LHQ dự trữ lương thực đủ cho 1,5 triệu người Syria
Reuters/AFP/AP đưa tin, ngày 8/3, Liên hợp quốc tuyên bố đang chuẩn bị lương thực dự trữ đủ để cung cấp cho khoảng 1,5 triệu người Syria như một phần trong kế hoạch 90 ngày đối phó với tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra nhằm hỗ trợ cho những người không được hưởng những nguồn cung cấp thiết yếu sau gần một năm xung đột.
Người dân Syria đội tuyết xếp hàng trước cửa cửa hàng bán lương thực. (Nguồn: zing.vn)
Phát biểu tại một Diễn đàn Nhân đạo Syria đang diễn ra tại Geneva, thành viên Văn phòng Phối hợp Cứu trợ Nhân đạo (OCNA) của Liên hợp quốc John Ging nói: “ONCA đang cân nhắc quy trình bổ sung các kho dự trữ lương thực đủ cung cấp cho 1,5 triệu người (ở Syria).”
Cùng ngày, Đặc phái viên chung về Syria của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đã lên tiếng cảnh báo rằng quân sự hoá thêm tình hình ở Syria sẽ càng khiến cuộc xung đột kéo dài gần một năm qua ở nước này trở nên tồi tệ, đồng thời khuyến nghị nên duy trì các nỗ lực ngoại giao.
Video đang HOT
Ông Kofi Annan cho biết, với tư cách là một đặc phái viên của Liên hợp quốc và AL về Syria, ưu tiên hàng đầu của ông là chấm dứt bạo lực, cứu trợ nhân đạo và cuối cùng khởi động một “tiến trình chính trị” để giải quyết cuộc xung đột này.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul phản đối bất cứ hành động vũ lực nào từ bên ngoài khu vực nhằm can thiệp vào Syria, nhưng đồng thời cảnh báo rằng không một chế độ nào có thể bền vững khi sử dụng vũ lực nhằm vào chính người dân của mình.
Tổng thống Tuynidi Moncef al-Marzouki, trong một cuộc họp báo với ông Gul, cũng lên tiếng phản đối sự can thiệp của bất cứ nước nào ngoài Arập vào Syria song tuyên bố sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Arập tại nước này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh William Hague nói rằng Trung Quốc và Nga đang trả “một cái giá về ngoại giao” trên toàn thế giới Arập vì phản đối hành động của quốc tế nhằm vào chế độ cầm quyền ở Damascus./.
Theo TTXVN
Mỹ - Triều hội đàm về 240.000 tấn lương thực viện trợ
Ngày 7/3, Mỹ và Triều Tiên đã hội đàm tại Bắc Kinh để hoàn tất các chi tiết của thỏa thuận liên quan đến kế hoạch viện trợ 240.000 tấn lương thực cho Bình Nhưỡng. Đây là chương trình viện trợ lương thực đầu tiên cho Triều Tiên trong ba năm qua.
Phân phối hàng lương thực viện trợ tại Triều Tiên.
Tham dự hội đàm về phía Mỹ có Đặc phái viên Robert King và đại diện của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Jon Brause, về phía Triều Tiên có Vụ phó Các vấn đề về Mỹ của Bộ Ngoại giao An Myong Hun. Nội dung hội đàm tập trung vào việc giám sát hoạt động phân phối 240.000 tấn hàng cứu trợ nhằm đảm bảo số hàng này sẽ được chuyển đến đúng tay những người cần trợ giúp.
"Chương trình viện trợ lương thực mà chúng tôi thảo luận là một chương trình phức tạp nên đòi hỏi phải có lộ trình chi tiết về cách thức thực hiện", ông Robert King cho biết.
Cuộc hội đàm đã diễn ra trong cả ngày và được chia làm hai phiên thảo luận, lần lượt diễn ra tại Đại sứ quán Triều Tiên vào buổi sáng và Đại sứ quán Mỹ vào buổi chiều.
Chương trình viện trợ lương thực là một phần của thỏa thuận đã được hai bên công bố hồi tuần trước, sau vòng đàm phán Mỹ - Triều lần thứ ba. Theo đó, Triều Tiên sẽ ngừng các vụ thử hạt nhân, ngừng phóng tên lửa tầm xa cũng như hoạt động làm giàu urani để đổi lấy việc sẽ được Mỹ viện trợ 240.000 tấn lương thực. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng chấp thuận cho các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) trở lại nước này giám sát việc ngừng hoạt động làm giàu urani tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon.
Nếu được thông qua, đây sẽ là đợt viện trợ lương thực đầu tiên của chính phủ Mỹ cho Triều Tiên trong ba năm qua. Phần lớn số hàng này sẽ được ưu tiên dành cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.
Viện trợ lương thực cho Triều Tiên đã bị ngưng trệ từ năm 2009 sau khi nước này trục xuất các nhân viên Mỹ theo dõi hoạt động phân phối lương thực.
Liên hợp quốc ước tính hiện Triều Tiên đang bị thiếu hụt khoảng 400.000 tấn lương thực do tác động của thiên tai và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Khủng hoảng lương thực đã khiến 32% trẻ em ở Triều Tiên bị suy dinh dưỡng. Tại một số vùng, tỷ lệ này lên tới 45%.
Ông Bijaya Rajbhandari - đại diện của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Triều Tiên - cho biết số hàng viện trợ của Mỹ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu lương thực trầm trọng tại nhiều tỉnh, thành của Triều Tiên. Năm ngoái, UNICEF đã xin được khoản ngân sách 20 triệu USD để tài trợ cho các hoạt động phân phối hàng cứu trợ và nâng cao sức khoẻ người dân Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay quỹ này mới chỉ nhận được 1/3 trong tổng số tiền trên.
Theo Dân Trí
Đàm phán 6 bên - câu hỏi chưa có lời đáp Việc Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực có thực sự dẫn đến ổn định và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hay không là câu hỏi nóng hiện nay. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần úy lạo binh sĩ hồi tháng 2. Ảnh: AFP Triều Tiên tuyên bố sẽ...