LHQ kêu gọi dừng sử dụng trẻ em trong quân đội
Hơn 11.000 binh sỹ trẻ em đã được giải thoát khỏi hoạt động quân sự nô lệ trong năm ngoái, nhưng Liên Hợp Quốc cho rằng vẫn còn hàng trăm nghìn trẻ như thế trên toàn thế giới trong sự cai quản của những lãnh chúa quân phiệt như Thomas Lubanga.
Trẻ em bị ép cầm súng trong các nhóm vũ trang của Somalia. (Nguồn: Internet)
Án tuyên 14 năm tù với Lubanga của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) vào ngày thứ Ba được coi là một dấu ấn lịch sử, theo Radhika Coomaraswamy – người vừa kết thúc nhiệm kỳ sáu năm làm đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về trẻ em trong xung đột.
Tội ác tuyển mộ và sử dụng trẻ em làm lính “sẽ được khắc vào đá, không ai có thể nói là họ không biết chuyện đó,” Coomaraswamy nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
Các chính phủ trên thế giới đều đã bắt đầu hiểu được thông điệp đó, chỉ có quốc gia của Lubanga, Cộng hòa dân chủ Congo, và Sudan là những nước vẫn là mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong chiến dịch chấm dứt sử dụng trẻ em trong quân đội chính quy từ giờ tới năm 2015.
Liên Hợp Quốc cho rằng còn hàng trăm nghìn trẻ bị buộc phải cầm súng chiến đấu ở những tổ chức vũ trang như Taliban tại Afghanistan, lãnh chúa khét tiếng Bosco Ntaganda ở Congo hay nhóm Shebab ở Somalia, Ansar Dine ở Mali và các nhóm vũ trang không chính quy khác trên toàn thế giới.
Binh lính tuổi thành niên là một vấn đề của loài người từ khi có chiến tranh. Alexander Đại Đế đã huấn luyện binh sỹ trẻ em và các quân đội trong cả hai cuộc thế chiến tuyển mộ và sử dụng nhiều binh sỹ trẻ em. Nhưng việc này đã giảm mạnh trong 20 năm qua, theo lời Coomaraswamy.
“Ông Lubanga là một trường hợp kinh điển từ các cuộc chiến ở Phi châu thời 1990, trong đó trẻ em bị bắt cóc, cho sử dụng ma túy rồi dùng làm binh sỹ,” Coomaraswamy nói. Trong những cuộc nội chiến trên thế giới, ma túy được dùng để khiến các em nhỏ quay lưng lại với gia đình. Các bé gái thì bị bắt làm nô lệ tình dục, binh sỹ, hoặc cả hai.
Video đang HOT
Coomaraswamy nói sự thành công của bà trong cuộc chiến là nhờ vào những đe dọa của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc sẽ trừng phạt các nước không chấp nhận chấm dứt việc sử dụng binh lính trẻ em.
Ngoài hàng chục nghìn binh lính trẻ em đã được giải thoát năm ngoái, 19 kế hoạch hành động đã được các chính phủ ký với nhóm hoạt động của Liên Hợp Quốc, theo bà Coomaraswamy. Myanmar đã chấp bút sau năm năm đàm phán. Hàng chục nghìn trẻ em được cho rằng đang tham gia quân đội chính phủ và các nhóm vũ trang ở nước này.
Chính phủ Somalia ký một thỏa thuận trong tháng này loại khỏi quân đội những binh sỹ dưới 18 tuổi. Đây là một thỏa thuận khác khó khăn và mất nhiều thời gian.
Coomaraswamy tự tin rằng Congo và Sudan sẽ tiếp bước. “Giờ tôi cho rằng chúng ta đang đạt đúng tiến độ tới năm 2015 sẽ không còn quân đội chính quy của chính phủ sử dụng trẻ em.”
Uganda nằm trong danh sách đen của Liên Hợp Quốc, nhưng đã ký thỏa thuận vào năm 2007. “Giờ thì họ đã được loại khỏi danh sách và đang trong cuộc chiến với LRA,” Coomaraswamy nói. Lực lượng quân đội chống đối (LRA) là của Joseph Kony, một nhân vật giống như Ntaganda ở Congo, cũng bị ICC truy nã.
Với những nhóm vũ trang như Taliban và Shebab, vốn coi thường luật pháp quốc tế và từ chối thương lượng, cách duy nhất là vận động người dân địa phương, theo lời Coomaraswamy. Những hoạt động cộng đồng ở Afghanistan đã làm giảm các vụ tấn công vào trường học.
Peter Wittig – đại sứ Đức tại Liên Hợp Quốc và là chủ tịch nhóm hành động trẻ em trong xung đột của Hội đồng bảo an đã ca ngợi những gì Coomaraswamy làm được và nói rằng cần phải mạnh tay hơn nữa.
“Chúng ta phải tính tới những bước tiếp theo làm sao đối phó với những nhóm nổi dậy ở nhiều cuộc xung đột vẫn tiếp tục sử dụng binh lính trẻ em? Có lẽ chúng ta phải nỗ lực hơn nữa và sử dụng mọi phương tiện có trong tay,” Wittig nói. “Quan điểm của tôi là phải có áp lực mạnh và liên tục với những ai từ chối hợp tác với luật pháp quốc tế.”/.
Theo TTXVN
Vợ chồng làm "nô lệ" cho "ma men", một người thiệt mạng
Nghĩ rằng chỉ là một lần cãi vã bình thường của gia đình con gái nên bà Điểu Thị Đắt không chạy qua can ngăn, để rồi bà phải xót xa nuốt nước mắt khi thấy đứa con gái của bà chết thảm dưới tay gã con rể bị ma men dẫn lối.
Bị cáo bị áp giải về trại giam
Oan nghiệt từ những cơn say
Điểu Mỹ (SN 1972), tên thường gọi là Đậu, ngụ xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là con trong một gia đình nông dân nghèo, không biết chữ, cả đời chỉ bám lấy ruộng rẫy quanh nhà để kiếm miếng cơm cho qua bữa.
Năm 1991, Mỹ kết hôn với chị Điểu Thị Thiện (SN 1973), ngụ xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, và có với nhau 4 mặt con. Hai vợ chồng cùng đi làm thuê, làm mướn để dựng một mái ấm, lo cái ăn cái mặc cho cả nhà.
Cuộc sống gia đình của hai người không mấy hòa thuận, Mỹ và chị Thiện thường uống rượu cùng nhau đến khi say thì xảy ra xô xát, cãi vã bất chấp chuyện hàng xóm và chính quyền địa phương đã nhiều lần góp ý và can thiệp.
Ôm chặt đứa cháu nhỏ gần 10 tuổi trong tay, bà Điểu Thị Đắt (mẹ chị Thiện) trầm ngâm kể lại bi kịch gia đình người con gái xấu số.
Khoảng 14h ngày 20/11/201, chị Thiện đi mua 2 xị rượu về cùng uống với chồng như thường lệ. Bà Đắt trông thấy chẳng nói gì, ngờ đâu, đó là lần sau cùng bà gặp con gái mình.
Uống gần xong, chị Thiện xin tiền Mỹ để mua rượu uống tiếp, Mỹ không cho và nói rằng không được uống nữa để hôm sau còn phải đi làm. Bị chồng từ chối và đã hơi say, chị Thiện tức giận mắng chửi Mỹ và đòi đuổi Mỹ ra khỏi nhà.
Thấy vợ xúc phạm mình, lại sẵn có sẵn mâu thuẫn, Mỹ lao tới đấm vào mặt vợ, rồi đá chị Thiện nhiều cái, đồng thời xô vợ ngã ra sân và chốt cửa không cho chị vào nhà.
Chị Thiện bi ngã đau, liền lớn tiếng mắng chửi Mỹ nhiều hơn và lấy một khúc củi trên sân đập bể kính cửa sổ, cửa chính trong nhà để dằn mặt chồng, mặc kệ những đứa con đang ngồi sợ hãi trong góc nhà.
Bà con hàng xóm thấy ồn ào thì cũng chỉ nghĩ họ cãi nhau giống mọi ngày, tỉnh rượu rồi lại đâu vào đó nên cũng chỉ nhìn một lúc nhưng không chạy ra can ngăn. Bà Đắt lau nước mắt "phải chi lúc đó tôi chạy qua đưa nó (chị Thiện) về nhà tôi thì đã không có chuyện gì xảy ra...".
Khi ma men dẫn lối
Sau khi đuổi chị Thiện ra khỏi nhà, Mỹ vẫn cảm thấy bực tức vợ nên đi mua thêm 2 xị rượu về uống một mình rồi nằm ngủ. Đến khoảng 20h cùng ngày, Mỹ cầm đèn pin ra ngoài vườn đi vệ sinh thì phát hiện chị Thiện đang đứng ở nhà bếp, trên tay cầm một mảnh vải không rõ đang làm gì.
Nhớ lại chuyện buổi chiều, nghĩ rằng vợ khinh thường mình, Mỹ nảy sinh ý định sát hại vợ mình. Mỹ lao đến, xô chị Thiện vào vách nhà, giật mảnh vải trên tay chị rồi siết chặt cổ chị Thiện. Chị Thiện vùng vẫy, cố gắng đánh vào mặt tên chồng cuồng loạn, nhưng không kêu lên được tiếng nào vì cổ họng bị Mỹ siết quá chặt, được một lúc, do sức yếu nên chị ngã ra đất bất tỉnh.
Cho rằng chị đã chết, tên Mỹ liền kéo xác chị vào bếp, dùng chính mảnh vải đó treo cổ chị lên xà nhà với mục đích ngụy tạo hiện trường là vợ mình treo cổ tự sát. Xong đâu đó hắn lên phòng khách và ngủ tiếp, đến khoảng 21h, phần vì sợ con nhìn thấy, phần vì hắn đã tỉnh rượu nên thấy hơi sợ, Mỹ liền đi xuống nhà bếp để mang xác chị Thiện xuống. Thấy xác chị đã cứng, Mỹ đem thi thể chị đặt xuống đất, định bụng hôm sau sẽ tìm cách xử lý.
Đến sáng, con gái Mỹ là bé Điểu Thị Mai đi xuống bếp để thay đồ chuẩn bị đi học thì bị Mỹ cản lại và nói là mẹ bệnh, đừng xuống làm phiền để mẹ nghỉ ngơi. Khi đã đưa Mai đến trường, tên Mỹ cũng đi làm rẫy như bình thường để tránh mọi người nghi ngờ. Mọi người xung quanh hỏi sao không thấy chị Thiện đi làm thì hắn nói là vợ mình mệt, không đi làm được.
Đến trưa, bé Mai đi học về gọi mãi nhưng không thấy mẹ trả lời, bé Mai đi xuống bếp thấy mẹ mình nằm chết ở dưới đất thì hoảng sợ, chạy đi gọi bà ngoại (bà Đắt) sang. Bà Đắt cùng mọi người xung quanh liền đi trình báo ở công an xã Xuân Bắc. Phát hiện vết đỏ bầm trên cổ chị Thiện cùng nhiều vết thương do xô xát, cơ quan điều tra đã triệu tập tên Mỹ để làm rõ vụ việc, tại đây, hắn đã phải thừa nhận toàn bộ hành vi tàn ác của mình.
TAND tỉnh Đồng Nai vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm và tuyên án tên Điểu Mỹ 15 năm tù với tội danh giết người.
Theo PLVN











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam

Con trai ông Trump nói về thuế quan: "Ai đàm phán sớm sẽ thắng"

Tổng thống Trump khen ngợi và bênh vực lãnh đạo cực hữu Pháp Le Pen

SpaceX mở ra kỷ nguyên khám phá không gian theo quỹ đạo cực

Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch giảm thuế của Tổng thống Trump sau phiên họp xuyên đêm

Iran đe dọa căn cứ quân Mỹ bằng tên lửa và máy bay không người lái

EU nhắm vào tỷ phú Elon Musk với mức phạt hàng tỷ USD

Liên đoàn Arab kêu gọi ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel ở Trung Đông

Nga tấn công dữ dội Ukraine khi đàm phán chấm dứt chiến tranh ít tiến triển

Đằng sau công thức tính thuế gây 'bão' toàn cầu của Tổng thống Trump

Eric Trump tiết lộ 'bí kíp' thắng cha mình trong đàm phán thuế quan

Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh
Có thể bạn quan tâm

Drama tình ái "hồi sinh": ViruSs tiếp tục live, Ngọc Kem show loạt tin nhắn?
Netizen
21:21:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Nam danh ca ở nhà mặt tiền 1000 tỷ tại TP.HCM: "Mỗi lần đi hát về nhà, tôi hay khóc và thắp nhang"
Sao việt
21:09:16 05/04/2025
Trộm thẻ ATM, dò đúng mật khẩu rút được hàng chục triệu đồng
Pháp luật
21:08:20 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
Góc tâm tình
20:57:18 05/04/2025
Mỹ nhân là ngoại lệ của Địa Đạo: Cao 1m50 nhưng thần thái cực đỉnh, hợp vai du kích hơn cả nữ chính
Hậu trường phim
20:37:28 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025
Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong
Tin nổi bật
20:26:43 05/04/2025
"Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối": Phim chiến tranh mang đậm phong cách Bùi Thạc Chuyên
Phim việt
20:16:33 05/04/2025