LHQ đề xuất phương án then chốt giải quyết khủng hoảng lương thực
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo, nhiều nơi có thể phải đối mặt với nạn đói trong năm nay và tình hình có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn vào năm tới.
Việc tái hội nhập nguồn cung lương thực từ Nga và Ukraine có thể giúp tránh nạn đói.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng nhiều nơi trên thế giới có thể tránh được nạn đói nếu lương thực từ Nga và Ukraine quay trở lại thị trường.
Phát biểu trong thông điệp video gửi tới các đại biểu tham dự sự kiện bàn về an ninh lương thực, ông Guterres cảnh báo rằng nhân loại nhiều nơi có thể phải đối mặt với nạn đói trong năm nay và tình hình có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn vào năm tới. Theo ông Guterres, thảm họa này có thể tránh được nếu cùng nhau hành động và tìm ra “những giải pháp chính trị táo bạo và có sự phối hợp”.
Video đang HOT
Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh: “Điều này có nghĩa là tái hòa nhập ngay lập tức việc sản xuất lương thực của Ukraine, cũng như lương thực và phân bón của Nga vào các thị trường thế giới và duy trì thương mại quốc tế rộng mở”.
Về phần mình, bà Rebecca Greenspan, Tổng thư ký Hội nghị LHQ về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD) kêu gọi không nên đưa ra các hạn chế không cần thiết mà cần để thương mại mở cửa. Theo bà, việc tái hội nhập nguồn lương thực của Nga và Ukraine, cũng như nguồn cung cấp phân bón từ Nga vào các thị trường thế giới, là một phương án khuyến nghị then chốt để chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu về vấn đề này.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức châu Âu vào tuần trước cho biết Ủy ban châu Âu sẽ điều chỉnh các biện pháp trừng phạt chống Nga để loại bỏ nguy cơ cản trở hoạt động xuất khẩu lương thực
Trong khi đó, ngày 18/7, trên tài khoản Twitter cá nhân, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã có cuộc điện đàm với với người đồng cấp Brazil Jair Bolsonaro, trong đó hai bên thảo luận về tầm quan trọng của việc nối lại nguồn cung cấp ngũ cốc.
Ông Zelensky nhấn mạnh sự cần thiết phải nối lại xuất khẩu lúa mì của Ukraine để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực trên phạm vi toàn cầu, đồng thời kêu gọi “tất cả các đối tác” của nước này tuân thủ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Khi được hỏi về cuộc điện đàm nói trên, Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourão cho biết mục đích của cuộc thảo luận này là nhằm bày tỏ tình đoàn kết giữa hai bên.
LHQ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu do tình trạng thiếu ngũ cốc do các cảng của Ukraine ở Biển Đen bị phong tỏa.
Nhật Bản tuyên bố đóng góp 200 triệu USD để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang diễn ra tại bang Bayern, miền Nam nước Đức, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố sẽ đóng góp 27 tỷ yen (tương đương 200 triệu USD) để ứng phó với khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tại Elmau, Đức, ngày 26/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tuyên bố trên được đưa ra tại ngày họp thứ hai của các nhà lãnh đạo G7 về chủ đề tình hình Ukraine, vấn đề an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Thủ tướng Kishida nhấn mạnh xung đột quân sự Nga-Ukraine là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay, đồng thời cho biết, nguồn cung ngũ cốc trên toàn cầu dự kiến vẫn khó cải thiện trong thời gian tới, do đó, đảm bảo an ninh lương thực tiếp tục là sẽ vấn đề cấp bách đối với cộng đồng quốc tế.
Với mức đóng góp này, Nhật Bản kỳ vọng sẽ giúp Ukraine cải thiện hoặc xây dựng thêm các kho dự trữ ngũ cốc ở Ukraine vốn đang quá tải do các tuyến đường biển xuất khẩu bị phong tỏa để đảm bảo được chất lượng cho đến khi có thể xuất khẩu được trở lại. Một phần sẽ dùng để hỗ trợ lương thực cho các nước Trung Đông và châu Phi đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự khan hiếm nguồn cung lương thực. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng xem xét tiếp tục viện trợ nhân đạo bổ sung 100 triệu USD cho Ukraine.
Về vấn đề năng lượng, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc nguồn cung dầu mỏ từ một quốc gia cụ thể. Đồng thời cho biết, trong cuộc trao đổi ngắn với Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông đã bày tỏ sự ủng hộ về phương án đặt giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Ngoài ra, lãnh đạo hai nước Nhật-Mỹ cũng xác nhận kế hoạch tổ chức đối thoại 2 2 phiên bản kinh tế giữa Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng Thương mại hai nước vào cuối tháng tới.
Liên hợp quốc: Số người Ukraine bị ly tán, mất nhà cửa đã vượt quá ở Syria Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Rober Piper cho rằng số người dân Ukraine rơi vào tình trạng mất chỗ ở đã lên tới con số lớn nhất từ trước tới nay và chưa có nước nào rơi vào tình trạng tương tự với tốc độ nhanh đến như vậy. Người tị nạn từ Ukraine tại khu...