LHQ kêu gọi Đông Nam Á cho tàu chở người di cư cập bờ
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền và Người tị nạn trong bản tuyên bố chung ngày 19.5 kêu gọi Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho phép người di cư lênh đênh trên biển được vào bờ giữa lúc dư luận bức xúc vì cuộc khủng hoảng người tị nạn Đông Nam Á.
Một người Hồi giáo Rohingya trên một chiếc tàu đang lênh đênh gần đảo Koh Lipe trên biển Andaman, miền tây Thái Lan – Ảnh: AFP
Indonesia, Malaysia và Thái Lan và ASEAN “nên xem cứu mạng người là ưu tiên hàng đầu… bằng cách tăng cường hoạt động tìm kiếm cứu hộ”, AFP dẫn lại bản tuyên bố.
Cũng theo bản tuyên bố, những người di cư nên được đưa đến những khu vực an toàn và được đối xử nhân đạo, chăm sóc y tế và kiểm tra để xác định xem họ cần bảo vệ với tư cách là người tị nạn, người di cư bất hợp pháp hay nạn nhân của nạn buôn người.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, ông Antonio Guterres và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, và Pete var Sutherland, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về phát triển và di trú quốc tế, cùng một số lãnh đạo khác đã ký kết bản tuyên bố trên.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan bị cộng đồng quốc tế lên án vì đuổi những tàu chở người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar và người di cư từ Bangladesh. Những người này đã lênh đênh trên biển chẳng biết đi về đâu trong nhiều ngày, lương thực đã cạn kiệt, theo AFP.
Video đang HOT
Bản tuyên bố chung cho biết trên 88.000 người di cư được đưa ra biển khơi kể từ năm 2014, và chỉ 25.000 người có thể đến được đất liền trong quý 1.2015.
“Gần 1.000 người di cư được cho là đã chết khi đang lênh đênh trên biển do điều kiện hiểm nghèo của chuyến hải trình. 1.000 người di cư bị đối xử tàn bạo và rơi vào tay những kẻ buôn người”, theo bản tuyên bố.
Ở vịnh Bengal, “người di cư và người tị nạn chỉ được ăn cơm, bị hành hạ và lạm dụng tình dục. Trẻ em bị cách ly khỏi gia đình và bị lạm dụng. Đàn ông bị đánh đập và ném khỏi tàu”, bản tuyên bố cho hay.
Ông Adrian Edwards, người phát ngôn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, cho biết gần 4.000 người di cư từ Myanmar và Bangladesh đang lên đênh trên biển mà không có thức ăn, nước uống.
“Trong vòng 9 ngày qua, tổng cộng 1.396 người được đưa vào bờ ở Indonesia, 1.107 người ở Malaysia và 106 người ở miền nam Thái Lan”, ông Edwards cho hay. Nhưng kể từ cuối tuần qua, những người di cư bị xua đuổi và không còn ai được đưa vào bờ, theo ông Edwards.
Trong ngày 19.5, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tiếp nhận những người di cư. Trong khi đó, chính phủ Indonesia tuyên bố đây là vấn đề khu vực, chứ không phải vấn đề riêng của một số nước.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nội các Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, cởi trói cho quân đội
Dự luật mới dự kiến được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 14/5 sẽ cho phép nước này tham chiến tại nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2.
Theo Reuters, dự luật mới với sự thay đổi quan trọng này thể hiện rõ chính sách quốc phòng mà Mỹ và Nhật Bản vừa công bố trong tháng 4 vừa qua và cho phép Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp liên minh Mỹ- Nhật đối phó với các thách thức hiện nay, trong đó có việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi đá nhằm áp đặt chủ quyền trái phép trên Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh Reuters)
Tháng 7/2014, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua một nghị quyết nhằm diễn giải lại Hiến pháp vì hòa bình của nước này trong đõ dỡ bỏ lệnh cấm Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể- trong đó có việc hỗ trợ một nước đồng minh của Nhật Bản trong trường hợp nước này bị tấn công.
Dự kiến, sau khi Nội các Nhật Bản phê chuẩn dự luật này, ông Abe sẽ tiến hành họp báo để giải thích rõ về dự luật nói trên.
Trước đó, việc ông Abe đưa ra cam kết trước Quốc hội Mỹ ngày 29/4 rằng dự luật trên sẽ có hiệu lực vào mùa Hè năm nay đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các đảng đối lập. Tuy nhiên, với việc đảng cầm quyền của ông Abe đang chiếm đa số trong Quốc hội, nhiều khả năng dự luật này sẽ sớm được thông qua trong vài tháng tới.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cử tri Nhật Bản đang có sự chia rẽ đối với dự luật mới này của ông Abe. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng cho rằng, dự luật này vượt quá giới hạn của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Abe đã nói rõ, ông muốn sửa đổi lại Điều 9 bất chấp đây là một mục tiêu rất khó thành hiện thực.
Một cuộc thăm dò do đài NHK thực hiện cho thấy 49% người tham gia thăm dò không hiểu rõ về những sự thay đổi trong dự luật này. Trong khi đó 50% số người tham gia thăm dò không chấp thuận việc Nhật Bản nới rộng vai trò của quân đội nước này.
Theo đó, dự luật mới sẽ cho phép Nhật Bản điều một số lượng binh sĩ ở mức tối thiểu đến hỗ trợ các nước đồng minh của mình trong trường hợp các nước này bị tấn công. Ngoài ra, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp hậu cần cho quân đội nước ngoài theo đúng Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, dự luật mới sẽ dỡ bỏ giới hạn về địa lý cho các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Mỹ và các nước khác. Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể thực hiện điều này tại các khu vực lân cận như bán đảo Triều Tiên./.
Trần Khánh
Theo Dantri
Hạ viện Pháp cho phép chính phủ nghe lén người dân Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật mới trao quyền lực chưa từng có cho chính phủ trong việc theo dõi tình báo công dân nước này. Biểu tình chống luật nghe lén tại Pháp - Ảnh: AFP Dự luật mới đã được Hạ viện thông qua vào ngày 5.5, với 438 phiếu thuận và 86 phiếu chống. Dự luật cũng nhận...