LHQ cho tòa án xử Khmer Đỏ vay 2 triệu USD
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 1/4 thông báo cho tòa án Campuchia xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ vay 2 triệu USD để trả lương nợ các nhân viên mấy tháng qua.
Văn phòng Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia, được LHQ hậu thuẫn, thông báo, khoản vay 2 triệu USD sẽ được dùng để trả lương từ tháng 2 đến tháng 4 cho các nhân viên người Campuchia phục vụ phiên tòa. Nhân viên người nước ngoài được trả lương từ nguồn ngân sách riêng.
Những người làm công tác dịch thuật phục vụ tòa án đình công hồi đầu tháng 3 vì bị nợ lương. Sau đó, họ đồng ý trở lại làm việc sau khi được trả lương tháng 12/2012.
Lương của 280 nhân viên Campuchia, bao gồm 30 dịch thuật viên, bị nợ vì các nước hứa tài trợ cho tòa án (thành lập năm 2005) không góp tiền đúng hạn.
Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ ngày 19/10/2011 (Ảnh: Nhet Sok Heng)
Tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ có nhiệm vụ đòi công lý cho các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ giai đoạn 1975-1979, khi khoảng 1,7 triệu người Campuchia thiệt mạng vì bị cưỡng bức lao động, chết đói, không được chữa bệnh và bị hành hình.
Đến nay, tòa án mới chỉ kết án được một người. Cai ngục khét tiếng Kaing Guek Eav bị kết án tù chung thân. Cựu ngoại trưởng Khmer Đỏ Ieng Sary chết đầu tháng 3 ở tuổi 87, trước khi bị đưa ra xét xử.
Hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là Nuon Chea, 86 tuổi, và Khieu Samphan, 81 tuổi, sẽ phải hầu tòa.
Theo 24h
Video đang HOT
Những cột mốc trong cuộc đời cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk
Cựu vương Norodom Sihanouk - Ảnh: AFP
Cựu vương Norodom Sihanouk, người từ trần vào hôm nay, 15.10, đã đóng vai trò chính trong lịch sử đầy biến động của Campuchia trong thế kỷ 20, vốn đánh dấu bằng các cuộc đảo chính, chiến tranh, diệt chủng và hòa bình.
Dưới đây là một số sự kiện chính thay đổi Campuchia trong cuộc đời của ông Sihanouk, theo hãng tin AFP.
1922: - Ngày 31.10: Hoàng tử Norodom Sihanouk ra đời.
1941: - Ngày 25.4: Người Pháp đưa Sihanouk lên ngôi vì tưởng rằng sẽ dễ dàng sai khiến được ông.
1953: - Ngày 9.11: Pháp trao trả độc lập cho Campuchia, đánh dấu một chiến thắng cho Sihanouk.
1955: - Ngày 2.3: Sihanouk thoái vị và nhường ngôi cho người cha Norodom Suramarit để theo đuổi sự nghiệp chính trị. Ông nhiều lần trở thành thủ tướng Campuchia trong các năm sau đó.
1960: - Ngày 3.4: Sihanouk được bầu làm Quốc trưởng sau cái chết của người cha.
1970: - Ngày 18.3: Sihanouk bị tướng Lon Nol (được sự hậu thuẫn của người Mỹ) truất phế. Sống lưu vong tại Trung Quốc, Sihanouk đã đứng về phía Khmer Đỏ và thúc giục người Campuchia gia nhập phong trào du kích chống lại chế độ mới do Lon Nol thiết lập.
1975: - Ngày 17.4: Khmer Đỏ, do Pol Pot lãnh đạo, tiến vào Phnom Penh, khởi đầu một giai đoạn cầm quyền khủng bố khiến hai triệu người chết vì đói, lao lực hoặc bị xử tử.
- Ngày 9.11: Sihanouk quay trở lại làm Quốc trưởng song từ chức sau đó ít tháng và bị Khmer Đỏ quản thúc tại gia.
1979: - Ngày 6.1: Sihanouk được đưa đến Bắc Kinh (Trung Quốc).
1982: - Ngày 22.6: Khi đang sống lưu vong, Sihanouk nhận chức Chủ tịch Chính phủ liên minh Dân chủ Campuchia, vốn bao gồm đảng FUNCINPEC do Sihanouk mới thành lập và Khmer Đỏ.
1985: - Ngày 14.1: Hun Sen được bổ nhiệm làm thủ tướng Campuchia.
1991: - Ngày 23.10: Hiệp định Paris được ký kết, giao cho Liên Hiệp Quốc quyền giám sát lệnh ngừng bắn và các cuộc bầu cử dân chủ.
- Ngày 14.11: Sihanouk trở về Campuchia sau gần 13 năm sống lưu vong.
1993: - Ngày 23.5: Các cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc bảo trợ được tổ chức và đảng bảo hoàng FUNCINPEC nhận được 47% số phiếu, xếp trên đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen.
- Ngày 24.9: Sihanouk trở lại ngai vàng, theo bản hiến pháp mới chuyển đổi đất nước thành nền quân chủ lập hiến.
- Tháng 10: Sihanouk đến Bắc Kinh trị bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch.
1998: - Ngày 15.4: Thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot qua đời.
Thủ tướng Hun Sen và Quốc vương Norodom Sihamoni (phải) nức nở ôm nhau tại sân bay trước khi khởi hành đến Bắc Kinh rước di thể cựu vương Norodom Sihanouk - Ảnh: AFP
2001: - Ngày 10.8: Sihanouk công bố đạo luật thành lập phiên tòa do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để xét xử các thủ lĩnh Khmer Đỏ.
2004: - Ngày 7.10: Sihanouk bất ngờ thoái vị, viện dẫn đến lý do sức khỏe và ước nguyện bảo đảm chuyển giao ngai vàng một cách êm thắm.
- Ngày 14.10: Người con trai Norodom Sihamoni được phong làm tân vương.
2005: Tháng 5: Sihanouk viết trên website của ông rằng bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông đã di căn sang bao tử.
2009: - Ngày 22.6: Sihanouk thông báo trên website rằng ông đã điều trị thành công căn bệnh ung thư thứ ba.
- Ngày 2.10: Sihanouk thổ lộ ông đã sống quá lâu và muốn lìa trần. "Tuổi thọ kéo dài như một gánh nặng mà tôi không thể mang nổi", Sihanouk viết trên website.
2011: - Ngày 30.10: Trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày trở về nước từ cuộc sống lưu vong, Sihanouk thề sẽ không rời Campuchia thêm lần nào nữa bất chấp các vấn đề sức khỏe.
2012: - Ngày 19.1: Sihanouk trở lại Bắc Kinh để điều trị.
- Ngày 15.10: Sihanouk từ trần ở Bắc Kinh.
Theo TNO
Sức mạnh 'xe tăng bay' Việt Nam khiến Khmer đỏ khiếp vía Trong chiến dịch bảo vệ biên giới năm 1979, Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ loại trực thăng vũ trang đáng gờm nhất thời đó khiến quân Khmer đỏ khiếp đảm. Mil Mi-24 là loại trực thăng vũ trang kiêm chở quân và không có đối thủ tương tự được chế tạo ở các nước NATO. Mi-24 được xem là loại...