LHQ đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Ngày 9/3, một người phát ngôn của Liên hợp quôc (LHQ) cho hay tô chức này và các cơ quan chuyên trách sẽ tiêp tục viên trợ cho các nạn nhân trong trân đông đất xảy ra tại Thô Nhĩ Kỳ và Syria hôi tháng trước.
Lều trại dành cho người dân bị mất nhà cửa trong trận động đất ở Aleppo, Syria, ngày 16/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Farhan Haq, phó phát ngôn viên của Tông thư ký Liên hợp quôc Antonio Guterres, thông báo ít nhât 8,8 triêu người tại Syria bị ảnh hưởng do đông đât trong khi thảm họa này cũng là một trong những yếu tố tác động đáng kể đến công tác phòng chống dịch tả.
Tính đến ngày 5/3 vừa qua, trên 53.000 người nghi mắc tả, trong đó có 23 trường hợp hợp tử vong, tại vùng Tây Bắc Syria. Cũng theo LHQ, 3,7 triêu trẻ em tại các vùng bị ảnh hưởng bởi đông đât trên khắp Syria đang đôi mặt với nguy cơ nhiêm bênh và thiêu các dịch vụ cơ bản.
Video đang HOT
Ông Haq cho biết các đối tác của LHQ ngày 7/3 đã triển khai chiên dịch tiêm vaccine phòng dịch tả tại các khu vực bị động đất ở Tây Bắc Syria và có kế hoạch tiêm 1,7 triêu liêu vaccine tại các khu vực có nguy cơ cao. Trên 200.000 người đã được cung câp nước sạch và bô dụng cụ vê sinh tại các trung tâm tiêp nhân. Quỹ hô trợ Syria đã nhân được 218 triêu USD, chiêm 55% tổng số tiền cần thiết là gần 400 triệu USD để khắc phục hậu quả sau động đất.
Người phát ngôn của LHQ cũng khẳng định cơ quan này sẽ tiêp tục hô trợ Chính phủ và người dân Thô Nhĩ Kỳ sau trân đông đât kinh hoàng hôm 6/2. LHQ và các đối tác đã cung câp hơn 42.000 lêu bạt và hàng trăm nghìn chiêc chăn, đêm. Chương trình Lương thực Thê giới (WFP) đã phát hơn 5,7 triêu phần lương thực và bữa ăn cho người dân Thô Nhĩ Kỳ.
Ông Farhan Haq cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gần 24.000 người. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã câp phát cho 319.000 người, trong đó có trên 183.000 trẻ em, những bộ dụng cụ vệ sinh, nhu yêu phâm, quần áo mùa Đông, máy sưởi, cùng những vật dụng quan trọng khác. Đến nay, quỹ hô trợ Thô Nhĩ Kỳ chỉ mới nhận được 10,4% khoản tiền cần thiết 1 tỷ USD để khôi phục sau động đất.
Những ngôi nhà bị tàn phá do động đất tại Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trận động đất có độ lớn 7,8 xảy ra ngày 6/2 vừa qua và các dư chấn lớn sau đó đã cướp đi sinh mạng của trên 46.000 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và trên 6.000 người tại nước láng giềng Syria, đồng thời phá hủy hoàn toàn hàng trăm nghìn ngôi nhà và căn hộ. Đây là đợt thiên tai nghiêm trọng nhất tại khu vực này trong 1 thập niên qua.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số nạn nhân vẫn tiếp tục tăng
Theo Cơ quan Ứng phó thảm họa và tình huống khẩn cấp (AFAD) của Thổ Nhĩ Kỳ, đến chiều 1/3 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra cách đây gần một tháng tại nước này hiện tăng lên 45.089 người, nâng tổng số nạn nhân xấu số tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia láng giềng Syria lên khoảng 51.000 người.
Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân tại hiện trường đổ nát sau trận động đất ở thị trấn Jindayris, tỉnh Aleppo, Syria, ngày 10/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo AFAD, trận động đất kinh hoàng hôm 6/2 vừa qua và hơn 11.000 dư chấn mạnh sau đó cũng đã khiến hơn 108.000 người bị thương chỉ riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng triệu người lâm vào cảnh mất nhà cửa, phải sống tạm bợ trong các lều bạt hoặc phải di tản đến những thành phố khác. AFAD ghi nhận hơn 2 triệu người đã rời khỏi khu vực thiên tai.
Cơ quan này đã dựng hơn 350.000 lán trại tại khoảng 332 địa điểm tại đây. Các nhà tạm bằng container cũng đã được bố trí tại 162 địa điểm. Cho đến nay, hơn 160.000 tòa nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ, gồm 520.000 căn hộ, đã đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng. Đây cũng là thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của quốc gia này.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã cam kết sẽ tái thiết vùng thiên tai trong vòng một năm. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều tháng trước khi hàng nghìn lều bạt hoặc các nhà tạm bằng container có thể được di dời hoặc dỡ bỏ.
Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có bài phát biểu trong ngày 1/3, trong đó tập trung vào tái thiết sau động đất cũng như cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội. Các cuộc bầu cử này dự kiến được tổ chức vào tháng 6 tới.
Trước đó, ngày 28/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuyên bố tổ chức này sẽ hỗ trợ Ankara khắc phục hậu quả của trận động đất kinh hoàng trên. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cần tới sự hỗ trợ hơn nữa của cộng đồng quốc tế.
Istanbul đánh giá mức độ an toàn của các tòa nhà sau động đất Chính quyền Istanbul đang tiến hành đánh giá mức độ an toàn của các tòa nhà, trong bối cảnh người dân tại thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng về nơi cư trú sau thảm họa động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 44.000 người ở nước này. Cảnh đổ nát sau động đất tại Adiyaman, Thổ Nhĩ...