LHQ kêu gọi bảo vệ giáo dục trước các cuộc tấn công gia tăng toàn cầu
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc ( UNESCO) ngày 9/9 cho biết số vụ tấn công nhằm vào học sinh, sinh viên và các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới đã tăng 20% trong giai đoạn từ năm 2022-2023 so với hai năm trước đó, đặc biệt là ở các quốc gia đang hứng chịu xung đột.
Người dân tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của một trường học bị trúng không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 4/8/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo số liệu của Liên minh toàn cầu bảo vệ giáo dục khỏi bị tấn công mà UNESCO là thành viên, trong giai đoạn từ năm 2022-2023, đã xảy ra 6.000 vụ tấn công nhằm vào học sinh, sinh viên, nhân viên trong ngành giáo dục và cơ sở giáo dục trên phạm vi toàn cầu. Con số này đồng nghĩa trung bình xảy ra 8 vụ mỗi ngày.
Con số 6.000 nói trên bao gồm 1.000 trường hợp mà quân đội sử dụng các cơ sở giáo dục cho các hoạt động quân sự, đặc biệt ở những nước đã và đang trải qua tình trạng xung đột.
Video đang HOT
UNESCO lưu ý, các cuộc tấn công như vậy xảy ra thường xuyên hơn tại các quốc gia hiện đang có xung đột vũ trang, như CHDC Congo, Sudan, Yemen cũng như ở khu vực Trung Đông mà đặc biệt là Dải Gaza.
Liên hợp quốc đã chọn ngày 9/9 hằng năm là Ngày Quốc tế bảo vệ giáo dục khỏi bị tấn công. Nhân ngày này, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi tất cả các quốc gia cần đầu tư vào giáo dục và nỗ lực hết sức để bảo vệ giáo dục và các địa điểm học tập, bảo vệ cả học sinh và giáo viên, đồng thời truy cứu trách nhiệm những thủ phạm tấn công vào các cơ sở giáo dục.
Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ trật tự hiến pháp ở Bolivia
Ngày 27/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước các thông tin về âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia và kêu gọi bảo vệ trật tự Hiến pháp ở quốc gia này.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tuyên bố từ Văn phòng TTK LHQ nêu rõ Tổng Thư ký quan ngại về các diễn biễn tại La Paz của Bolivia, đồng thời kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội Bolivia, bao gồm cả Lực lượng Vũ trang, bảo vệ trật tự hiến pháp và duy trì hòa bình.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định sự ủng hộ đối với với chính phủ của Tổng thống Luis Arce, đồng thời phản đối bất cứ sự can thiệp phá hoại nào của nước ngoài vào công việc nội bộ của Bolivia và các quốc gia khác.
Tại Bolivia, Bộ trưởng Tư pháp và Minh bạch Thể chế, ông Ivan Lima Magne, cho biết Tướng Juan Jose Zuniga, người cầm đầu âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ này, có thể bị kết án 15 - 20 năm tù.
Trên mạng xã hội X, ông Magne thông báo cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự, đồng thời cho biết bộ sẽ đề nghị mức án tối đa cho các tội danh liên quan từ 15 - 20 năm tù đối với Tướng Zuniga vì đã "chủ ý tấn công nền dân chủ và Hiến pháp".
Theo lệnh bắt giữ được công bố trước đó, Tướng Zuniga và những người tham gia âm mưu đảo chính bị nghi thực hiện hành vi khủng bố và nổi dậy vũ trang chống lại an ninh công cộng và chủ quyền quốc gia. Bộ trưởng Magne khẳng định những tuyên bố trước đây của Tướng Zuniga rằng âm mưu đảo chính được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Arce, là sai sự thật.
Ngày 26/6 vừa qua, truyền thông địa phương đưa tin về sự hiện diện của quân đội tại quảng trường Murillo ở trung tâm thủ đô La Paz của Bolivia, nơi có các tòa nhà của chính phủ. Tướng Zuniga cùng một nhóm binh sĩ dưới quyền đã đột nhập vào Dinh Tổng thống (trụ sở cũ) trong khi xuất hiện thông tin về một âm mưu đảo chính quân sự. Vài giờ sau đó, Tướng Zuniga đã bị bắt giữ. Hiện chưa rõ ông Zuniga được di lý đi đâu. Cựu Phó Đô đốc Hải quân Juan Arnez Salvador cũng bị bắt giữ.
Tổng thống Bolivia Luis Arce đã bổ nhiệm Tổng tư lệnh mới thay Tướng Zuniga.
Chính phủ Bolivia và nhiều nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đã lên án âm mưu đảo chính. Các nhà lãnh đạo Chile, Ecuador, Peru, Mexico, Colombia và Venezuela kêu gọi tôn trọng nền dân chủ.
Malawi đề nghị LHQ hỗ trợ điều tra vụ rơi máy bay Đảng Liên minh vì Dân chủ (AD) của Malawi đã gửi thư tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, đề nghị LHQ hỗ trợ điều tra vụ rơi máy bay ngày 10/6 khiến Phó Tổng thống Malawi Saulos Chilima cùng 8 người thiệt mạng. Trực thăng chở thi thể ông Saulos Chilima và các nạn nhân về tới sân bay...