LHQ chưa có thông báo nào tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên đẩy lùi COVID-19
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định thông tin Liên Hợp Quốc tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên đẩy lùi COVID-19 là không chính xác.
Mạng xã hội mới đây lan truyền thông tin HĐBA Liên Hợp Quốc trong chương trình nghị sự hôm 24/4 dành 30 phút để tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới ngăn chặn, đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên VTC News, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng bác thông tin này.
“ Đây là tin giả. Không hề có chuyện này“, bà Hằng cho hay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận thế giới vẫn đang nhìn nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có sách lược ứng phó đúng đắn với dịch COVID-19.
Video đang HOT
“Việt Nam cho thấy sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ trong việc thực thi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO Takeshi Kasai nói trong cuộc họp báo hôm 21/4.
Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 15/4, Tiến sĩ John MacArthur, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) khu vực Đông Nam Á khẳng định, Việt Nam phòng chống dịch với quyết tâm chính trị ở mức cao nhất từ rất sớm. Cam kết này xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.
Cũng theo ông MacArthur, Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia ở các tổ chức khác nhau như CDC, WHO và học giả quốc tế, đồng thời đưa ra các hướng dẫn dựa trên thực tiễn.
Việt Nam xem xét các khuyến nghị từ các chuyên gia quốc tế và áp dụng những khuyến cáo phù hợp với tình hình dịch bệnh trong nước.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Barbara Marston, người đứng đầu nhóm công tác quốc tế đối phó với COVID-19 của CDC tin rằng, phản ứng phòng chống mạnh mẽ dịch bệnh là một trong những yếu tố giúp số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam ở mức thấp.
Truyền thông thế giới nhiều tuần qua cũng dành nhiều lời khen cho chiến lược chống dịch hiệu quả của Việt Nam.
Reuters đánh giá Việt Nam là một trong những nước thực hiện sàng lọc với tỉ lệ số xét nghiệm trên tổng số ca nhiễm cao nhất thế giới. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cũng được coi là hiệu quả.
Tờ Asean Post cho rằng các nước khác trong ASEAN và phần còn lại của thế giới có thể rút ra bài học từ cách phản ứng mau lẹ và dứt khoát của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Tờ báo nhấn mạnh Việt Nam chiến thắng trong “cuộc chiến chống COVID-19″ nhờ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kịp thời để theo dõi, cách ly người nhiễm bệnh và những người mà họ tiếp xúc.
The Strategist bình luận kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy bằng cách tập trung đánh giá sớm các rủi ro, giao lưu và hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và công dân, một quốc gia với nguồn lực hạn chế vẫn có thể đối phó với đại dịch
Tính tới hiện tại, Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 224 người đã khỏi bệnh, đủ điều kiện xuất viện. Cả nước chỉ còn 44 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại 7 cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.
SONG HY
Việt Nam theo sát tình hình phức tạp ở vùng biển một số nước ASEAN
Là quốc gia ở Biển Đông và thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình vùng biển của một số nước ASEAN.
Ngày 21/4/2020, trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Là quốc gia ở Biển Đông và thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình.
Việt Nam chân thành mong muốn quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 được tôn trọng; các bên liên quan phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, khu vực và trên thế giới".
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng.
Tình hình vùng biển của một số nước ASEAN đặc biệt là khu vực Biển Đông gần đây đang trở nên phức tạp trước hàng loạt động thái leo thang căng thẳng của Trung Quốc.
Hôm 19/4, Trung Quốc tuyên bố cái mà Bắc Kinh gọi là "tên tiêu chuẩn" cho 25 đảo và bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông. Tờ Hoàn cầu Thời báo cho biết cùng với việc "đặt tên", Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Trung Quốc còn công bố kinh độ và vĩ độ của những thực thể này.
Từ các kinh độ và vĩ độ mà Trung Quốc công bố có thể thấy, trong các đảo và bãi đá vừa gắn cái mà Bắc Kinh gọi là "tên tiêu chuẩn" có các thực thể nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Động thái này của Trung Quốc diễn ra không lâu sau khi Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố thành lập 2 huyện hành chính quản lý Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Trong tuyên bố đưa ra hôm 18/4, Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi bắt nạt trên Biển Đông, đồng thời bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Bắc Kinh tại vùng biển này.
SONG HY
Bộ Quốc phòng Mỹ phản đối hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá VN ở Hoàng Sa Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9/4 đã ra tuyên bố phản đối việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. "Bộ Quốc phòng Mỹ đặc biệt quan ngại về thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam trong khu vực quần...