LHQ huy động vốn cộng đồng để ngăn chặn thảm họa tràn dầu ngoài khơi Yemen
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/6 đã phát động chiến dịch huy động vốn cộng đồng cho nỗ lực ngăn chặn sự cố tràn dầu từ tàu FSO Safer – bị bỏ lại ngoài khơi thành phố Hodeidah của Yemen từ năm 2015.
Tàu FSO Safer mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa, Yemen, ngày 19/7/2020. Ảnh (chụp từ vệ tinh bởi Maxar Technologies): AFP/TTXVN
Phát biểu tại buổi họp báo online, ông David Gressly, Điều phối viên nhân đạo của LHQ tại Yemen, hy vọng có thể huy động 5 triệu USD vào cuối tháng 6, đồng thời coi đây là mục tiêu “đầy tham vọng”. Ông nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc có vốn để bắt đầu kế hoạch khẩn cấp ngăn chặn thảm họa tràn dầu trước khi quá muộn.
LHQ cảnh báo con tàu chở dầu có tuổi thọ 45 năm này đang bị rỉ sét, có nguy cơ bị vỡ. Trước đây, FSO Safer được sử dụng làm bể chứa nổi nhưng đã bị bỏ hoang ở ngoài khơi bờ biển thành phố cảng Hodeidah. Hiện trên tàu đang có 1,1 triệu thùng dầu thô.
Chiến dịch huy động vốn để chuyển 1,1 triệu thùng dầu thô từ FSO Safer sang một tàu khác sẽ bắt đầu nhận tài trợ từ ngày 14/6. Việc vận chuyển dầu có thể bắt đầu vào tháng tới.
Video đang HOT
Tháng trước, LHQ cũng tổ chức một hội nghị nhằm huy động nguồn tài trợ để ngăn chặn thảm họa tràn dầu, song hội nghị này chỉ huy động được 33 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 80 triệu USD. Ngày 12/6, Saudi Arabia cũng cam kết đóng góp 10 triệu USD cho nỗ lực này.
Trong khi đó, các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo chi phí của hoạt động này là rất lớn, ước tính lên tới 20 tỷ USD.
LHQ ước tính FSO Safer chứa lượng dầu lớn gấp 4 lần so với lượng dầu tràn trong thảm họa 1989 Exxon Valdez – một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất thế giới. Tổ chức quốc tế này cảnh báo việc tràn dầu có thể phá hủy các hệ sinh thái, khiến ngành đánh bắt cá và cảng Hodeida phải dừng hoạt động trong 6 tháng.
Tàu FSO Safer bị mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa của Yemen từ năm 2015, khi lực lượng Houthi kiểm soát khu vực. Từ thời điểm này, con tàu trở thành đối tượng tranh chấp quyền sở hữu giữa Houthi và Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận. Sau 5 năm neo đậu và không được bảo dưỡng, con tàu này dần xuống cấp nghiêm trọng. Theo ông Gressly, nếu tàu FSO Safer bị vỡ thì tác động của vụ tràn dầu này “sẽ rất thảm khốc”, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Các quan chức LHQ ước tính cần chi tổng cộng 144 triệu USD cho toàn bộ hoạt động làm sạch, trong đó dành 79,6 triệu USD cho giai đoạn khẩn cấp ban đầu để bơm dầu độc hại sang một tàu thay thế tạm thời khác.
Con tàu trôi dạt trên biển có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch
Sự cố tràn dầu từ một con tàu rỉ sét bị bỏ hoang trên Biển Đỏ có thể khiến 8 triệu người mất nước sạch cũng như phá hủy ngư trường của Yemen trong ba tuần.
Tàu FSO Safer đã trôi dạt trên biển nhiều năm. Ảnh: AP
Các bên liên quan gồm lực lượng phiến quân Houthi, Chính phủ Yemen và Liên hợp quốc (LHQ) đang tiến hành đàm phán để di dời khoảng 1,1 triệu thùng dầu thô trên tàu FSO Safer. Tàu chở dầu này đã bắt đầu rỉ sét, hư hại kể từ khi bị bỏ hoang năm 2017.
Đáng chú ý, lượng dầu của Safer nhiều gấp 4 lần dầu tràn ra từ tàu Exxon Valdez trên Vịnh Alaska năm 1989. Nguy cơ Safer lặp lại kịch bản thảm họa của Exxon Valdez cũng ngày càng rõ rệt.
Tờ Guardian trích dẫn thống kê mô hình mới nhất trên tạp chí Nature Sustainability cho hay nếu tàu bị nổ tung hoặc nứt vỡ, dầu sẽ lan rộng ra ngoài vùng biển Yemen và tàn phá môi trường của Saudi Arabia, Eritrea và Djibouti.
Các bến cảng quan trọng ở Biển Đỏ như Hodeidah và Salif cũng sẽ bị phong tỏa trong hai tuần, đe dọa đến hoạt động vận chuyển 200.000 tấn nhiên liệu của Yemen, tương đương 38% nhu cầu sử dụng tại quốc gia này.
Giá nhiên liệu do đó có thể tăng đến 80%. Tình trạng thiếu nhiên liệu để chạy máy bơm nước sẽ dẫn đến việc 8 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Khoảng 2 triệu người sẽ không có nước dùng nếu như các nhà máy khử nước biển tại khu vực bị nhiễm dầu.
Mặc dù một nửa lượng dầu được dự đoán sẽ bốc hơi trên biển trong vòng 24 giờ, phần còn lại sẽ lan đến bờ biển phía Tây của Yemen và các cảng xa hơn về phía Nam trong vòng ba tuần.
Vụ tràn dầu nguy hiểm có thể tác động đến 66,5% - 85,2% ngư trường của Yemen tại Biển Đỏ trong vòng một tuần và lên đến 93,5% -100% đó trong vòng ba tuần.
Tình trạng ô nhiễm không khí do tràn dầu sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện vì bệnh tim mạch và hô hấp cho người dân khu vực.
Nghiên cứu trên tạp chí Nature Sustainability cảnh báo: "Sự cố tràn dầu có thể cản trở hoạt động thương mại qua eo biển Bab el-Mandeb quan trọng, nơi mà 10% thương mại vận tải biển toàn cầu đi qua".
LHQ đã yêu cầu Houthi cho phép kiểm tra tàu Safer, nhưng lực lượng này lại đặt điều kiện sửa chữa con tàu. LHQ không có nguồn ngân sách dành cho việc sửa chữa tốn kém này.
Ai Cập ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Yemen Ngày 11/6, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã khẳng định sự ủng hộ của Cairo đối với những nỗ lực của Hội đồng Tổng thống Yemen nhằm đạt được một giải pháp chính trị công bằng và bền vững để chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông. Lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen được...