LHQ kêu gọi Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân JCPOA
Ngày 4/1, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức), sau khi quốc gia Hồi giáo này tuyên bố khôi phục hoạt động làm giàu urani với độ tinh khiết 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan, cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, ông Farhan Haq – phó phát ngôn viên của Tổng Thư ký LHQ cho biết LHQ đã tuyên bố rõ rằng các bên liên quan thỏa thuận hạt nhân – tên chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) – cần tiếp tục tuân thủ cam kết, đồng thời kêu gọi Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Cùng ngày, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng quyết định trên của Iran là động thái “tống tiền hạt nhân”. Người phát ngôn này nhấn mạnh Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo của các thanh sát viên IAEA về tình hình thực tế tại Iran.
Israel ngày 4/1 cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “phản ứng kiên quyết” với Iran sau khi Tehran công bố quyết định làm giàu urani ở mức 20%.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Ngoại giao Israel cho rằng việc Iran tuyên bố khôi phục hoạt động làm giàu urani mức 20% là “một hồi chuông cảnh tỉnh đối với chủ trương tiếp cận hòa bình với Iran”.
Trước đó cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Israel dẫn phát biểu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho rằng tuyên bố của Iran cho thấy Tehran có ý định phát triển “một chương trình hạt nhân quân sự”.
Chính phủ Iran ngày 4/1 thông báo đã nối lại sản xuất urani với độ tinh khiết 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow, vượt xa ngưỡng cam kết trong JCPOA. Cùng ngày, IAEA cũng đã xác nhận thông tin này. Trong một báo cáo gửi tới các quốc gia thành viên chiều cùng ngày, IAEA cho biết Iran đã bắt đầu đưa urani đã làm giàu ở mức 4,1% vào 6 máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow để tăng mức làm giàu lên 20%. Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng cảnh báo động thái trên của Iran sẽ làm “chệch hướng đáng kể” các cam kết của chính quyền Tehran trong JCPOA.
JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu urani để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%.
Căng thẳng liên quan JCPOA gia tăng kể từ tháng 5/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại về thỏa thuận. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. Các bên còn lại trong JCPOA vẫn đang nỗ lực cứu vãn thỏa thuận.
Iran thông báo tăng mức làm giàu uranium
Iran đã thông báo với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về kế hoạch tăng làm giàu uranium, một nhiên liệu có thể dùng chế tạo vũ khí hạt nhân, lên mức tinh khiết 20%, vi phạm thỏa thuận đã ký năm 2015 với các cường quốc.
BBC trích dẫn tuyên bố của IAEA cho hay, Iran đã báo cho cơ quan này biết nơi sẽ thực hiện kế hoạch trên là nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow, cơ sở nằm sâu trong một quả núi ở nước này. Tuy nhiên, bức thư Iran gửi IAEA không đề cập thời điểm bắt đầu xúc tiến hoạt động làm giàu uranium đến độ tinh khiết mới.
Lãnh đạo Iran đi thăm một cơ sở hạt nhân của nước này. Ảnh: EPA
Theo các chuyên gia, để chế tạo được bom nguyên tử, uranium làm giàu cần đạt độ tinh khiết tới 90%, đồng nghĩa mức làm giàu của Iran vẫn còn quá thấp so với ngưỡng đó. Tuy nhiên, thỏa thuận đã ký với các cường quốc năm 2015 ấn định Tehran phải làm giàu nhiên liệu này dưới 4%.
Báo cáo của IAEA hồi tháng 11 năm ngoái xác nhận, Iran đang làm giàu uranium ở mức cao hơn mức cam kết 3,67% theo thỏa thuận, nhưng không vượt quá 4,5% và vẫn tuân thủ cơ chế kiểm soát rất nghiêm ngặt của cơ quan giám sát thuộc Liên Hợp Quốc.
Iran bắt đầu vi phạm cam kết sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 5/2018 đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc gia Hồi giáo. Song, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc vẫn hy vọng có thể cứu vãn thỏa thuận.
Một số nhà quan sát nhận định, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh hồi tháng 11/2020 có thể góp phần dẫn đến quyết định mới của Tehran.
Các quan chức Iran từng tuyên bố sẽ trả thù cho cái chết của ông Fakhrizadeh. Cuối năm ngoái, quốc hội nước này cũng thông qua một dự luật gây tranh cãi kêu gọi sản xuất và dự trữ "ít nhất 120kg uranium đã được làm giàu 20% mỗi năm" và "chấm dứt" hoạt động thanh tra của IAEA.
Iran và Azerbaijan thúc đẩy dự án xây nhà máy thủy điện tại biên giới chung Ngày 23/12, Bộ trưởng Năng lượng Iran Reza Ardakanian cho biết nước này và Azerbaijan đã nhất trí khởi động lại việc xây dựng hai nhà máy thủy điện trên tuyến biên giới giữa hai nước ở khu vực sông Aras. Ảnh minh họa: en.mehrnews.com Theo hãng thông tấn bán chính thức Mehr, phát biểu với báo giới tại thủ đô Tehran, Bộ...