LHQ chuẩn bị thông qua hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế
Trong ngày 19/6, Liên hợp quốc (LHQ) dự kiến thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới bảo vệ các vùng biển quốc tế.
Đây là hiệp ước về môi trường mang tính lịch sử với mục đích bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với nhân loại.
Trong ngày 19/6, Liên hợp quốc dự kiến thông qua hiệp ước quốc tế đầu tiên trên thế giới bảo vệ các vùng biển quốc tế. Ảnh minh họa: AFP
Văn bản của hiệp ước đã được các bên thống nhất vào tháng 3 vừa qua, sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức. Hiệp ước sẽ là cơ sở pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế, chiếm hơn 60% diện tích các đại dương trên thế giới.
Trao đổi với báo giới, bà Liz Karan thuộc tổ chức phi chính phủ Pew Charitable Trusts đánh giá việc LHQ thông qua hiệp ước bảo vệ biển sẽ là “một thành tựu to lớn… và thực sự tạo ra con đường cho các bước đi tiếp theo”.
Hiện nay, các nhà khoa học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của các đại dương đối với sự sống con người. Đây là nơi tạo ra hầu hết lượng khí oxy mà con người hít thở hằng ngày, đồng thời giúp hạn chế biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ khí thải CO2. Ngoài ra, đại dương còn là “ngôi nhà” của các khu vực đa dạng sinh học, với các loài sinh vật có kích thước vi mô. Trên tạp chí The Lancet, một nhóm nhà khoa học đã nhấn mạnh rằng: “Các đại dương trong lành, từ vùng nước ven biển đến vùng biển cả và vùng đáy biển sâu, là không thể thiếu đối với sức khỏe, sự an lành và sự sống còn của con người”.
Hiện tại, hầu hết các khu vực biển được bảo vệ đều nằm trong lãnh hải của các nước thành viên Liên hợp quốc. Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn đo bằng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở. Hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ. Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu. Văn kiện này cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào năm 2030, còn biết đến với tên gọi sáng kiến 30×30, được các nước thông qua tại Hội nghị các bên tham gia Công ước a dạng sinh học lần thứ 15 diễn ra tại Montreal (Canada) tháng 12/2022.
Video đang HOT
Hiệp ước cũng thiết lập các nguyên tắc chia sẻ lợi ích của “nguồn gene biển” (MGR) được thu thập qua nghiên cứu khoa học ở vùng biển quốc tế. Đây là một điểm mấu chốt gần như đã khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ vào phút cuối hồi tháng 3 vừa qua.
Giới quan sát nhận định hiệp ước trên sẽ không khó để nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 60 quốc gia thành viên LHQ. Mặc dù hiệp ước là một bước tiến lớn trong việc thiết lập quản lý các vùng biển quốc tế, song còn nhiều vấn đề phải thảo luận liên quan việc thực thi hiệp ước này.
Đối mặt khủng hoảng nước do El Nino, Malaysia làm mưa nhân tạo tại 2 con đập then chốt
Mục đích cuối cùng trong việc sử dụng công nghệ này là lấp đầy nước ở hai con đập quan trọng trên đảo Penang, giảm thiểu tác động của hiện tượng El Nino đầu tiên quay lại thế giới sau 4 năm.
Khung cảnh người dân chờ lấy nước do thiếu nước sinh hoạt tại Malaysia. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), do sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết nóng ẩm có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn dự trữ nước, chính quyền liên bang Malaysia đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn với các địa phương để ứng phó với nguy cơ thiếu nước tiềm ẩn trên toàn quốc.
Bắt đầu từ tháng 6, El Nino - một hiện tượng có tính chu kỳ đang trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, với lượng mưa giảm và lượng nước tiêu thụ tăng lên - bắt đầu tấn công Malaysia và dự kiến mạnh hơn vào tháng 11.
Hiện tượng thời tiết này có thể kéo dài sang tháng 4 năm sau. Trong một tuyên bố trước quốc hội gần đây, Bộ trưởng Môi trường Malaysia Nik Nazmi Nik Ahmad cảnh báo lượng mưa sẽ giảm 20-40% vào cuối năm và nhiệt độ dự kiến tăng từ 0,5 đến 1 độ C.
Do không muốn mạo hiểm đợi đến tháng 11 mới hành động, Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Malaysia ngày 12/6 đã phát động chiến dịch tạo mây kéo dài hai ngày ở khu vực phía Bắc của đảo Penang, điều chỉnh các đám mây để tăng khả năng có mưa bằng cách rải thêm các hạt nhỏ giống như băng vào mây.
Mục đích cuối cùng của công nghệ này là giảm thiểu mực nước rút ở hai con đập trên đảo Penang, một địa điểm quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước vốn cần sử dụng một lượng lớn nước.
Cũng trong một tuyên bố ngày 12/6, Armizan Ali - quan chức giám sát các hoạt động tạo mây của chính phủ - cho biết mức độ thành công của công nghệ làm mưa nhân tạo phụ thuộc vào độ ẩm, sự hiện diện của các đám mây tích và tốc độ gió thấp để đảm bảo đạt được lượng mưa mong muốn ở các khu vực được chỉ định.
Theo yêu cầu của chính quyền Penang, đây là lần thứ 2 khu vực này được ứng dụng công nghệ làm mưa nhân tạo. Trước đó, đợt tạo mưa đầu tiên vào tháng 5 đã giúp nâng mực nước tại đập Air Itam lên 48,6% tổng mực nước so với tỷ lệ 47% hồi tuần trước.
Zairil Khir Johari, một thành viên của Hội đồng điều hành bang Penang, cho biết cần phải giải quyết những thách thức kép về lượng mưa thấp trong khi mức tiêu thụ nước đang ngày một cao hơn.
Trong 5 tháng đầu năm nay, hai con đập tại Penang nhận được lượng mưa ít hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tiêu thụ đạt 876 triệu lít/ngày trong quý đầu tiên, cao hơn nhiều so với mức 868 triệu lít được sử dụng trong các ngày giai đoạn tháng 4-tháng 12/2022.
Ngành công nghiệp bán dẫn đang rất chú tâm theo sát tình hình, đặc biệt là các công ty lớn trên toàn cầu như Tập đoàn Intel của Mỹ đang có các nhà máy ở Penang.
"Ngành này cần đủ nước để vận hành các nhà máy," Wong Siew Hai, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Malaysia, cho biết.
Theo bà Ili Nadiah Dzulfakar - Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Klima Action Malaysia về biến đổi khí hậu, các ngành liênquan như ngành cấp nước và các cơ quan chính phủ như bộ thủy lợi và thoát nước đã vạch ra các kế hoạch để giải quyết các vấn đề thiếu nước do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bà khuyến cáo những nỗ lực này cần được hợp nhất thành một kế hoạch hành động quốc gia.
"Chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước... rõ ràng là biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay bây giờ và điều này càng làm trầm trọng thêm những hậu quả do El Nino mang lại", bà Ili Nadiah Dzulfakar giải thích.
Ngay từ tháng trước, các chuyên gia và chính phủ khắp châu Á đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu nước có thể xảy ra nếu không có biện pháp nào để tăng nguồn cung cấp, sau khi khu vực này trải qua "tháng 4 nóng nhất" từ trước đến nay. Nhiệt độ kỷ lục càn quét châu Á, với chỉ số nhiệt chạm ngưỡng 50 độ C ghi nhận ở một số vùng của Thái Lan.
Nhưng sự xuất hiện của El Nino chỉ là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nắng nóng và khô hạn kỷ lục. Các nhà khoa học nói rằng lượng khí thải nhà kính toàn cầu gia tăng do các hoạt động của con người gây ra đã làm nghiêm trọng thêm tác động của hiện tượng thời tiết thông thường, dẫn đến năng suất cây trồng thấp hơn và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn trên diện rộng.
Theo Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Nước Quốc gia Charles Santiago, mực nước tại hơn 70 đập của Malaysia đã gần đạt đến tổng lượng trữ nước, nhưng không có gì đảm bảo rằng đất nước này sẽ không tránh được một cuộc khủng hoảng nước trong tương lai.
Số người thiệt mạng trong vụ lật tàu ngoài khơi Hy Lạp tiếp tục tăng Theo thông tin mới nhất được giới chức Hy Lạp cập nhật ngày 14/6, có ít nhất 78 người thiệt mạng và vẫn còn hàng chục người mất tích trong vụ tàu đánh cá chở người di cư bị lật và chìm ở vùng biển của nước này. Nhân viên y tế chuyển người may mắn sống sót sau vụ lật tàu ngoài...