LHQ hỗ trợ khẩn cấp 2,5 triệu USD giúp Zambia chống dịch tả bùng phát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các tổ chức nhân đạo của Liên hợp quốc ngày 30/1 cho biết đã hỗ trợ Zambia 2,5 triệu USD để ứng phó với đợt dịch tả đang hoành hành khiến 574 người tử vong và mỗi ngày có 400 – 500 người lây nhiễm.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc tả tại bệnh viện ở Lusaka, Zambia, ngày 5/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết cơ quan này đã phân bổ số tiền trên từ Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương của LHQ (CERF) để hỗ trợ Zambia ứng phó đợt bùng phát dịch tả mới này.
Tính đến ngày 28/1, Viện Y tế Công cộng Quốc gia Zambia đã ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc bệnh tả và 574 ca tử vong.
Video đang HOT
OCHA cho biết tình trạng lây truyền bệnh tả trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của lũ lụt và tình trạng các giếng nước cạn kiệt gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận nước sạch. Việc phân bổ CERF mới sẽ hỗ trợ ứng phó khẩn cấp, bao gồm hỗ trợ trong các lĩnh vực y tế, dinh dưỡng, nước và vệ sinh.
Dịch tả đã bùng phát ở một số quốc gia phía Đông và Đông Nam châu Phi sau đợt lũ lụt nghiêm trọng do mùa mưa kéo dài và lượng mưa nhiều năm nay.
Trong khi đó, tại Tanzania, ít nhất 4.579 người đã mắc bệnh đau mắt đỏ trong đợt dịch kéo dài khoảng 2 tuần qua trên quần đảo Zanzibar.
Giới chức y tế địa phương cho biết các ca đau mắt đỏ được ghi nhận tại đảo Unguja và Pemba thuộc quần đảo nói trên. Các trường hợp này đang được điều trị tại bệnh viện và cơ sở y tế trên hai đảo. Tình trạng lây lan bệnh này được cho là do du khách từ vùng lục địa Tanzania. Hôm 16/1 vừa qua, giới chức y tế quốc gia Đông Phi này đã đưa ra cảnh báo cấp độ cao về tình trạng bùng phát dịch đau mắt đỏ sau khi ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh.
Liên hợp quốc kêu gọi tiếp cận nhân đạo và bảo vệ dân thường tại Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 13/11, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths chỉ trích cuộc xung đột ở Sudan đang khiến dân thường phải hứng chịu bạo lực nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tạo điều kiện cho người dân tiếp cận viện trợ nhân đạo, cũng như giải quyết nạn dịch tả.
Người tị nạn tại Hasahisa, Sudan ngày 10/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu của mình, ông Griffiths bày tỏ "bàng hoàng" trước những báo cáo về tình trạng bạo lực cực đoan mà dân thường đang phải gánh chịu tại Sudan. Theo đó, hơn 10.000 người được cho là đã thiệt mạng kể từ khi giao tranh nổ ra giữa quân đội Sudan do Tướng Abdel Fattah al-Burhane chỉ huy và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (FSR) của Tướng Mohamed Hamdane Daglo. Sau gần 7 tháng xung đột, gần 25 triệu người ở Sudan hiện cần được hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn hỗ trợ đang là vấn đề nghiêm trọng khi các tổ chức nhân đạo của LHQ chỉ có thể cung cấp viện trợ cho 4,1 triệu người, chiếm chưa đến 25% số người cần được viện trợ.
Trước tình hình trên, ông Griffiths nhấn mạnh: "Điều chúng tôi cần là khả năng tiếp cận an toàn và không bị cản trở để giúp đỡ tất cả những người gặp khó khăn. Phụ nữ và trẻ em gái đang phải đối mặt với gánh nặng đặc biệt nặng nề với những rủi ro đáng sợ đối với sự an toàn của họ, bao gồm các vụ cưỡng hiếp và bắt cóc". Quan chức trên cũng kêu gọi tiếp cận nhân đạo một số khu vực bị ảnh hưởng do xung đột và dịch tả, đặc biệt là ở Khartoum và Nam Kordofan, trước khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tuần trước, Saudi Arabia thông báo các bên xung đột ở Sudan đã không đạt được tiến triển nào hướng tới lệnh ngừng bắn sau vòng hòa đàm mới nhất tại Jeddah, song hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng các thỏa thuận trước đây nhằm cải thiện khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo. Những lần hòa giải trước đó chỉ dẫn đến những thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và bị vi phạm một cách có hệ thống ngay sau khi đạt được.
Trong vòng đàm phán mới nhất, hai bên xung đột ở Sudan đã đồng ý hợp tác với LHQ để "vượt qua những trở ngại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo", cũng như nhất trí về "các biện pháp xây dựng lòng tin".
Giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF nổ ra từ giữa tháng 4 vừa qua. Đến nay xung đột đã tàn phá thủ đô Khartoum và nhiều thành phố lớn khác tại Sudan, gây ra đụng độ sắc tộc ở khu vực Darfur và khiến hơn 5,75 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
350.000 người ở CHDC Congo cần được viện trợ khẩn cấp do lũ lụt Ngày 18/1, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết hơn 350.000 trong số 1,8 triệu người bị ảnh hưởng trong trận lũ lụt lịch sử ở CHDC Congo cần được cứu trợ khẩn cấp. Ngập lụt ở ngoại ô Kinshasa, CHDC Congo ngày 10/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, từ...