và thù địch, đồng thời đề nghị “nhân dịp kết thúc Năm quốc tế cho người gốc châu Phi, cộng đồng quốc tế nên mở một chương mới để vận động cho quyền lợi của họ”./.
Theo TTXVN
Vai trò LHQ trong thúc đẩy quy định của luật pháp
Ngày 5/10, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, bà Asha-Rose Migiro, nhấn mạnh tầm quan trọng của Liên hợp quốc trong việc can dự và thúc đẩy quy định của luật pháp trên thế giới.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Asha-Rose Migiro. (Nguồn: AP)
Trong bài phát biểu trước Ủy ban giải quyết các vấn đề pháp lý của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66, hay còn gọi Ủy ban 6, Phó Tổng thư ký Migiro khẳng định nguyện vọng chung của người dân trên thế giới đối với một chính phủ được dựa trên quy định của luật pháp.
Bà Migiro cho biết nhiều chính phủ mới trên thế giới đang đề nghị Liên hợp quốc hỗ trợ soạn thảo hiến pháp, cải cách các tổ chức an ninh và tư pháp và giải quyết các di sản phức tạp. Do đó, việc can dự từ lâu của Ủy ban 6 rất quan trọng nhằm duy trì sự quan tâm của thế giới về quy định của luật pháp ở cấp quốc gia và quốc tế.
Theo bà Migiro, trong số các hoạt động của mình, hiện nay Liên hợp quốc đang nỗ lực thúc đẩy hệ thống pháp lý chống tội phạm quốc tế của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC); đưa ra "cách tiếp cận chặt chẽ" để giúp đỡ các nước thành viên thực hiện trách nhiệm chủ yếu của họ trong việc điều tra và xét xử những thủ phạm liên quan đến tội ác quốc tế nghiêm trọng, từ giúp đỡ các kỹ thuật điều tra phức tạp đến cung cấp các cơ quan bảo vệ nhân chứng. Ngoài ra, Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ các loại cơ chế pháp lý lâm thời.
Năm 2011, Liên hợp quốc đã ủy nhiệm cho Các Ủy ban Điều tra triển khai nhiệm vụ tại Libya, Cote d"Ivoire, Syria và trợ giúp quy định của luật pháp ở hơn 150 nước thành viên. Các hoạt động này đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, kể cả phát triển, xung đột và xây dựng hòa bình tại ít nhất 70 nước./.
Theo TTXVN
Nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong bị khởi tố Ngày 20/10, VKSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Hà Bình (41 tuổi, nguyên phó tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong) về hành vi "cưỡng đoạt tài sản". Trước đó, ông Bình bị Bộ công an bắt tại nhà hàng Nhật Hạ (quận 3, TP HCM) vì cho là đang nhận...